Làng mộc Kim Bồng – điểm dừng chân của nhiều du khách.
Nổi lên giữa một gò đất lớn, ở vị trí giữa dòng sông Thu Bồn đổ vào từ Cửa Đại, làng mộc Kim Bồng Hội An đã xây dựng và phát triển từ bao đời nay. Nơi đó, những người nghệ nhân đã thổi hồn vào gỗ, tạo ra những sản phẩm tinh tế, điêu luyện. 1 ngày tìm đến với làng mộc, du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về làng nghề truyền thống này, cùng với đó là những trải nghiệm thú vị, hay ho.
MỤC LỤC
Giới thiệu về làng mộc Kim Bồng Hội An
Làng mộc Kim Bồng Hội An ở đâu?
Làng Kim Bồng, hay còn gọi là Kim Bồng Châu, là một làng nghề thủ công nổi tiếng mang tên làng Mộc Kim Bồng, nằm ở đường Nông Thôn, Thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nó nằm ngay ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đối diện với làng mộc đó chính là phố cổ Hội An. Đó cũng là điều kiện thuận lợi trong việc thông thương hàng hóa bằng đường thủy.
Làng Kim Bồng có vị trí đặc biệt dễ tìm.
Lịch sự hình thành làng mộc Kim Bồng Hội An
Làng mộc Kim Bồng ngày xưa
Theo những tài liệu sử sach, tổ tiên của làng mộc Kim Bồng, đã từ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh di cư vào Quảng Nam làm ăn và sinh sống. Họ là những người đầu tiên manh nha cho ngành gõ, thông qua việc tự tạo nên những ngôi nhà tranh, tre cho đến các khung gỗ thông thường. Rồi từ đó, nghề mộc được khởi tạo và phát triển hơn, khi họ đã sáng tạo thêm nhiều thứ khác như các tiện nghi đồ gỗ, ghe, thuyền.
Tuy vậy, đến cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 mới thực sự là giai đoạn hoàng kim của làng môc Kim Bồng. Bởi lúc đó, Hội An nhờ những vị trí thuận lợi, là cửa ngỏ ra vào của các tỉnh và biển Đông, hầu như các tàu buôn của nước ngoài đều đến đây neo đâu. Từ đó, Hội An nhanh chóng phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một đô thi thịnh vượng ở xứ Đàng Trong.
Làng mộc Kim Bồng có một thời gian phát triển cực thịnh vào thế kỷ 17.
Quá trình đô thị hóa ở Hội An đã bắt buộc các làng nghề phải vận động nhiều hơn nữa, để kịp đáp ứng các nhu cầu của các dân buôn lúc bấy giờ. Cùng với làng gốm Thanh Hà, nghề Yến Thanh Châu, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển gắn liền với sự hình thành của các công trình kiến trúc đô thị, chùa chiền, ghe thuyền, đồ mộc dân dụng.
Từ đó, làng mộc Kim Bồng Hội An không chỉ có đóng góp đối với thời kỳ phát triển rực rỡ của cảng thị mà còn để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật ở các di tích tại Hội An và cả Đà Nẵng, Huế. Từ một làng nghề chỉ với vài người chủ chốt, nhờ nét văn hóa cha truyền con nối, đã đưa các sản phẩm của làng mộc đi đến nhiều tỉnh thành trong cả nước và đi theo các thuyền buôn vượt đại dương đến với các đất nước xa xôi khác. Khi đến du lịch Đà Nẵng, bạn sẽ thấy đô thị cổ Hội An có sự phản ảnh thời kỳ phát triển cực thịnh của làng mộc Kim Bồng.
Làng mộc Kim Mộc ngày nay
Hiện nay, dù Hội An đã thôi sầm uất hơn, trở về với không gian bình yên, là điểm đến tham quan của khách du lịch, nhưng các hoạt động chạm khắc gỗ, đóng đồ gỗ tại làng mộc Kim Bồng vẫn luôn âm thầm diễn ra. Không chỉ cung cấp các mặt hàng gỗ trang trí, dân dụng mà làng mộc còn có các nghệ nhân đóng tàu, thuyền với tải trọng lên đến 20 tấn. Đặc biệt, làng mộc Kim Bồng cũng đóng góp rất lớn trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích của phố cổ, góp phần đưa Hội An trở thành điểm sáng của du lịch miền Trung.
Làng mộc Kim Bồng nay đã trở thành điểm tham quan cho du khách.
Dù đã có thời kỳ làng gốm bị mai một, bởi sự tàn phá của chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, song nhờ sự nhiệt huyết, đam mê với nghề mà làng mộc nay vẫn còn được trụ lại. Đến làng Kim Bồng vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, du khách đều có thể được nghe được tiếng búa, gỗ va vào nhau.
>>> Điểm đến độc đáo và ấn tượng không kém: Làng gốm Thanh Hà Hội An
Một số thông tin về làng mộc Kim Bồng Hội An
Làng mộc Kim Bồng Hội An mấy giờ mở cửa?
Làng mộc Kim Bồng Hội An mở cửa mỗi ngày từ thứ hai cho đến chủ nhật, hoạt động từ sáng cho đến tối.
Giá vé tham quan làng mộc Kim Bồng Hội An
Hiện nay, làng mộc Kim Bồng mở cửa cho du khách tham quan miễn phí. Ngoài ra, nếu bạn muốn có một chuyến đi có hướng dẫn viên thì có thể đặt tour Hội An 1 ngày trọn gói. Tour không chỉ đưa bạn đến tham quan làng mộc Kim Bồng mà còn đi nhiều điểm khác như làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà,…
Cách di chuyển đến làng mộc Kim Mộc Hội An
Vì nằm ngay đối diện với khu vực phố cổ, nên rất dễ để du khách đến đây tham quan. Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn có thể cân nhắc chọn phương tiện nào cũng được. Ngoài xe máy thì đi thuyền cũng là một trải nghiệm mới lạ và thú vị.
Đi làng mộc Kim Bồng bằng đò
Để tìm đến vị trí của làng mộc Kim Bồng, Hội An, du khách chỉ mất khoảng 10 phút để di chuyển từ bến đò phố cổ về phía Nam, theo hướng đường Bạch Đằng ven sông rồi đi theo tuyến đò Hội An – Cẩm Kim. Sau đó, khi đã tới bạn chịu khó đi bộ thêm một đường nữa, sẽ thấy hiện ra trước mắt là làng mộc Kim Bồng.
Đi làng mộc Kim Bồng bằng xe máy
Bên cạnh phương tiện là đò, các bạn có thể thuê một chiếc xe máy, chẳng thẳng qua cầu Cẩm Kim dài tầm 600m, tiếp tục đi theo hướng đó sau đi quẹo trái tổng cộng đoạn đường là 3km sẽ tới làng mộc. Đây cũng là phương tiện chính được mọi người lựa chọn, vừa giá rẻ mà lại có cơ hội ngắm vẻ đẹp thanh bình của làng quê Hội An.
Cầu Cẩm Kim mới vừa được thông xe phục vụ người dân qua lại.
Điều tạo nên sự khác biệt của làng Mộc Kim Bồng Hội An
Là một làng nghề có lịch sử lên đến hàng trăm năm, manh nha từ thế kỷ thứ 16, làng Mộc Kim Bồng cho đến giờ vẫn mang trong một một nét đặc trưng nghệ thuật khó thể nào có được. Mộc Kim Bồng, tuy mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng ẩn sâu trong đó là sự tinh tế, ai cũng có thể cảm nhận được.
Điều đã tạo nên chất lượng cho các sản phẩm gỗ của làng mộc Kim Bồng, ấy chính là ở chất liệu gỗ bền bỉ với màu nâu óng ả được tô nhuộm bởi sắc màu của thời gian. Chính điều ấy đã tạo ra những mảng gỗ với các góc màu sắc khác nhau, có lúc sang trọng có lúc lại mộc mạc vô cùng. Cùng với bàn tay nhuần nhuyễn, khéo léo của những người nghệ nhân, đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đầy tự nhiên và mê hoặc.
Từ những bức tranh điêu khắc hoành tráng.
Thêm một điều ấn tượng trong các sản phẩm gỗ của làng mộc Kim Bồng Hội An, đó là hình ảnh những con trâu, con lợn đã được tạc trên những đồ mỹ nghệ cho đến chiếc đĩa chạm hình lũy tre, thiếu nữ với tà áo dài. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm đến từ làng Mộc Kim Bồng, mà còn tạo ra sự hấp dẫn, tò mò đối với du khách.
Cho đến các sản phẩm một với kích thước nhỏ nhưng cực kỳ tỉ mỉ.
Đến thăm làng mộc Kim Bồng Hội An nên trải nghiệm điều gì thú vị?
Tham quan làng mộc Kim Bồng – làng nghề hơn 500 tuổi ở Hội An
Ngay khi bước chân vào làng Kim Bồng, điều mà bạn sẽ nghe thấy đầu tiên đó chính là những tiếng gỗ lẽo đẻo, tiếng đục và cả tiếng leng keng nghe rất rộn ràng. Tấ cả những âm thanh đó cũng đã một phần mô tả được cái đặc trưng của làng mộc, cái nghề đã gắn liền với rất nhiều người dân nơi đây.
Làng mộc Kim Bồng vẫn có sức hút với những người đam mê với nghề.
Đi tham quan một vòng làng mộc Kim Bồng, bạn sẽ thấy ngay phía Tây của làng nghề đó là đồ mỹ nghệ, còn phía Đông là khu vực đóng tàu thuyền. Đa phần các sản phẩm gỗ dân dụng, gỗ mỹ nghệ trưng bày tại Hội An đều là do làng Kim Bồng làm ra. Các tàu thuyền đậu trên bến sông Hội An cũng được đóng bởi bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
Tìm hiểu quy trình làm ra một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh
Đến với làng mộc Kim Bồng Hội An, cũng chính là dịp để du khách có thể có những cái nhìn chân thực, sinh động hơn về nghề mộc. Ấn tượng nhất chính là được trực tiếp các công đoạn sản xuất ra một đồ gỗ. Và để tạo ra một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh, phải đòi hỏi nhiều công đoạn khác nhau. Người tạo phần xác, người tạo phần hồn để mỗi sản phẩm gỗ không chỉ có tính hữu dụng mà còn phải tinh tế, đẹp mắt.
Hơn hết đó là được một lần nhìn ngắm các nghệ nhân trong một đôi tay tài hoa, đầy nghệ thuật, cần mẫn khoan khoan đục đục để cố gắng trau chuốt cho sản phẩm trở nên tinh xảo, có giá vị văn hóa hơn.
Những người đã thổi hồn vào gỗ.
Các sản phẩm chủ yếu tại đây gồm có chim công múa, bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng, các đức thánh và cả những vật dụng trong gia đình như bàn, ghế, tủ thờ,…Bên cạnh đó, các nghệ nhân ở đây còn chuyên về xây dựng chùa chiền, hội quán, đình làng, nhà thờ, nội ngoại thất hay tất cả những gì liên quan đến đồ gỗ. Đặc biệt, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy những họa tiết, hoa văn được chạm trổ lên mỗi sản phẩm đều phần nào phản ánh được nét văn hóa truyền thống của con người Hội An.
Chiêm ngưỡng những hiện vật đặc sắc
Sau khi đắm chìm trong quy trình điêu khắc gỗ điêu luyện của những nghề nhân, du khách sẽ mau chóng bị cuốn hút bởi những tác phẩm vô cùng đặc sắc. Điển hình như chiếc đinh hương, được chạm khắc 1000 con rồng bằng hình cây tre hóa hay chùa Cầu.
Các tác phẩm rồng bay phượng múa.
Mua các sản phẩm gỗ đem về làm quà
Với một làng nghề trăm năm như làng mộc Kim Bồng Hội An thì điều ý nghĩa nhất không chỉ là trực tiếp đến mục sở thị quy trình sáng tạo của người dân, mà còn là một vài thứ đồ kỷ niệm mang về làm quà. Nếu trước đây, nghề chính của làng Kim Bồng đó là nghề đóng ghe tàu, dựng nhà, thì giờ đây chủ yếu là các mặt hàng mỹ nghệ, câu đối, đồ thờ, các bức phù điêu, tượng trang trí,vv… Tất cả đều dùng để phục vụ cho du lịch. Bạn có thể chọn mua một vài thứ để làm kỷ niệm trong chuyến du lịch Hội An của mình.
Tìm hiểu về cuộc sống của người dân làng mộc Kim Bồng
Không chỉ tạo ra những sản phẩm gỗ mang tính thẩm mỹ cao, người dân làng Kim Bồng còn tự tạo cho riêng mình một không gian làng nghề độc đáo. Cha truyền con nối, cứ thế hết thế hệ này đến thế hệ khác, vẫn lưu truyền và giữ vững cái nghề mộc lắm gian truân mà cũng đầy thú vui này. Hầu như những người quyết tâm ở lại, đều là những người nghệ nhân có tâm, có niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn hết đó là một tâm huyết muốn gìn giữ và phát triển chúng hơn nữa.
Lễ giỗ nghề mộc vẫn diễn ra mỗi năm.
Những trải nghiệm khác tại làng mộc Kim Bồng Hội An
Sau khi đã có một khoảng thời gian ý nghĩa tại làng nghề, du khách có thể đạp xe dạo quanh đó, thăm thú cuộc sống của người dân cũng như tham quan nhà thợ tộc. Đặc biệt là cơ hội được ngắm nhìn, tìm hiểu về quy trình đan tre, dệt chiếu và tráng bánh.
Ở làng mộc Kim Bồng Hội An ăn gì ngon?
Vì làng mộc Kim Bồng không xa phố cổ, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, nên các bạn có thể kết hợp tham quan làng mộc trước, sau đó thì di chuyển về phố cổ để đi dạo và ăn uống.
Tại Hội An, có rất nhiều các đặc sản được giới thiệu đến với du khách, và danh sách các món ăn ngon Hội An không thể không nhắc đến cao lầu, cơm gà, bánh mì Phượng, bánh đập hến xào,… và vô vàn những món ăn vặt khác như kẹo chỉ, kem ống, bánh khoai nướng tất cả đã tạo nên cho phố cổ một không gian ẩm thực độc đáo, dân dã.
>>> Nơi minh chứng cho 1 thời phồn vinh của Phố Hội: Bảo Tàng Gốm Sứ Hội An
Các sản phẩm làng mộc Kim Bồng Hội An ngày nay tuy ít được bày bán ở đâu, nhưng những người yêu thích nghệ thuật, thích đồ gỗ đều tìm đến đây để tham khảo và mua cho mình một sản phẩm ưng ý. Và nếu có thời gian, đi dạo một vòng khắp phố cổ, bạn sẽ thấy được dấu vết của một làng nghề đã từng phát triển rất thịnh vượng, nghề mộc Kim Bồng.
Đăng bởi: Lê Tâmm Huyềnn