Bạn đang xem bài viết 10 năm tích luỹ định mua BĐS 5,5 tỷ đồng để kinh doanh, phút cuối ‘quay xe’, chấp nhận mất 65 triệu đồng tiền cọc: Suýt chút nữa tôi đã phải ôm ‘trái đắng’ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Suýt chút thì tôi vừa bị mất tiền tích góp nhiều năm, vừa phải ôm một căn “cửa hàng ma”, bán cũng không được, cho thuê cũng không xong!
Bài viết là chia sẻ của anh Mạc Kiệt trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc) đang nhận được rất nhiều chia sẻ, tương tác của CĐM. Qua đây, những người có ý định kinh doanh cũng phần nào rút ra được bài học cho mình trên con đường đầu tư, đặc biệt đầu tư bất động sản.
Tên tôi là Mạc Kiệt, tôi điều hành một doanh nghiệp thương mại ở Nam Ninh, Trung Quốc, tôi có thể kiếm hơn 400 ngàn nhân dân tệ (tương đương 1,3 tỷ đồng) mỗi năm. Vào năm 2020, tôi dự định mua một cửa hàng với giá là 1,7 triệu nhân dân tệ (tương đương 5,6 tỷ đồng) ở khu Thanh Tú, và cũng đã gửi 20.000 nhân dân tệ (khoảng 65 triệu đồng) tiền cọc rồi. Tuy nhiên, vài ngày sau, dưới sự thuyết phục của một người bạn, tôi đã từ bỏ ý định mua lại cửa hàng đó, và cũng cắn răng bỏ luôn 65 triệu đồng tiền cọc. Ban đầu, tôi cảm thấy có chút tiếc tiền và cơ hội làm ăn này, nhưng bây giờ, nhìn lại quả thật là may mắn. Cửa hàng đó đến giờ vẫn không có ai mua, hạ giá xuống cũng chẳng ai đến hỏi.
Quê tôi ở ngoại ô Nam Ninh, bố mẹ tôi làm nghề nông, vào thời gian rảnh, họ thường ra công trường xây dựng trong thành phố để làm thêm, thu nhập vốn không cao. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi ra ngoài làm việc. Làm việc trong chuỗi siêu thị được vài năm, vì tiền lương không cao, nên mãi cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu tiền, muốn mua nhà ở thành phố Nam Ninh đúng là mộng ước xa vời.
Vào năm 2014, tôi đã vay một số tiền từ người thân, mở một cửa hàng trái cây 30 mét vuông trong thành phố, làm việc chăm chỉ trong hơn 3 năm, cuối cùng tiết kiệm được hơn mấy trăm ngàn nhân dân tệ, lúc đó tôi liền mua một căn hộ 80 mét vuông ở Nam Ninh. Mặc dù công việc kinh doanh của cửa hàng trái cây tương đối ổn định, nhưng tôi cũng phải tiêu tốn rất nhiều chi phí gia đình, trừ đi tiền trả góp nhà, chi phí sinh hoạt và các chi phí khác, khoản tiết kiệm hàng năm của tôi chỉ còn lại 20 đến 30 ngàn nhân dân tệ (khoảng 65 đến 100 triệu đồng). Dưới đây là toàn bộ quá trình từ tìm hiểu, thảo luận, đặt cọc và phút cuối ‘quay xe’ của tôi trong phi vụ này.
1. Đồng hương giới thiệu
Nam Ninh, Quảng Tây thì gần khu Đông Nam Á, ngành công nghiệp thương mại nước ngoài đang phát triển rất nhanh chóng, vì thế sau đó tôi thành lập một công ty thương mại nước ngoài nhỏ, kinh doanh các loại mặt hàng ngũ kim. Đến năm 2020, tôi đã có hơn một triệu nhân dân tệ (hơn 3 tỷ đồng) tiền tiết kiệm trong tay.
Có lần, tôi ăn tối với một vài người đồng hương, một người làm việc trong công ty bất động sản nói rằng công ty anh ta đã xây dựng một tòa nhà mới, có một số cửa hàng đang muốn bán. Chẳng mấy chốc, một trung tâm mua sắm lớn sẽ được xây dựng bên cạnh căn bất động sản đó, khi đó những cửa hàng này chắc chắn sẽ rất có giá trị.
Vì tò mò, tôi đã cùng anh ta đi xem cửa hàng. Chúng tôi đến một khu bất động sản ở quận Thanh Tú, cửa hàng nằm ở tầng một, vì bất động sản chưa được hoàn thành nên tất cả các cửa hàng vẫn còn rất hoang sơ, cũng chẳng có mấy ai qua lại.
Anh bạn đồng hương mỉm cười, nói hầu như tất cả các cửa hàng trong đây đều đã được bán cả rồi, chờ một vài tháng sau, cơ sở hạ tầng xung quanh hoàn thiện, chắc chắn sẽ đông khách và rất nhộn nhịp. Hơn nữa, nơi đây cách ga tàu điện ngầm không xa, giá cũng không đắt, nên chưa đầy nửa tháng, hơn một nửa số cửa hàng đã được bán đi.
2. Quyết định đầu tư
Người đó cũng nói với tôi rằng nếu thực sự muốn mua một cửa hàng, anh ấy có thể giúp đàm phán với công ty, để có cái giá rẻ hơn. Tôi suy nghĩ một lúc, lại hỏi về việc cho thuê cửa hàng. Anh ta liền nói rằng sau khi mua cửa hàng, công ty bất động sản sẽ chịu trách nhiệm cho thuê cửa hàng giúp tôi. Một cửa hàng hơn 60 mét vuông, tiền thuê hàng tháng ít nhất cũng phải là 5000 nhân dân tệ (khoảng 16 triệu đồng), tương lai với lưu lượng hành khách ngày càng nhiều, tiền thuê còn có thể tiếp tục tăng.
Lúc đầu, tôi nói hãy để tôi suy nghĩ thêm vài ngày nữa, nhưng anh ta nói số lượng cửa hàng còn lại không còn nhiều, nếu do dự quá lâu, đợi đến khi khu bất động sản này hoàn thành, giá sẽ càng đắt hơn nữa. Vì thế, tôi đã quyết định mua cửa hàng đó với giá 1,7 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 5,5 tỷ đồng), đồng thời ký hợp đồng và cọc 20 ngàn nhân dân tệ, đợi sau khi nơi đây xây dựng xong thì cửa hàng đó sẽ thuộc về tôi.
3. Đổi ý
Sau khi mua cửa hàng đó, tôi đã rất vui, liền đi tâm sự với một vài người bạn, bảo họ cũng nên suy nghĩ đến việc mua một căn đi. Bạn bè biết được liền khuyên tôi đừng nên mua cửa hàng, họ nói vị trí của bất động sản đó không tốt, cửa hàng sẽ rất khó cho thuê, hơn nữa, lân cận cửa hàng đều là các khu dân cư cũ, lưu lượng hành khách sẽ không nhiều, cửa hàng sẽ không có giá trị cao. Và vì họ có một người bạn mở siêu thị ở gần khu bất động sản đó, nên rất rõ tình hình cho thuê mặt bằng xung quanh.
Vì thế, qua ngày vài sau, tôi quyết định không muốn mua cửa hàng đó nữa.
4. Bỏ tiền cọc
Tôi đã lặp tức tìm vị đồng hương kia và nói do mình không đủ tiền nên không muốn mua nữa. Mặc cho vị đồng hương kia có tức giận và chèo kéo đến mấy, tôi vẫn giữ vững lập trường của mình, dứt khoát từ chối. Anh ta còn mang số tiền cọc ra để “hù dọa” tôi. Nhưng tôi vẫn chọn từ bỏ hơn 20 ngàn tệ tiền cọc đó và rời đi. Ban đầu, quả thực tôi vẫn có chút hối tiếc, đột nhiên lại bị mất một khoản tiền mà chẳng được lợi ích gì.
Nhưng bây giờ hơn hai năm sau, tôi mới thấy quyết định của mình khi đó là đúng. Bất động sản đó đã hoàn thành, tuy nhiên xung quanh vẫn rất vắng vẻ, hầu hết các cửa hàng bên trong đều bỏ trống. Một số cửa hàng cũng có người thuê, nhưng tiền thuê hàng tháng chỉ có 3.000 nhân dân tệ (10 triệu đồng).
Vì lý do này, các cửa hàng ở đó đều bị tụt giá, thậm chí dù có hạ giá thì vẫn chẳng có ai thèm mua. Nhìn lại quả thật rất may mắn, may mắn là khi đó tôi đã nghe lời khuyên của bạn bè và không đầu tư vào bất động sản đó. Nếu không thì bây giờ vừa mất tiền tích góp nhiều năm, vừa phải ôm một căn “cửa hàng ma”, bán cũng không được, cho thuê cũng không xong.
Theo: Toutiao
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 năm tích luỹ định mua BĐS 5,5 tỷ đồng để kinh doanh, phút cuối ‘quay xe’, chấp nhận mất 65 triệu đồng tiền cọc: Suýt chút nữa tôi đã phải ôm ‘trái đắng’ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://cafebiz.vn/10-nam-tich-luy-dinh-mua-bds-55-ty-dong-de-kinh-doanh-phut-cuoi-quay-xe-chap-nhan-mat-65-trieu-dong-tien-coc-suyt-chut-nua-toi-da-phai-om-trai-dang-176230609114220661.chn