Hôm nay, toplist muốn giới thiệu tới các bạn một số món ăn dân dã, mang đậm chất hương vị quê hương ở một số vùng đất nổi tiếng danh lam thắng cảnh đẹp với những bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo như: Hương sơn, làng cổ Đường Lâm, Đan Phượng,… Khi về tới những vùng đất này bạn không thể bỏ qua cơ hội thưởng thưởng thức những món ăn đặc sản mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây.
- Giò Chả Ước Lễ
- Bánh Chè Lam Thạch Xá
- Bánh chưng Tranh Khúc
- Bánh dày Quán Gánh
- Bánh gai làng Giá
- Bưởi Diễn
- Thịt Quay Đòn
- Kẹo dồi Đường Lâm
- Nem Phùng
- Mơ Hương Tích
Giò Chả Ước Lễ
Giò Chả Ước Lễ một món ăn khá đặc biệt tại thôn Ước Lễ – huyện Thanh Oai cách Hà nội khoảng 30km về phía Tây Nam, người dân nơi đây còn không thể nhớ rõ món này có ở đây từ khi nào. Món ăn này có nét đặc trưng riêng biệt “Xanh ở vỏ, hồng ở trong có nhiều lỗ nhỏ, không bị bã” khác hẳn với các loại giò, chả khác.
Đặc biệt Giò Chả Ước Lễrất sạch, an toàn không hề pha bột, vì vậy khi về qua tới đây quý vị không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn đặc biệt này nhé. Sản phẩm của làng Ước Lễ rất đa dạng, phong phú, từ giò lụa, giò bò, giò xào, giò bì, đến chả quế, chả rán, nem chua…, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là giò lụa và chả quế. Giò, chả Ước Lễ không giống với các nơi khác, công đoạn làm giò, chả cầu kỳ và công phu từ khâu chọn thịt lợn, pha thịt đến kỹ thuật gói giò, luộc giò, rán chả.
Địa chỉ: Thôn Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Giò Chả Ước Lễ
Bánh Chè Lam Thạch Xá
Bánh Chè Lam một món ăn cổ truyền nổi tiếng của người dân Thạch Xá với sự kết hợp tài tình từ nguyên liệu chính người dân nơi đây đã làm nên loại bánh Chè Lam mang một hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Bánh Chè Lam được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của người dân Thạch Xá có “vị dẻo dai của bột nếp, ngọt ngào từ mật, chút cay của gừng, bùi của đậu phộng thêm một chút ngậy của thịt” khiến cho bánh trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Bỏng nếp, lạc, vừng, gừng, đường, mạch nha và nước là nguyên liệu chính của món bánh thơm ngon này. Tùy theo đơn đặt hàng của khách có thể cho thêm thịt nạc rang khô vào trộn cùng, hoặc lăn qua vừng rang. Đặc biệt, tất cả các công đoạn đều được làm thủ công. Bởi chỉ có làm thủ công thì mới cho ra được những miếng chè lam dẻo thơm, đậm đà hương vị quê hương.
Địa chỉ: xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội
Bánh Chè Lam Thạch Xá
Bánh Chè Lam Thạch Xá
Bánh chưng Tranh Khúc
Bánh chưng Tranh Khúc là địa chỉ quen thuộc không chỉ của người dân thủ đô mà nhiều khách phương xa. Bánh chưng Tranh Khúc ngon vì bánh được chế biến từ các nguyên liệu hảo hạn như gạo nếp Hải Hậu, đỗ xanh, thịt lợn, tiêu… đều được tuyển chọn rất kĩ lưỡng.
Người dân trong làng lựa chọn cẩn thận từ cái lá dong. Phải là lá dong nếp, cuống nhỏ để khi gói, bánh sẽ thơm hơn loại lá tẻ giòn, dễ rách. Nguyên liệu làm nhân bánh gồm có gạo nếp cái hoa vàng, thịt ba chỉ được tẩm ướp tiêu và muối, đỗ được đồ lên rồi xay nhuyễn. Sau khi luộc sôi từ tám đến mười tiếng, mẻ bánh nóng hổi nghi ngút khói được vớt ra khỏi nồi, mùi thơm quấn quyện, ngào ngạt. Bánh nào bánh nấy vuông vức và đều chằn chặn. Đặc biệt, bóc chiếc bánh chưng ra, vỏ bánh có màu xanh đẹp mắt, khó lẫn.
Địa chỉ: xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội
Bánh chưng Tranh Khúc
Bánh chưng Tranh Khúc
Bánh dày Quán Gánh
Làng Quán Gánh xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội nổi tiếng với món bánh dày thơm ngon. Bánh dày Quán Gánh có nhân đậu, thịt và nhân chay. Bánh mới ra lò thường được cuốn trên lá dong, lá chuối để giữ bánh được nóng.
Nguyên liệu làm bánh được chọn lọc kĩ càng. Gạo nếp là thứ gạo phải có độ dẻo cao và có mùi thơm. Gạo nếp sau khi được đồ thì giã đến khi xôi đạt độ nhuyễn, quyện vào nhau thành gối dẻo quánh, trong trắng thì dùng tay sạch để vắt thành những nắm nhỏ, đều nhau và dàn vỏ bánh cho dẹt đều rồi bỏ nhân vào. Nhân bánh dày Quán Gánh có ba loại gồm nhân ngọt, nhân mặn và bánh chay. Nhân mặn được làm từ đỗ xanh, sợi cùi dừa, hành, thịt ba chỉ có hương cà cuống. Còn bánh chay không có nhân, ăn với chả quế hoặc chè đường.
Địa chỉ: xã Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội
Bánh dày Quán Gánh
Bánh dày Quán Gánh
Bánh gai làng Giá
Làng Giá là một vùng quê nằm bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội, với nghề làm bánh gai nổi tiếng. Bánh gai làng Giá Chiếc bánh thơm mát, cắn một miếng là vị ngọt của bánh, vị mát của dừa, bùi bùi của vừng và béo của đỗ xanh cùng tan ra hòa vào khoang miệng
Nguyên liệu làm bánh gai làng Giá đơn giản như gạo nếp, lá cây gai (đây là nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh), đỗ xanh, cùi dừa, mỡ lợn, đường kính, vừng… Để làm ra được món bánh gai nức tiếng, người làng Giá phải bỏ ra nhiều công phu. Đầu tiên là khâu làm bột. Bột làm bánh gai được làm từ gạo nếp ngon xay nhuyễn. Sau đó, bột phải được giã bằng cối đá và chày gỗ. Người làng Giá cho rằng bột giã bằng tay thì mới quánh, dẻo và ngon nên cho đến giờ họ vẫn giữ cách giã bột truyền thống này.
Địa chỉ: xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội
Bánh gai làng Giá
Bánh gai làng Giá
Bưởi Diễn
Bưởi Diễn là một giống bưởi nổi tiếng thuộc làng Diễn trước đây, nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Bưởi Diễn gây ấn phần cùi và vỏ của đặc sản này rất mỏng người bổ phải rất khéo nếu không muốn cắt vào ruột. Múi bưởi có tôm vàng óng, hạt bên trong se nhỏ, khi ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà, khi ăn xong rồi còn lưu mãi ở đầu lưỡi. Một điều đặc biệt hơn nữa là loại bưởi này càng để lâu, vỏ càng héo thì quả sẽ càng ngon và ngọt.
Bưởi Diễn cũng giống như nhiều loại quả có múi khác có hàm lượng vitamin rất lớn như A, C, E… cùng nhiều axit tự nhiên tốt cho sức khỏe người sử dụng, trong đó có chất pectin giúp giảm lượng cholesterol trong máu nên hỗ trợ tốt cho người bị béo phì tiểu đường. Chưa kể, nó còn là vị thuốc khá phổ biến trong dân gian trị các bệnh như tiêu đờm, rối loạn tiêu hóa, cảm cúm…
Địa chỉ: Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bưởi Diễn
Bưởi Diễn
Thịt Quay Đòn
Thịt Quay Đòn cũng là một món ăn đặc sản rất nổi tiếng tại làng cổ Đường Lâm bởi hương vị hấp dẫn khác biệt cùng phương pháp chế biến cầu kỳ, độc đáo hơn rất nhiều so với những loại thịt quay khác nó có vị ngọt, đậm vị, thơm mùi húng lìu quyện với lá ổi ăn không hề ngấy, phần bì của thịt vàng ươm thơm lừng vị bùi của lá ổi ăn vào sẽ thấy giòn tan rất đặc biệt.
Miếng thịt dùng nướng phải là thịt lợn tươi, phần ba chỉ có bì dày, lớp thịt, lớp mỡ đan xen đều nhau đúng như “ba chỉ”.Nhiều người kĩ tính còn đặt sẵn loại thịt ngon lấy từ trong lò mổ để đảm bảo có miếng thịt dày, quay giòn mà vẫn thơm chắc. Thịt sau khi được tẩm ướp kĩ càng sẽ được cuống gọn gàng vàng một chiếc đòn tre to đã lót lá chuối bên trong.
Chiếc đòn tre rất chắc và lớn để đàm bảo khổ thịt ôm trọn một vòng và nhất định không được dùng nguyên liệu nào khác ngoài tre, nếu không sẽ ảnh hưởng tới vị thơm của thành phẩm. Khi vềlàng cổ Đường Lâmhãy thưởng thức món ngon này để không phải tiếc nuối nha bạn.
Địa chỉ: Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Ảnh mang tính chất minh họa
Thịt Quay Đòn
Kẹo dồi Đường Lâm
Kẹo dồi một loại đặc sản mang đậm chất hương vị quê hương của người dân làng cổ Đường Lâm. Món ăn này trở thành món quà ý nghĩa đầy thú vị cho mỗi du khách khi về tới nơi đây. Do đó khi đã về Tới làng cổ Đường Lâm bạn không nên bỏ qua món đặc sản này, chắc rằng bạn cũng sẽ lưu luyến rất nhiều với món ăn đặc biệt dân dã này.
Nguyên liệu làm kẹo dồi không quá cầu kỳ, chỉ gồm mạch nha, đường và lạc. Công đoạn làm kẹo đòi hỏi ít nhất 2 người. Trong đó, một người kéo vỏ kẹo, người kia sẽ nhanh tay cắt thành từng đoạn khoảng 3 cm. Nếu không nhanh, kẹo nguội sẽ bị giòn và vỡ. Mạch nha và đường được đun trên bếp lửa cho đến khi có độ keo nhất định.
Người chế biến sẽ dùng tay quật vào một chiếc cột cho đến khi dẻo quẹo để có thể nặn thành khối hình trụ và có màu trắng đục. Vỏ kẹo được dàn mỏng, cho lớp nhân gồm lạc đã nhào đường vào sau đó cuộn tròn, giống như miếng dồi. Kẹo sau khi chế biến xong sẽ được lăn qua lớp bột nếp trắng tạo thành một lớp phủ mịn màng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị bùi, ngậy và thơm.
Địa chỉ: Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Kẹo dồi Đường Lâm
Kẹo dồi Đường Lâm
Nem Phùng
Nem Phùng một món ăn bình dị, đậm chất hương vị quê hương khiến thực khách khi đã nếm thử một lần thì không thể nào quên. Món ăn này tính đến cũng phải cả trăm tuổi được truyền nối nhiều đời tại vùng đất Đan Phượng Hà Nội.
Cơ sở chế biến cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ khâu chọn lọc mua nguyên liệu làm Nem Phùng là: Thịt mông sấn hoặc thịt thăn lợn, bì lợn sạch, gạo và lá Sung, đỗ tương sạch và lá chuôi tươi.Bì lợn được luộc kỹ sau đó thái nhỏ thành sợi trộn đều cùng thính, gia vị. Món ăn này không có chất bảo quản nên chỉ để được khoảng 2 ngày, được ăn kèm với một số loại lá như:Lá sung, đinh lăng chấm với nước tương vàng. Nem Phùng ăn với lá sung – Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đời.
Địa chỉ: Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nem Phùng ăn với lá sung – Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đ
Mơ Hương Tích
Mơ Hương Tích đây cũng chính là đặc sản của vùng đất Chùa Hương (Chùa Hương). Loại mơ này một năm cho hai lần quả vì vậy mà nó có thêm tên “Độ nhị mai”. Đặc điểm mơ Hương Tích là quả nhỏ, màu vàng sáng, hay chấm đỏ. Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của vùng núi đá vôi nên mơ nơi đây nổi tiếng khắp miền Bắc bởi hạt nhỏ, cùi dày, mọng nước, vị chua nhẹ, đặc biệt có mùi thơm dịu thoang thoảng trong gió.
Loại quả này có giá trị dinh dưỡng rất cao giúp tăng sức đề kháng hay một chống lại một số bệnh tim mạch. Loại quả này còn được chị em phụ nữ dùng để làm đẹp, giảm cân. Hay ngâm rượu mơ hương tích làm thuốc hay ngâm lấy nước uống giúp giải độc thanh nhiệt cho mùa hè oi bức khá tốt. Vì vậy khi về với Chùa Hương bạn không nên bỏ lỡ loại quả bổ dưỡng này nha.
Địa chỉ: xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Hình ảnh Mơ Hương Tích
Mơ Hương Tích
Đăng bởi: Duyên Trình