Các ngày lễ lớn trong năm là những ngày quan trọng và thường là những ngày lễ kỷ niệm, ngày sum họp gia đình của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được hết những ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch của nước ta. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn đầy đủ về những ngày lễ lớn theo âm lịch của người Việt.
Tết Nguyên Tiêu (15/1)
Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày 15 tháng giêng, tức ngày rằm đầu tiên của năm mới. Đây được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới. Vốn bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng Tết Nguyên Tiêu của Việt Nam mang đậm bản sắc riêng. Vào ngày này, người Việt thường đến đền chùa để cầu nguyện an lành cho các thành viên trong gia đình, mong một năm thuận buồm xuôi gió trong làm ăn và mọi việc đều được hanh thông.
Vì vậy, câu nói “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt và thể hiện tầm quan trọng của việc cúng bái đền chùa đối với hầu hết người dân trên dải đất hình chữ S. Ngày nay, đêm rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc và thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn.
Tết Nguyên Tiêu (15/1)
Lễ Phật Đản (15/4)
Từ hàng nghìn năm về trước, Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam. Cho tới nay, tôn giáo này đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt và có rất nhiều tín đồ một lòng hướng Phật. Bên cạnh đó, quan niệm của đạo Phật cũng đã trở thành lối sống của hầu hết người dân Việt.
Bởi thế, lễ Phật Đản đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng để hòa cùng niềm vui với mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời. Vào ngày này, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Họ tham gia lễ tắm Phật, đến chùa làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống… để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.
Nhiều người còn thả cá, thả chim… nhằm tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài. Đó cũng là cách để tỏ lòng thành kính cầu mong sự an bình, tốt lành tới cả gia đình.
Lễ Phật Đản (15/4)
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3)
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có một vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt.
Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba” đậm đà tình nghĩa đã vang vọng trong tâm thức của hàng triệu triệu người Việt Nam từ ngàn đời xưa. Hàng ngàn năm nay, cứ mùng mười tháng ba, dân Việt lại nô nức trở về trẩy hội Đền Hùng tại Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Tất cả con dân cùng nhớ về cội nguồn, tỏ lòng biết ơn tới các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và các vị tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6/12/2012.
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3)
Tết Hàn Thực (3/3)
Ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch ở Việt Nam tiếp theo cũng được du nhập từ Trung Quốc nhưng vẫn mang sắc thái riêng của người Việt đó là Tết Hàn Thực. Người Việt đã sáng tạo ra một món ăn riêng trong ngày này mang cả hương vị thanh trong của đất trời là bánh trôi, bánh chay.Bánh trôi bánh chay là món ăn đặc trưng của ngày Tết Hàn thực mùng 3/3 với các nguyên liệu chính như: bột gạo nếp, đường đỏ viên, đậu xanh…Đó là những thức ăn nguội thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên với mục đích hướng đến nguồn cội và tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Bánh trôi, bánh chay vì thế cũng đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống và cũng là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.
Không chỉ vậy, món ăn này còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ – Hà Tây); ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu bởi cũng có những sự tích cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra 50 người con theo cha xuống biển.
Tết Hàn Thực (3/3)
Lễ Tất Niên (29/12 hoặc 30/12)
Ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch cuối cùng ở Việt Nam và cũng là tận cùng của năm là lễ Tất Niên (hay còn gọi là tiệc tất niên). Đây làphong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt nhằm đánh dấukết thúc năm cũ, chào đón năm mới. Nếu tháng đủ thì lễ này sẽ được diễn ra vào 30/12, còn nếu là tháng thiếu thì vào 29/12. Nhà cửa lúc này đã trang hoàng lộng lẫy với đèn nháy, hoa tươi và cây cảnh để chuẩn bị đón Tết.
Ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau làm cơm cúng hết năm và tổ chức tiệc mừng, nhìn lại một năm đã qua rồi cùng nhau chờ đến giây phút giao thừa đón năm mới sang. Sau một năm tất bật học tập, làm việc, chạy đua với cuộc sống, tất cả đều cùng nhau tận hưởng bầu không khíấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình.
Lễ Tất Niên (29/12 hoặc 30/12)
Tết Đoan Ngọ (5/5)
Bên cạnh lễ Phật Đản, Tết Đoan Ngọ cũng là ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch của nước ta. Dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ bằng cái tên dân dã là Tết diệt sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh rất dễ phát sinh nên vào ngày này người dân có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro, rượu nếp để diệt trừ sâu bọ và xua đuổi bệnh tật. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp đầm ấm và cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng và đồng thời để cầu bình an.
Tết Đoan Ngọ (5/5)
Lễ Vu Lan (15/7)
Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã trở thành một ngày trọng đại, không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây là dịp để nhắc nhở con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.
Đó cũng là sự giáo dưỡng tâm hồn đầy nhân bản theo văn hóa Phật giáo “từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “ăn quả nhớ người trồng cây”,… Những ngày này, bên cạnh việc tới chùa để cầu bình an, người dân khắp nơi còn làm cơm cúng và biếu mã cho tổ tiên. Với những người con còn mẹ thì họ sẽ tặng mẹ một bông hồng để tỏ lòng hiếu thảo.
Lễ Vu Lan (15/7)
Tết Táo Quân (23/12)
TếtTáo Quânhay còn gọi là Tết ông Công ông Táo cũng là một cái Tết mang đậmtruyền thống tâm linh không thể thiếu của Việt Nam. Tết Táo Quân diễn ra vàongày 23/12 hàng năm. Theo truyền thuyết thì vào ngày này, ông Công ông Táo củamỗi gia đình sẽ trở về thiên đình để báo cáo mọi việc trong năm vừa qua.
Vì thế vào ngày này, mọi gia đình đều làm cơm cúng và biếu mã Táo Quân để tiễn Ngài lên chầu trời. Điều này thể hiện lòng cảm tạ và cũng là sự sám hối những sai trái của người dân với thần linh cho cả một năm. Ở Việt Nam, vào ngày này, mọi người cũng thường mua cá chép về phóng sinh.
Tết Táo Quân (23/12)
Tết Nguyên Đán (1- 3/1)
Tết Nguyên Đán (hay Tết cổ truyền) là ngày lễ lớn và quan trọng trong năm tính theo lịch âm của người Việt. Đây là khoảng thời gian được xem là vui nhất, nhộn nhịp nhất và ấm áp nhất của cả một năm. Tết là thời điểm giao mùa, là sự khởi đầu của một năm mới, sự thay đổi của vạn vật cỏ cây. Nó mang bao sự hứa hẹn cầu mong một năm mới tốt lành an khang thịnh vượng. Và thiêng liêng hơn cả, đó là cơ hội sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau, cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc tài lộc, náo nức của những ngày đầu năm đầy phấn khởi.
Những bộn bề, lo toan của cuộc sống sẽ tạm gác lại, thay vào đó là sự thoải mái, sự thư giãn tâm hồn và hòa mình vào không gian hân hoan của tiết xuân nồng thắm. Bên cạnh đó, Tết còn là dịp để người Việt ta hướng về cội nguồn, tổ tiên và chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất.
Chính vì là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho biết bao niềm tin yêu, sự may mắn cùng với những mong ước, nguyện cầu chân thành nên Tết Nguyên Đán mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu xa khác so với những ngày lễ khác trong năm.
Tết Nguyên Đán (1- 3/1)
Tết Trung Thu (15/8)
Tết Trung Thu là ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch ở Việt Nam dành cho thiếu nhi. Trải qua hàng ngànnăm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa con người với vầng trăng.Trăng có khi tròn khi khuyết, cuộc sống có niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họphay chia tay. Cũng từ đó, trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Trong ngày này, theo phong tục của người Việt,tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vuichơi, rước đèn, múa lân, trông trăng, phá cỗ,…
Tết Trung Thu (15/8)
Xã hội càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự thay đổi về phong tục tập quán và sự chú trọng quan tâm về các ngày lễ lớn đã không còn được như xưa. Sẽ thật đáng tiếc biết bao khi những phong tục truyền thống tốt đẹp ấy bị mai một. Mong rằng những con người Việt hãy luôn nhớ tới những ngày lễ lớn của dân tộc để bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng và hướng về cội nguồn.
Đăng bởi: Thủy Trần