Thời điểm giao mùa với đặc trưng của kiểu độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ốm vặt, sốt, ho, hắt hơi sổ mũi, viêm đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ em trong thời điểm giao mùa này. Nguyên nhân là do ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém khiến trẻ không có khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài (vi khuẩn, virus) tấn công và gây bệnh. Và đây chính là điều kiện thuận lợi dẫn đến các bệnh tật ở trẻ. Hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn các cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa.
Khuyến khích trẻ vận động
Đặc điểm nổi bật của trẻ là thích vận động. Vận động để khám phá những kiến thức mới lạ trong cuộc sống muôn màu sắc. Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết giao mùa, trẻ thường lười vận động hơn khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, dễ bị nhiễm bệnh hơn. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng: càng trời lạnh, trẻ càng phải tập thể dục để rèn luyện cơ thể.
Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ vào thời tiết giao mùa, các bậc cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ vận động đúng cách bằng nhiều hình thức như: vui chơi ngoài trời (nơi ít gió) hoặc trong nhà cùng với trẻ; yêu cầu trẻ làm hộ một số việc nhà như nấu ăn, sắp xếp lại các đồ; cho trẻ đi bộ, đi xe đạp;… Một lưu ý quan trọng là các bậc cha mẹ phải duy trì thói quen này thì việc luyện tập cho trẻ mới có tác dụng.
Khuyến khích trẻ vận động
Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
Một yếu tố mà các phụ huynh thường vô tình bỏ qua đó chính là giữ sức khỏe cho bản thân mình. Ngoài thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh mùa đông trực tiếp dành cho trẻ, những người xung quanh, có tiếp xúc gần với bé cũng cần bảo vệ bản thân mình. Lí do của việc làm này chính là để không mang bệnh và vô tình lây nhiễm cho trẻ. Hãy đảm bảo bản thân cũng thực hiện phòng bệnh đầy đủ như cách bạn làm cho con.
Nếu chẳng may mắc bệnh, phụ huynh cần nhanh chóng cách ly khỏi các bé, hạn chế tiếp xúc: ôm, hôn,… để không lây bệnh. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa đông có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Vì thế đừng để các bậc phụ huynh trở thành nguồn bệnh lây cho các bé nhé.
Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
Trong thời tiết giao mùa, vấn đề duy trì nhiệt độ ổn định là hết sức cần thiết. Bạn không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột dẫn đến cảm cúm nhanh chóng. Việc lạm dụng, sử dụng không đúng cách máy điều hòa, sưởi cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng ở trẻ em, nhất là trẻ em khu vực thành thị. Chính vì vậy, không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột là một cách phòng bệnh hiệu quả không kém.
Ngoài việc duy trì nhiệt độ phòng ở chế độ vừa phải, phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý không cho thân nhiệt của trẻ thay đổi đột ngột. Khi cho trẻ vào hoặc ra phòng, cần cho trẻ ở khoảng không gian “trung gian” một lúc, để trẻ thích nghi với nhiệt độ ở môi trường mới.
Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
Ngủ đủ giấc và ngon giấc
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ được khôi phục tốt nhất nếu như được nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc sau một ngày vui chơi và vận động. Vì mệt mỏi sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Cố gắng cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế xem ti vi trước khi ngủ và tạo cho con có một giấc ngủ ngon sẽ khiến cho trẻ tăng cường sức đề kháng.
Khi ngủ, các bậc cha mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể của con để có thể mặc thêm áo hay cởi bớt áo ra tùy theo thời tiết. Trẻ có thói quen khi ngủ hay đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại nên chúng ta cũng cần phải chú ý để giữ ấm cho trẻ, tránh bị cảm lạnh dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Hai bộ phận quan trọng cần được giữ ấm khi trẻ ngủ đó là bụng và chân. Nếu bị lạnh bụng trẻ sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra việc giữ ấm lòng bàn chân cho trẻ bằng cách mang thêm một đôi tất là rất cần thiết.
Ngủ đủ giấc và ngon giấc
Cho trẻ uống đủ nước
Uống nước là để duy trì sự sống bởi cơ thể người có tới 80% là nước. Uống đủ nước mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe nhất là đối với trẻ em. Nhiều người cho rằng chỉ có mùa hè cơ thể trẻ mới mất nhiều nước nhưng thực ra mùa đông cơ thể cũng bị mất nước trong khi trẻ có xu hướng lười uống nước hơn mùa hè vì không cảm thấy khát.
Hoặc nhiều bậc cha mẹ cho rằng, cho trẻ uống sữa thay cho trẻ uống nước mỗi ngày là đủ. Nhưng không hẳn là như vậy. Nếu không uống đủ nước, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Vậy hãy để có những lợi ích sau:
Cho trẻ uống đủ nước
Khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời
Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như ho, khò khè, sốt, nôn, ói, chảy máu cam, bú kém hoặc đột nhiên bỏ bú… bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.
Để tránh lây lan cho cộng đồng và các trẻ khác, khi trẻ mắc các bệnh trên không nên cho trẻ đến trường và nơi công cộng khác.
Khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời
Tăng sức đề kháng cho trẻ
Bố mẹ cần phải biết rằng sức đề kháng của trẻ (hệ miễn dịch của trẻ) đóng vai trò chính bảo vệ cơ thể trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Do vậy, muốn trẻ có đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài cần chuẩn bị cho trẻ hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nhằm bảo vệ cơ thể trẻ từ bên trong.
Dưới đây là một số cách nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ:
Tăng sức đề kháng cho trẻ
Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là một trong những việc làm hết sức quan trọng và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cho trẻ em. Việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bảo gồm các việc sau:
Vệ sinh sạch sẽ
Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Cha mẹ cần hạn chế cho bé đến những nơi có nhiều khói bụi và các chất độc hại. Nên cho bé đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường. Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, vệ sinh môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ. Niêm mạc đường hô hấp như vùng hầu họng khi bị khô rất dễ bị tổn thương và xâm nhập bởi vi khuẩn, virus.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhất là phòng ngủ và đồ chơi của bé để đảm bảo cho bé có môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm đúng cách trong mùa đông có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, không phải cứ mặc nhiều quần áo là ấm. Bạn cần cho trẻ mặc nhiều lớp áo khác nhau giúp cho việc giữ ấm được tốt hơn và bé có thể cởi bớt một hoặc hai lớp nếu cảm thấy nóng khi vận động nhiều.
Tránh cho trẻ bị ướt mưa, giữ ấm cho trẻ, nhưng không được quấn trẻ quá nhiều làm trẻ khó chịu. Bố mẹ cần cho trẻ mặc nhiều lớp áo khác nhau giúp cho việc giữ ấm được tốt hơn và bé có thể cởi bớt 1 hoặc 2 lớp áo khi cảm thấy nóng. Đặc biệt, cần thường xuyên mang tất chân, găng tay, khẩu trang, đeo khăn quàng cổ và đội mũ len cho bé, bởi đó là những bộ phận rất nhạy cảm với tiết trời lạnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải hạn chế tuyệt đối việc cho trẻ ra nơi gió lạnh, có nhiều gió lùa, bởi điều đó sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh hơn.
Giữ ấm cho trẻ
Thời tiết giao mùa không chỉ làm cho trẻ dễ mắc bệnh, mà ngay cả người lớn cũng dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột. Những cách trên đây mình tổng hợp sau khi nhờ bác sĩ tư vấn, hy vọng rằng sẽ giúp bố mẹ phần nào cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho con mình. Chúc các bé sẽ luôn khỏe mạnh để bố mẹ yên tâm làm việc!
Đăng bởi: Lê Hồng Phong