Khi du lịch Nhật Bản bạn sẽ thấy người Nhật Bản vốn có nhiều quy tắc và tất cả đều xuất phát điểm từ cuộc sống thực tế của họ.
1. Trẻ em Nhật Bản có chung một ngày sinh nhật
Ngày 15/11 là ngày kỷ niệm lớn nhất cho tất cả trẻ em 3, 5 hoặc 7 tuổi và nó được gọi là Shiti-Go-San, (tạm dịch là “Bảy-Năm-Ba). Với người Nhật Bản, những con số này đều đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của trẻ và đó là lý do các bậc phụ huynh sẽ có sự kiện lớn để chúc mừng các con.
Trẻ em Nhật Bản thường có chung ngày sinh nhật vào những tuổi đặc biệt 3, 5, 7.
2. Tập thể dục buổi sáng
Ngay cả học sinh và các nhân viên văn phòng ở Nhật Bản đều bắt đầu ngày mới của họ bằng một bài tập thể dục buổi sáng chung với các động tác tương tự nhau. Truyền thống này đã tồn tại từ năm 1928 và ngày càng được nhân rộng hơn vì người Nhật cho rằng tập thể dục chung sẽ khiến mọi người trở nên gần gũi hơn, điều cực kỳ quan trọng ở một đất nước công nghiệp như xứ sở mặt trời.
Tập thể thao nâng cao sức khỏe chính là châm ngôn sống của người Nhật Bản.
3. Những phát minh kỳ quặc
Nhật Bản cũng nổi tiếng khắp thế giới với những phát minh kỳ lạ và hấp dẫn của mình ở nơi công cộng. Tuy nhiên, bên cạnh đó người dân nước này cũng có nhiều ý tưởng sáng tạo vô cùng “bá đạo” và lạ lùng. Có thể kể đến như dụng cụ làm môi phồng quyến rũ, một chiếc gối cho đàn ông được làm theo hình đôi chân của người phụ nữ chẳng hạn. Tất cả các sản phẩm này đều được bán trên thị trường với giá cả phải chăng, ai cũng có thể mua được.
Những phát minh kỳ lạ nhưng lại được ưa chuộng rộng rãi.
4. Trường học không phân cấp
Các trường học ở Nhật Bản có thể được coi là những cơ sở giáo dục tiến bộ nhất thế giới. Ở đây, người ta không phân thành các khối lớp mà thay vào đó giáo viên sẽ tự quyết định năng lực của học sinh để ra các bài kiểm tra tương ứng. Thêm vào đó, khi ở trong trường, học sinh sẽ không được sử dụng điện thoại, nếu vi phạm thì họ chỉ còn cách dắt theo cha mẹ đến trường nếu như muốn lấy lại “em dế” yêu quý.
Còn một điều thú vị nữa là trường học ở Nhật Bản cũng không có lao công vì tất cả học sinh trong trường sẽ được phân công tự dọn dẹp sạch sẽ khuôn viên mình học tập.
Trường học ở Nhật Bản không giống với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
5. Nguyên tắc đi thang máy
Tuy rằng nguyên tắc này không được coi là chính thống nhưng nó vẫn tồn tại một cách rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người Nhật Bản. Nếu bạn là người đầu tiên bước vào thang máy và không có ai, bạn sẽ trở thành thuyền trưởng và đứng ở bảng điều khiển để bấm tầng cho mọi người vào sau. Nhưng không phải bạn chỉ đứng ở đó cho đến tầng của mình thôi đâu nhé, một người lịch sự và biết phép tắc sẽ phải đứng trong đó cho đến khi người cuối cùng rời đi thì mới thôi đó.
Vì lý do này, có một lời khuyên dành cho khách du lịch tới Nhật Bản là khi thấy thang máy trống rỗng không có ai thì đừng nên bước vào.
Đừng bao giờ vào thang máy trống người khi đang vội bạn nhé.
6. Động chạm cơ thể là hành vi khiếm nhã
Ở Nhật Bản, sẽ rất thô lỗ khi tùy tiện nhìn vào mắt người khác và cả việc động chạm cơ thể cũng vậy. Đất nước này không phải là rộng lớn nên người dân rất tôn trọng không gian riêng của nhau. Ở đây, nam nữ hôn nhau ở nơi công cộng cũng được coi là hành vi khiếm nhã, thậm chí trước năm 1945, hành động này còn bị quy vào danh sách vi phạm trật tự công cộng.
Ở Nhật Bản, chỉ những mối quan hệ đã xác định rõ ràng như đối tác hay người cực kỳ thân thiết thì người ta mới nhìn thẳng vào mắt nhau và nắm tay mà thôi.
7. Đồ uống có cồn được chấp nhận như một văn hóa
Người Nhật chuộng đồ uống có cồn và họ uống rất nhiều mà không sợ mất hình tượng. Một giáo sư đại học hoàn toàn có thể uống say mềm với các sinh viên của mình để rồi sau đó để họ kéo mình lê lết về nhà. Một người thư ký gương mẫu cũng có thể uống với đối tác kinh doanh đến mức không còn biết trời trăng là gì, thậm chí nôn ọe khắp người trong quán karaoke thì cũng không làm sao.
Những hành động đó được coi là hoàn toàn bình thường ở Nhật Bản và sau ngày say xỉn đó họ sẽ cư xử với nhau như không có chuyện gì xảy ra.
Ban ngày có thể là anh sếp bảnh bao nhưng đến khuya cũng có thể trở thành bợm nhậu. Văn hóa uống của người Nhật là vậy đấy.
8. Tiền bạc
Người Nhật Bản có thái độ rất kỳ lạ với tiền bạc, không hiểu vì lý do gì mà họ rất xấu hổ khi thấy tiền ở nơi công cộng. Vì lý do đó, những phong bì tiền được trang trí theo kiểu truyền thống thường rất phổ biến ở đây. Và nếu trong trường hợp không có chiếc phong bì như vậy, bạn sẽ phải giấu tiền trong một tờ giấy trước khi đưa cho bất kỳ ai.
Tất nhiên khi ở siêu thị hay các cửa hàng thì lại khác vì bạn có thể sử dụng tiền mặt thoải mái nhưng nếu đến đây làm việc thì bạn hãy chú ý một chút khi đưa tiền cho đồng nghiệp hay cấp trên bởi họ sẽ thấy không vui nếu nhìn thấy tiền trơ trọi như thế.
Tiền mặt nếu đưa không có vỏ bọc sẽ được coi là thiếu tôn trọng người nhận đấy nha.
9. Gói quà tặng cũng là một nghệ thuật
Văn hóa tặng quà ở Nhật Bản rất mạnh và mỗi năm có 2 mùa là mùa hè và mùa đông để một người có thể gửi đến người yêu thương của mình những món quà đặc biệt. Việc gói quà cũng rất quan trọng và trở thành một nghệ thuật thể hiện sự tôn trọng người được tặng cũng như sự khéo léo của người tặng quà.
Ở các quốc gia khác, người tặng quà sẽ rất vui nếu người được nhận quà bóc ra luôn, nhưng ở Nhật Bản thì đó lại là dấu hiệu của sự tham lam và thiếu kiên nhẫn.
Đừng bóc quà luôn, đó là nguyên tắc sống lịch sự của người Nhật.
10. Văn hóa cúi chào
Ở Nhật Bản, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh được coi gần như một vị thần và được đối xử tôn trọng một cách đáng kinh ngạc. Trong một cuộc gặp, khi họ rời đi thì cả công ty sẽ theo họ đến cửa thang máy và cứ cúi đầu chào cho đến khi cánh cửa khép lại.
Mặc dù điều này cũng có vẻ khá phức tạp vì nếu có một đoàn khách đông người thì việc cúi chào từng người và tiễn biệt trang trọng như vậy là khá mất thời gian. Tuy nhiên, văn hóa thì vẫn cứ là văn hóa, có giản tiện một chút thì được nhưng sự tôn trọng thì nhất thiết vẫn phải giữ nguyên.
Khách hàng là thượng đế, câu nói này rất đúng với phong cách cúi chào ở Nhật Bản đó chứ.
Đăng bởi: Tuyến Nguyễn