Quá trình mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. Niềm mong ước lớn nhất của người mẹ là sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Trong khi mang thai, có những vấn đề cần quan tâm như: sẩy thai, sinh non, hội chứng cao huyết áp hay đái tháo đường thai kỳ…. Dưới đây là bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai, các mẹ hãy nắm những kiến thức đúng để quản lý sức khỏe thật tốt nhé.
Đa ối
Như đã nói ở phần trên, thông thường, thai nhi sẽ nuốt nước ối thải qua cơ thể giống như cơ chế đi tiểu. Đây là cách em bé kiểm soát lượng nước ối quanh mình. Nhưng khi em bé không nuốt nước ối, lượng ối xung quanh có thể tăng nhanh chóng. Và khi lượng ối vượt qua mức 2 lít được gọi là đa ối. Với những trường hợp đa ối nghiêm trọng, lượng ối có thể tới 3 lít, nhiều gấp 3 lần so với chỉ số bình thường.
Đa ối thường gây nên các biểu hiện thai nghén như: khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phù chân, tĩnh mạch giãn.
Đa ối có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh lý của màng ối, của bánh nhau dây rốn, phù nhau thai, thai nhi to, do bệnh lý của mẹ như đái tháo đường, .. hoặc vô căn.
Điều trị
Vì đa ối làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi, nên theo dõi thai trước khi sinh bắt đầu sớm từ 32 tuần (đặc biệt nếu AFI ≥ 30 cm) và nên bao gồm test không căng thẳng ít nhất một lần/tuần. Tuy nhiên, giám sát như vậy đã không được chứng minh để làm giảm tỷ lệ tử vong của thai. Sinh con lúc khoảng 39 tuần được lên kế hoạch. Cách thức đẻ nên dựa trên chỉ dẫn sản khoa thông thường (ví dụ, phần ngôi).Giảm thể tích nước ối (ví dụ bằng cách rút nước ối) hoặc giảm sản xuất ối nên được xem xét chỉ khi chuyển dạ đẻ non xảy ra hoặc nếu đa ối gây triệu chứng nặng; tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy cách tiếp cận này cải thiện kết quả. Ngoài ra, không có sự đồng thuận về khối lượng và tốc độ rút dịch, mặc dù việc loại bỏ khoảng 1 L trong 20 phút được khuyến cáo.
Những rối loạn có thể góp phần gây ra chứng đa ối (ví dụ như tiểu đường ở người mẹ) cần được kiểm soát.

Đa ối
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù.
Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Tiền sản giật dễ xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi, bao gồm:
Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh của tiền sản giật. Tuy nhiên, có một số yếu tố sau đây có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện tiền sản giật:
Dự phòng tiền sản giật:

Tiền sản giật
Thiếu ối
Nước ối là dung dịch bao quanh thai nhi, đóng vai trò như một môi trường chất lỏng giúp bảo vệ thai nhi khỏi những va đập, sang chấn, nhiễm trùng; đồng thời nó cũng chứa nguồn dinh dưỡng phong phú cần thiết cho thai nhi. Nước ối trong là dấu hiệu thai nhi phát triển ổn định và tử cung người mẹ khỏe mạnh.
Trong điều kiện bình thường, thể tích nước ối ở từng giai đoạn thai kỳ như sau:
Việc thiếu nước ối ở phụ nữ mang thai sẽ không có nhiều biểu hiện rõ rệt, vì vậy bác sĩ thường căn cứ vào kết quả siêu âm để chẩn đoán tình trạng nước ối. Trong siêu âm có một chỉ số bắt buộc phải đo là chỉ số AFI hay chỉ số ối. Chỉ số ối trung bình đối với thai từ 16-41 tuần tuổi là 12-16.
Bà bầu bị thiếu ối nặng phải làm sao?
Bà bầu bị thiếu ối nặng cuối thai kỳ cần nhập viện điều trị ngay.
Tùy vào tình trạng cũng như mức độ thiếu ối trong từng giai đoạn thai kỳ, bác sĩ sẽ có những chỉ định và tư vấn khác nhau.
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ:
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ:

Thiếu ối
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Nhận biết dấu hiệu thai ngoài tử cung để kịp thời thăm khám và điều trị là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của sản phụ.
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.
Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu hoặc do dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng. Phụ nữ bị u nang buồng trứng, đã từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung của phụ nữ:
Cách điều trị thai ngoài tử cung:
Thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, có các phương pháp cơ bản để điều trị:
Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu. Nếu thai có kích thước lớn (thường là trên 3cm) sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thai phụ cần đi khám để được kiểm tra dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Để tránh gặp phải thai ngoài tử cung, bạn nên khám sàng lọc trước khi mang thai. Điều này giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai, giúp xác định những yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền, nhất là trường hợp bố mẹ đang mắc phải các bệnh lý sản phụ khoa, bệnh mãn tính, đã từng mang thai hoặc sinh ra con mắc dị tật bẩm sinh.

Thai ngoài tử cung
Hội chứng cao huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp thai kỳ, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai (PIH) là một bệnh lý thường xảy ra nhất trong thai kỳ. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ.
Định nghĩa tăng huyết áp trong thai kỳ dựa vào trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg và phân loại thành mức độ nhẹ (140-159/90-109 mmHg) hoặc nặng (≥ 160/110 mmHg).
Tăng huyết áp thai kỳ gồm các thể lâm sàng sau:
Phòng ngừa tăng huyết áp và tiền sản giật
Nguy cơ cao tiền sản giật bao gồm bất kỳ yếu tố sau:
Nguy cơ trung bình tiền sản giật gồm nhiều hơn một trong các yếu tố sau:
Bổ sung canxi (1,5-2 g/ngày đường uống) được khuyến cáo phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ với chế độ ăn nhập ít canxi (
Vitamin C và E không giảm nguy cơ tiền sản giật; ngược lại, chúng thường liên quan với cân nặng lúc sinh

Hội chứng cao huyết áp thai kỳ
Sẩy thai
Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây là vấn đề được các thai phụ đặc biệt quan tâm. Sảy thai có một số triệu chứng khá phổ biến như xuất huyết âm đạo, chuột rút… nhưng những triệu chứng này cũng gặp ở các bệnh khác trong thai kỳ nên rất khó xác định chính xác.
Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân và thường khó xác định rõ ràng, tuy nhiên đa phần không phải do lỗi của người mẹ. Người ta cho rằng hầu hết các trường hợp sảy thai là do bất thường nhiễm sắc thể, khi em bé có quá nhiều hoặc không đủ nhiễm sắc thể thì sẽ không thể phát triển đúng cách.Phần lớn trường hợp sảy thai không thể ngăn chặn được, nhưng người mẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm nguy cơ sảy thai, ví dụ: hạn chế uống rượu, hút thuốc và tránh sử dụng thuốc trong thời gian mang thai; giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh trước khi mang thai, ăn uống lành mạnh và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng,…
Khi có dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bằng cách siêu âm, nếu kết quả cho thấy sảy thai thực sự xảy ra, bạn sẽ được tư vấn về các lựa chọn xử lý thai đã mất. Thông thường, mô thai sẽ thoát ra một cách tự nhiên sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn cũng có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ thai nếu như không muốn chờ đợi.
Làm thế nào để phòng ngừa sảy thai?

Sẩy thai
Thai trứng
Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai. Trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ, dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai.
Chửa trứng chia làm 2 loại:
Chửa trứng cũng có thể được phân biệt dựa vào tính chất:
Cách điều trị chửa trứng:
Nạo hút thai trứng:
Phẫu thuật cắt tử cung dự phòng:
Theo dõi sau nạo trứng:

Thai trứng
Đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.
Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.
Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường,… là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Khi lượng insulin sản sinh không đủ sẽ dẫn đến đường trong máu tăng cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ:
Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi:
Bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi:
Cách phòng tránh đái tháo đường thai kỳ:
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường thai kỳ. Một số nguyên nhân như mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ được cho là có liên quan đến chứng bệnh này. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.

Đái tháo đường thai kỳ
Nhau bong non
Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, diễn tiến bệnh rất nhanh gây tử vong mẹ và con. Đây là trạng thái bánh nhau bong sớm một phần hay hoàn toàn trước khi thai được sinh ra ngoài. Nhau thai một khi đã bong ra khỏi thành tử cung có nghĩa là dòng máu nuôi dưỡng thai nhi cũng bị cắt đứt, lúc này cần đưa thai ra ngoài ngay. Triệu chứng nhau bong non thường gặp bao gồm: đau bụng đột ngột, dữ dội, bụng cứng như gỗ, ra máu âm đạo loãng, sẫm màu, mẹ có thể choáng, tim thai bất thường. Bất cứ tác nhân nào phá vỡ các mạch máu của bánh rau bám vào thành tử cung đều là nguyên nhân nhau bong non. Biến chứng nhau bong non bao gồm: choáng do mất máu, chảy máu do giảm sinh sợi huyết, suy thận cấp, sinh non, tử vong mẹ và con.
Tỷ lệ mắc bệnh nhau bong non trong thai kỳ khoảng từ 0,6-1%. Nhau bong non là nguyên nhân của 10-15% trường hợp tử vong con trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhau bong non được chia làm các mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nặng của biểu hiện trên lâm sàng ở cả mẹ và con.
Nguyên nhân nhau bong non chưa được biết chính xác. Bất cứ nguyên nhân nào làm vỡ mạch máu bánh nhau bám vào thành tử cung đều có thể dẫn đến nhau bong non. Khi các mạch máu bị đứt, máu chảy tạo thành huyết khối giữa bánh nhau và thành tử cung, gây bóc tách bánh nhau, tạo ra nhiều tổn thương do thiếu máu ở tử cung. Khối máu tụ lớn dần lên thì bánh nhau cũng được tách khỏi thành tử cung nhiều hơn. Khối máu tụ có thể nặng từ 500-1500 gram. Trong các trường hợp nặng, tổn thương có thể lan tỏa tới các cơ quan khác như vòi trứng, buồng trứng, thận, gan, tụy,…
Bệnh lý, chấn thương từ bên ngoài, bất thường về bánh nhau, tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong khi mang thai, nước ối vỡ nhanh đều có thể là nguyên nhân nhau bong non. Một số trường hợp gây nhau bong non như:
Phòng ngừa bệnh Nhau bong non:
Các nhân viên y tế và bệnh nhân cần có các cách phòng ngừa làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhau bong non cũng như giảm nhẹ biến chứng của nó:

Nhau bong non
Sinh non, doạ sinh non
Sinh non là cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh thiếu tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, dự phòng và điều trị đẻ non – dọa đẻ non là một vấn đề cần được quan tâm.
Đa số các trường hợp sinh non đều không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính có thể gây sinh non như vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng; các bệnh lý ở mẹ như cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia, lao động quá sức; nguyên nhân từ nhau thai như nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.
Hậu quả của việc sinh non trên trẻ sơ sinh:
Dự phòng sinh non bằng cách nào?

Sinh non, doạ sinh non
Mang thai chín tháng mười ngày là một quá trình vất vả nhưng cũng đầy ngọt ngào, mọi đau đớn đều sẽ tan biến khi đến phút giây thiên thần nhỏ của bạn chào đời. Để có thể dành được những gì tốt nhất cho bé yêu, các bạn hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt và tìm hiểu những thông tin giữ gìn sức khỏe tiền sản, mang thai và hậu sản dành cho các bà bầu. Chuẩn bị thật tốt về kiến thức sẽ giúp bạn đỡ lo lắng hơn và có thể giữ được tinh thần lạc quan trong lúc chờ đợi bé yêu ra đời. Trên đây là những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Đăng bởi: Tú Nguyễn