Như bạn đã biết mỗi người phải đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đã dành ít nhất 8 tiếng để ngủ mỗi đêm mà khi thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi thì có thể do chất lượng giấc ngủ của bạn chưa tốt. Ngày nay con người chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều thứ trong cuộc sống dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe. Vậy, giải pháp để đem đến một giấc ngủ chất lượng mang lại sức khỏe tốt là gì? Chúng ta cùng tham khảo nhé.
Tránh xa chất kích thích
Trà, café, nước ngọt có ga là các chất kích thích bạn tuyệt đối không nên uống vào buổi tối. Sau 14 giờ hàng ngày, bạn nên tập thói quen tránh xa các chất kích thích này nếu không muốn giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dành thời gian khoảng 8 tiếng để các chất chứa cafein có thể được xử lý hết. Cũng như vận động mạnh vào buổi tối, chất kích thích khiến cơ thể bạn hưng phấn hơn dẫn đến tình trạng mất ngủ. Hãy uống nước lọc trước khi đi ngủ khoảng 20 – 30 phút nó sẽ khiến bạn ngủ sâu hơn.
Tránh xa chất kích thích
Giữ đồng hồ sinh học đều đặn
Sự đều đặn trong giấc ngủ là điều cực kỳ quan trọng với cơ thể bạn. Ví dụ nếu bạn ngủ vào 2 giờ sáng hôm trước và đến 22 giờ hôm sau mới đi ngủ lại thì cơ thể bạn không thể tạo ra nhịp sống sinh lý ổn định, dẫn đến các rối loạn trong cơ thể. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sắp xếp thời gian ngủ và thức giấc đúng giờ mỗi ngày để cơ thể bạn khỏe khoắn và phục hồi tốt vào ngày hôm sau đó.
Giữ đồng hồ sinh học đều đặn
Không thể dục, vận động mạnh trước khi ngủ
Việc thể dục, vận động mạnh vào buổi tối sẽ khiến cơ thể bạn có tinh thần hăng hái nhưng trước khi đi ngủ nó lại không tốt vì cơ thể chưa thể nghỉ ngơi thư giãn ngay sau đó. Bạn nên sắp xếp thời gian luyện tập vào sáng sớm khi thức dậy để cơ thể hoạt động tốt, nếu vận động buổi tối cũng chỉ nên vận động nhẹ khoảng 15 – 30 phút và đảm bảo không thể dục trong thời gian 2 – 3 tiếng trước khi lên giường đi ngủ.
Không thể dục, vận động mạnh trước khi ngủ
Không mang bất kỳ vật dụng nào lên giường ngủ
Đối với nhiều người việc lên giường ngủ là nơi để bạn thực hiện nhiều công việc như đọc sách, xem phim, chơi game,… Điều này chỉ nên làm trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ, không nên làm khi đã lên giường ngủ vì nó cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi lên giường ngủ bạn chỉ nên đi ngủ mà không vướng bận thứ gì. Đừng đem bất cứ vật gì lên giường rồi để não bạn phải chú tâm hoạt động theo chúng mà không thể nghỉ ngơi. Dẹp bỏ được tất cả, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon.
Không mang bất kỳ vật dụng nào lên giường ngủ
Không nên chủ động thức giấc trong đêm
Việc thức giấc nhiều lần trong một đêm khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn nghiêm trọng, gây cho cơ thể sự mệt mỏi vào sáng hôm sau. Nếu chỉ thức giấc một lần để đi toilet và bạn lại ngủ ngay sau đó thì không sao nhưng việc bạn đã đi ngủ nhưng lại liên tục thức giấc để xem đồng hồ hay muốn lướt web, chợt nhớ còn game đang chơi dở và muốn chơi nốt thì xin thưa giấc ngủ của bạn bị đảo lộn hết rồi.
Không nên chủ động thức giấc trong đêm
Giữ không gian ngủ yên tĩnh
Những tiếng động ồn ào khiến bạn cảm thấy khó ngủ. Đây là vấn đề lớn đối với nhiều người. Thông thường khi nghe thấy tiếng động, não bạn sẽ hoạt động phân tích nó, do đó khi não bộ chưa thư giãn thì bạn khó có thể chìm vào giấc ngủ. Muốn có giấc ngủ chất lượng bạn phải cố gắng đảm bảo không gian ngủ ở nơi yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn bằng cách: chọn nơi ở yên tĩnh hoặc lắp đặt phòng ngủ là phòng cách âm.
Giữ không gian ngủ yên tĩnh
Chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ
Chưa tính đến việc ăn đêm nhiều sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Việc ăn đêm nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động liên tục và chưa kịp tiêu hóa sẽ làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Cách tốt nhất là bạn nên ăn nhẹ vào buổi tối, trước giấc ngủ khoảng 2 tiếng để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đảm bảo bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn, đồng thời bảo vệ được sức khỏe cơ thể, thức dậy khỏe mạnh vào sáng hôm sau.
Chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ
Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp
Nhiệt độ trong phòng là yếu tố cốt lõi để giúp bạn có giấc ngủ ngon với cơ thể khỏe khoắn. Bất kể thời tiết nóng hay lạnh, nhiều bạn muốn thoải mái nên hoàn toàn không chú ý đến sức khỏe mà bật nhiệt độ không cần suy nghĩ. Thông thường, nhiệt độ phòng phù hợp với giấc ngủ là 25 – 28 độ C. Thực tế, nhiệt độ phòng nên duy trì ở mức chênh lệch 3 – 5 độ C so với điều kiện thời tiết ngoài trời để cơ thể dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp
Tắt các thiết bị điện tử trước 1 tiếng khi chuẩn bị đi ngủ
Một trong các giải pháp hữu ích để cải thiện chất lượng giấc ngủ là tắt tất cả các thiết bị điện tử như: smartphone, máy tính hay ti vi ít nhất 1 tiếng trước khi bạn bắt đầu đi ngủ. Lý do là do ánh sáng được phát ra từ các thiết bị ngăn cản loại hoocmon kích thích, duy trì một số chức năng sinh lý con người trong đó có giấc ngủ. Sử dụng thiết bị khiến não bộ bạn hoạt động liên tục và chưa có thời gian thư giãn. Do đó, bạn chưa thể chìm ngay vào giấc ngủ và nó có thể trực tiếp làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Tắt các thiết bị điện tử trước 1 tiếng khi chuẩn bị đi ngủ
Tập thói quen ngủ ngay hoặc sau 30 phút khi đã lên giường
Nếu bạn có thói quen sau khi lên giường phải mất hơn 30 phút mới có thể chìm vào giấc ngủ thì chắc chắn giấc ngủ này sẽ không đạt hiệu quả. Thực tế là, trước khi ngủ say các cơ quan trong cơ thể bạn cũng cần 15 – 30 phút để thư giãn thoải mái và chuẩn bị cho giấc ngủ say. Cuộc sống có nhiều áp lực khiến bạn phải suy nghĩ, hãy cố gắng thả lỏng đầu óc trước khi bắt đầu lên giường để tập thói quen ngủ ngay khi lên giường hoặc chậm nhất là sau 30 phút.
Tập thói quen ngủ ngay hoặc sau 30 phút khi đã lên giường
Một giấc ngủ chất lượng là điều quan trọng đối với cơ thể bạn để có thể có sức khỏe tốt hơn. Việc tạo một giấc ngủ ngon không khó, hãy cố gắng thúc đẩy bản thân cải thiện để đem lại điều tốt đẹp hơn. Phía trên là vài giải pháp giúp các bạn khắc phục vấn đề ngủ không ngon giấc. Chúc các bạn học tập và làm việc hiệu quả.
Đăng bởi: Hiếu Trần Minh