Trong những năm từ 2010 trở lại đây, thì nhiều lĩnh vực kinh tế toàn cầu tiếp tục chịu ảnh hưởng bất lợi từ suy thoái, nhưng ngành sản xuất vũ khí gần như không “hề hấn” gì. Doanh thu từ bán vũ khí và các dịch vụ quân sự toàn cầu đòi hỏi rất cao. Và hôm nay hãy cùng chúng mình điểm tên các công ty vũ khí được cho là lớn nhất trên Thế Giới nhé.
United Technologies
United Technologies Corporation (UTC) là tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ có trụ sở tại Farmington, Connecticut. Nó nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm động cơ máy bay, hệ thống hàng không vũ trụ, HVAC, thang máy và thang cuốn, lửa và an ninh, hệ thống xây dựng và các sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, United Technologies cũng chế tạo động cơ máy bay các loại xe phục vụ cho quân sự. UTC cũng là một nhà thầu quân sự lớn, chiếm khoảng 10% doanh thu từ chính phủ Mỹ. United Technologies sở hữu Sikorsky, một trong những nhà sản xuất máy bay trực lớn nhất thế giới. Tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại Hartford ngày càng “ăn nên”, cung cấp khoảng hơn 200.000 việc làm cho công nhân. Khoảng 1/5 tổng doanh thu của United Technologies có được là nhờ vào buôn vũ khí.
United Technologies
EADS
EADS là nhà thầu quân sự lớn thứ hai của châu Âu. Sản phẩm của hãng chủ yếu cung cấp cho các thị trường Trung Đông, Bắc Mỹ, EU. EADS là “cha đẻ” của hãng hàng không Airbus, một công ty đi đầu về các sản phẩm hàng không vũ trụ và quốc phòng. Trong tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu EADS, Đức kiểm soát 22,5% cổ phần còn Pháp sở hữu 15% cổ phần. 7,5% cổ phần của EADS thuộc về công ty truyền thông Pháp Lagardère. Doanh thu từ việc bán vũ khí chỉ chiếm 27% tổng doanh thu của EADS, đây là một tỷ lệ thấp so với nhiều công ty quốc phòng khác. EADS là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng, gồm công ty chế tạo máy bay dân dụng Airbus, công ty chế tạo máy bay tiếp nhiên liệu máy bay vận tải Aribus Military, công ty chế tạo máy bay lên thẳng hàng đầu thế giới Eurocopter và công ty vũ trụ EADS Astrium. EADS cũng là đối tác chính của tập đoàn Eurofighter và đang phát triển chế tạo máy bay vận tải A400M, tập đoàn còn có cổ phần trong liên doanh MBDA chuyên chế tạo các hệ thống tên lửa.
EADS
Finmeccanica
Finmeccanica có trụ sở tại Rome, công ty có 180 trang web trên toàn thế giới. Đây là nhà thầu quốc phòng lớn thứ 9 trên thế giới dựa trên doanh thu năm 2014. Công ty thuộc sở hữu một phần của chính phủ Ý thông qua Bộ Kinh tế và Tài chính, nắm giữ 30,2% cổ phần của công ty và là cổ đông lớn nhất của công ty. Finmeccanica là nhà thầu quân sự của Italy, đồng thời là tập đoàn công nghệ cao lớn nhất ở nước này. Tập đoàn Finmeccanica thuộc một phần sở hữu của Chính phủ Italy. Công ty này đã thành lập hàng chục công ty liên doanh ở châu u và nhiều khu vực khác trên thế giới. Finmeccanica sản xuất nhiều sản phẩm quốc phòng đa dạng về hàng không, máy bay trực thăng, hệ thống phòng thủ,vũ trụ, điện tử, giao thông và năng lượng. Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, pháo, điện tử, tên lửa, xe chiến đấu, vũ khí, đạn dược.
Finmeccanica
Airbus
Airbus S.A.S. là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Hãng có trụ sở ở Toulouse, Pháp. Năm 2005, Airbus đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất, số lượng máy bay được cung cấp cao hơn cả Boeing.
Airbus S.A.S (Société par actions simplifiée) (của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh) là một công ty chuyên sản xuất máy bay và là công ty con của tập đoàn Airbus (trước đây gọi là EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company)) – một công ty hàng không vũ trụ châu Âu. Có trụ sở tại Blagnac, ngoại ô thành phố Toulouse của Pháp. Công ty sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới và có các hoạt động quan trọng trên khắp châu Âu.
Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.
Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mĩ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên – Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380.
Airbus
Boeing
Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có tổng hành dinh tại Chicago, Illinois. Đến năm 2007, Boeing vẫn là tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới và tuột xuống vị trí thứ 3, sau Lockheed Martin và BAE System vào năm 2008. Vào năm 1927, Boeing thiết lập một hãng hàng không, đặt tên là Boeing Air Transport (BAT). Một năm sau đó, BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sáp nhập lại thành một công ty lớn. Vào năm 1938, Boeing hoàn thành máy bay 307 Stratoliner. Đó là máy bay chuyên chở đầu tiên trên thế giới có cabin được bơm khí nén, có khả năng bay ở độ cao 20.000 ft – trên hầu hết các biến động về thời tiết. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Boeing đóng một số lượng lớn các máy bay ném bom. Vào giữa thập niên 1950 kỹ thuật đã tiến bộ một cách vượt bậc, đem lại những khả năng cho Boeing phát triển và sản xuất những sản phẩm mới hoàn toàn. Một trong những sản phẩm mới là tên lửa điều khiển tầm ngắn được dùng để đánh chặn máy bay của kẻ thù. Vào thời gian Chiến tranh Lạnh trở nên như một chuyện thường ngày, Boeing sử dụng các kỹ thuật tên lửa tầm ngắn để phát triển và sản xuất tên lửa liên lục địa. Trong năm 1967, Boeing giới thiệu một loại máy bay trở khách tầm ngắn và tầm trung với hai động cơ B737. Nó đã trở thành loại máy bay phản lực dân dụng bán chạy nhất trong lịch sử của ngành hàng không.
Boeing
General Dynamics
General Dynamics là một công ty quốc phòng của Mỹ với các sản phẩm về hàng không vũ trụ, hệ thống chiến đấu, hệ thống thông tin và hệ thống hải quân. Ra đời từ năm 1952, nhưng cho tới đầu những năm 1990, General Dynamics mới thực sự phát triển mạnh nhờ một số vụ sáp nhập. Công ty đã thay đổi đáng kể trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh sau khi củng cố quốc phòng. Nó có bốn phân đoạn kinh doanh chính: Marine Systems, Combat Systems, Information Systems Technology, và Aerospace. Sư đoàn Fort Worth cũ của General Dynamics đã sản xuất chiếc F-16 Fighting Falcon cho đến năm 1993, một trong những máy bay chiến đấu phản lực được sản xuất nhiều nhất của thế giới phương Tây. Từ năm 1997 tới nay, hãng này đã mua lại 50 công ty, đưa doanh thu tăng từ 4 tỷ USD lên hơn 32 tỷ USD, đồng thời số nhân viên tăng thêm 60.000 người.
General Dynamics
Northrop Grumman
Tập đoàn Northrop Grumman ( NYSE : NOC ) là một công ty công nghệ hàng không và quốc phòng toàn cầu của Mỹ được thành lập bởi Grumman năm 1994 của Northrop. Northrop Grumman, nhà thầu vũ khí lớn thứ tư của chính phủ Mỹ, là một trong những hãng đi đầu thế giới về công nghệ hàng không vũ trụ và là nhà sản xuất hàng đầu về tàu hải quân. Tập đoàn này cũng thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ các đơn đặt hàng vũ khí quân sự cho cuộc chiến tranh tại Afghanistan với loại máy bay ném bom B-2 và máy bay chiến đấu F-14. Công ty có trụ sở ở Falls Church, bang Virginia này là một trong những hãng đi đầu thế giới về công nghệ hàng không vũ trụ và là nhà sản xuất hàng đầu về tàu biển. Tàu sân bay lớp Nimitz do Northup Grumman chế tạo đang giữ vị trí quan trọng trong Hải quân Mỹ. Hãng tiếp tục phát triển và chế tạo nhiều sản phẩm hiện đại phục vụ cho quân đội như hệ thống radar mặt đất, hệ thống cảm biến cho máy bay không người lái. Northrop Grumman đứng thứ 124 trong danh sách 500 công ty lớn nhất của Mỹ trong danh sách Fortune 500 và nằm trong top 10 nhà tuyển dụng thân thiện với quân đội.
Northrop Grumman
BAE Systems
Được khai sinh vào tháng 11/1999 sau cuộc sáp nhập giữa ba công ty BAE Systems, Marconi Electronic Systems và British Aerospace, BAE Systems trở thành một trong những tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới. Nhằm bảo đảm một chỗ đứng trong thị trường Mỹ, BAE đã mua lại cổ phần đáng kể trong các công ty đối tác Mỹ. Do vậy, nó có mối quan hệ đặc biệt với các khách hàng ở cả thị trường châu Âu và Mỹ.
Cũng như Lockheed Martin, BAE xâm nhập phần lớn thị trường vũ khí toàn cầu. Công ty tuyển dụng khoảng 100.000 nhân viên, lợi nhuận gần 30 tỷ USD/năm. BAE tham gia vào hai dự án sản xuất chiến đấu cơ lớn là Eurofighter Typhoon và máy bay F-35. Công ty cũng phát triển xe chiến đấu bộ binh Bradley, xe tăng Challenger 2 và nhiều vũ khí mặt đất khác.
Ngoài ra, BAE đóng nhiều tàu chiến cho Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute, tàu khu trục Type 45 và hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth.
BAE Systems
Raytheon
Công ty Raytheon là một lớn nhà thầu quốc phòng Mỹ và tập đoàn công nghiệp với lõi sản xuất nồng độ trong vũ khí và quân sự và thương mại điện tử. Trước đây, nó đã từng tham gia vào máy bay công ty và sứ mệnh đặc biệt cho đến đầu năm 2007. Raytheon là nhà sản xuất tên lửa dẫn đường lớn nhất thế giới. Không như nhiều công ty quốc phòng lớn khác, Raytheon xây dựng việc kinh doanh dựa trên sản xuất các thiết bị riêng lẻ chứ không phải sản phẩm hoàn chỉnh. Công ty được thành lập năm 1922 với tên ban đầu là American Appliance Company, chủ yếu sản xuất đèn điện tử chân không.
Suốt giai đoạn Thế chiến II, Raytheon trở thành công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất radar. Đến nay, đây vẫn là ngành giúp Raytheon thống lĩnh thị trường.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Raytheon bắt đầu tham gia sản xuất tên lửa và trở thành một trong những nhà cung cấp tên lửa chủ chốt của quân đội Mỹ.
Kể từ thập niên 80, Raytheon đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực công nghệ phòng thủ tên lửa. Những sản phẩm dấu ấn của công ty là tên lửa Tomahawk, Sparrow và hệ thống phòng thủ Patriot. Các linh kiện do Raytheon sản xuất được nhiều nền quân đội ở châu Âu và châu Á đặt mua, giúp công ty đạt doanh số bán hàng hơn 20 tỷ USD mỗi năm.
Ngành nghề:
16:02 GMT-5, 5 thg 1 – Tuyên bố từ chối trách nhiệm
Raytheon
Lockheed Martin
Lockheed Martin (NYSE: LMT) là một hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa, vệ tinh và các kỹ thuật tân tiến quốc phòng. Công ty được thành lập năm 1995 bởi sự sáp nhập của Lockheed với Martin Marietta. Trụ sở chính đặt tại Bethesda, Maryland, một cộng đồng dân cư ở hạt Montgomery, Maryland, có 135.000 nhân viên trên toàn thế giới. Chủ tịch và CEO từ năm 2013 là bà Marillyn Hewson.
Lockheed Martin là công ty hợp đồng quốc phòng lớn nhất thế giới (theo doanh thu quốc phòng)(đứng ngay trên Boeing). Vào năm 2005, 95% doanh thu của Lockheed Martin là từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, các cơ quan liên bang khác của Hoa Kỳ, và các khách hàng quân đội nước ngoài.
Lockheed Martin
Trên đây chúng mình vừa giới thiệu đến bạn top 10 công ty vũ khí lớn nhất trên thế giới. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu rõ hơn về các công ty vũ khí nổi tiếng này.
Đăng bởi: Ngân Thùy