Myanmar là một điểm dừng chân lý tưởng du khách bốn phương đã hút hồn bao du khách bởi vẻ đẹp của cảnh quan đồ sộ, nét cổ xưa huyền bí, không những thế nó khiến mọi người nao lòng vì nó với những nét đẹp riêng về văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội nơi đây nữa. Dưới đây là Top 10 nét văn hóa đặc sắc của người Myanmar phù hợp với những bạn đang chuẩn bị đến một đất nước thiêng liêng.
Âm nhạc truyền thống Myanmar
Cũng như rất nhiểu quốc gia khác trên thế giới, văn hóa nghệ thuật truyền thống của Myanmar mang những nét riêng biệt đầy ấn tượng. Dàn nhạc truyền thống của Myanmar không chỉ đồ sộ về số lượng nhạc cụ mà còn cuốn hút khách du lịch với những âm sắc độc đáo. Dàn nhạc truyền thống của Myanmar (gọi là Saing Waing) bao gồm rất nhiều loại nhạc cụ kết hợp với nhau gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng (Kyi Waing), chuông tre (Pattala), chũm chọe, những nhạc cụ bộ hơi và nhạc cụ bộ dây,… Bộ trống được gọi là Pat Waing, một bộ trống lớn của người Myanmar có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ cũng có tới chín chiếc. Nhạc cụ bộ hơi gồm hnè hay oboe và sáo, trong đó, hnè là nhạc cụ cho âm thanh rất cao. Bộ cồng trong dàn nhạc truyền thống Myanmar cũng có tới chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng, người Myanmar cũng sử dụng bộ chiêng tứ giác. Đó là dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật có thêm một vài chiếc chiêng tròn. Ngoài ra, Myanmar còn có một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác khá ấn tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại, ozi (trống có hình chiếc vò) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc trống dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng.
Âm nhạc truyền thống Myanmar
Cách đặt tên
Người Myanmar không đặt tên theo dòng họ mà là đặt tên theo ngày sinh trong tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật, đó là: Phượng, Hồ, Nghê, Voi, Thỏ, Chuột, Rắn. Cách xưng hô gắn liền vào tên, tức là thêm một mạo từ đặt ở phía trước tên của mình, để chỉ ra giới tính, tuổi tác, thân phận và địa vị.
Cách đặt tên
Nhai trầu
Nếu như ở Việt Nam, việc ăn trầu chỉ dành cho một số ít các ông, các bà cụ già, người lớn tuổi, ở miền thôn quê, thì tại Myanmar, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy người ta ăn trầu như một món quà vặt không thể thiếu, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dành cho bất cứ ai. Cũng không thấy lạ lẫm gì khi bạn nhìn những quầy hàng bán trầu có mặt khắp các lề đường con phố, và chẳng bao giờ ế khách. Ở đây miếng trầu của họ gồm một lá trầu, quét lên một lớp vôi loãng, rắc thêm chút thuốc lào, và thứ gì đó, rồi cuốn lại. Đặc biệt đàn ông ở nơi này dùng trầu còn nhiều hơn cả phụ nữ, một số người còn ăn trầu thay cho hút thuốc lá.
Nhai trầu
Cách làm đẹp của phụ nữ Myanmar
Người Myanmar cũng có một phong tục rất kỳ lạ để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên năm tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của vòng bụng người con gái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar. Ngoài ra phụ nữ ở nơi đây thay vì trang điểm bằng phấn, bằng son thì phụ nữ ở đậy họ dùng Thanaka làm phấn trang điểm trên mặt, cổ và tay của mình cho mát và còn để chống nắng.
Cách làm đẹp của phụ nữ Myanmar
Các lễ hội truyền thống
Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây diễn ra quanh năm, nhưng chủ yếu tập trung vào các thời điểm tháng 3, tháng 4 khác vì vào thời điểm này là dịp tết của người dân nơi đây. Khác với Việt Nam và một số nước trên thế giới, vào ngày chào đón năm mới, họ có lễ hội té nước, họ dùng nước té vào nhau với mong muốn gột rửa những bụi bẩn của năm cũ chào đón một năm mới may mắn và hạnh phúc hơn. Ngoài ra còn có lễ hội xuất gia, có lẽ lễ hội này càng khẳng định tinh thần trọng đạo của người dân nơi đây, lễ hội này diễn ra quanh năm, một tháng tại các tu viện có một ngày để làm lễ xuất gia. Lễ này là lễ xuất gia cho những đứa trẻ tập làm sư, họ mong muốn những đưa con của họ có thể xuất gia để làm vẻ vang dòng họ và theo họ thì là một người phật tử tốt là trong đời phải ít nhất một lần xuất gia. Vì thế mà vào ngày có dịp lễ xuất gia sẽ có những đứa trẻ trang điểm lỗng lẫy như hoàng tử như công chúa được đón rước linh đình trên các đường phố trước khi đưa vào chùa làm lễ xuất gia,… Ngoài ra còn vô vàn những lễ hội độc đáo khác như lễ hội nghệ thuật múa rối, Lễ hội Phaung Daw U, Lễ hội nấu cơm nếp, Lễ hội thần Ko Gyi Kyaw,…
Các lễ hội truyền thống
Chùa ở Myanmar
Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa.
Chùa ở Myanmar
Tập tục ăn uống của người dân Myanmar
Người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa thì họ ăn nhẹ. Thường trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa vì thế mà trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay nắm cơm bốc cơm ăn, họ thường ăn uống bằng tay phải vì họ quan niệm rằng tay trái là để dùng cho những việc vệ sinh cá nhân. Cũng vì vậy mà khi đưa bất kì đồ gì cho người dân ở Myanmar, bạn nên đưa cho họ bằng tay phải. Bạn cần lưu ý, những người theo đạo Phật không ăn thịt bò và người Hồi giáo thì không ăn thịt lợn.
Tập tục ăn uống của người dân Myanmar
Ngôn ngữ Myanmar
Tiếng Myanmar là ngôn ngữ chính thức ở đất nước này. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Myanmar, người Rakhine. Tiếng Myanmar có thể được phân thành hai loại, loại chính thống thường dùng trong văn viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phát biểu, còn loại thì thông thường được thấy trong hội thoại hàng ngày. Về chữ viết trong tiếng Myanmar có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon.
Ngôn ngữ Myanmar
Trang phục truyền thống Myanmar
Chính phủ của Myanmar khuyên khích người dân nơi đây giữ gìn bản sắc dân tộc. Do đó Myanmar được mọi người biết đến vì sự riêng biệt, đặc trưng về trang phục cũng như phong tục. Khác với nhiều nơi ở trên thế giới mặc áo phông, quần jean thì ở Myanmar trang phục truyền thống của các dân tộc thường được sử dụng trong những dịp đặc biệt hoặc lễ tết, do đặc thù thời tiết nắng nóng gần như quanh năm, trang phục truyền thống Myanmar chia làm hai loại là Paso dành cho nam và Longyi để cho nữ được người dân Myanmar sử dụng hằng ngày. Paso và Longyi đơn giản là miếng vải trơn hoặc caro khoảng 2m dành cho nam và loại vải màu sắc, hoa văn dành cho nữ. Thao tác chưa đầy 5 giây, miếng vải sẽ được quấn ngang hông thay cho quần hoặc váy. Ngoài ra trang phục này còn có thể làm áo che mưa, che nắng, quấn tròn thành dạng đế mũ vững chắc cho những phụ nữ đội hàng hóa như trái cây, bao gạo, thực phẩm mà không cần dùng tay để giữ.
Trang phục truyền thống Myanmar
Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống
Quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội Myanmar còn khá nặng nề bở một số chùa chiền linh thiêng sẽ cấm phụ nữ không được đến ngần tượng Phật, không được đứng vào khu vực dành cho đàn ông, không được dát vàng vào các vật linh thiêng trong chùa thậm chí còn kiêng kỵ đến mức phụ nữa không được gối đầu lên cánh tay đàn ông, vì như vậy người đàn ông sẽ mất đi sức mạnh, tinh thần không còn minh mẫn.
Đối với người Myanmar họ coi đỉnh đầu là nơi thể hiện sự tôn trọng, vì vậy người khác không được dùng tay chạm vào đầu họ, ngay cả những đứa trẻ rất đáng yêu cũng không nên xoa đầu của chúng.
Myanmar có một quan niệm dùng tay trái đưa đồ chính là biểu hiện sự vô lễ thiếu tôn trọng với người đối diện. Chính vì vậy mà khi muốn đưa bất kì đồ vật nào cho người khác bạn nên đưa bằng tay phải và nếu có thể hãy sử dụng bằng cả hai tay.
Bạn không những không được phép ăn uống hay là ngủ tá túc qua đêm tại các ngôi chùa mà bạn còn không được phép leo lên nhữn ngôi chùa cao. Mặc dù vị trí cảnh đẹp của chỗ đó như thế nào thì bạn cũng không được phép chèo nên và chụp ảnh cũng như là ngắm cảnh.
Tại Myanmar việc chỉ vào chân người khác là một điều rất bất lịch sự. Đặc biệt là khi bạn chỉ vào chân của một đức phật thì những người Myanmar sẽ nhìn bạn với một ánh mắt khác. Theo quan niệm của người Myanmar, thì đôi chân chính là bộ phận khiếm nhã nhất của cơ thể con người. Việc này cũng đồng nghĩa với việc là bạn không được đặt chân nên bắt kì đồ vật hay đồ đạc gì.
Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống
Đất nước nào cũng có những phong tục và tập quán riêng, trước khi đi du lịch Myanmar các bạm cũng nên tìm hiểu một số phong tục và những điều kiêng kị để không có những hành động để lại ấn tượng xấu cho người dân nơi đây. Hy vọng bài viết này có ít với các bạn.
Đăng bởi: Đạt Đào Đình