Theo Diễn đàn kinh tế thế giới thì chỉ số cạnh tranh nghĩa là dựa vào một loạt các thể chế, chính sách và nhân tố tạo nên năng lực sản xuất của một quốc gia nào đó. Mà yếu tố hạ tầng lại là một yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi vậy hãy cùng nhau điểm tên top 10 quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt nhất nhé.
Hong Kong
Với diện tích 2.755km2, dân số hơn 7,5 triệu người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, Hong Kong là nơi có mật độ dân số “dày” thuộc top 5 thế giới. Từ những năm cuối thế kỷ XIX, Hong Kong đã là trung tâm tài chính của châu Á, một trung tâm thương mại toàn cầu, nơi đặt trụ sở của nhiều công ty, ngân hàng lớn trên thế giới.
Hong Kong là một trong những quốc gia có mạng lưới điện thoại di động và dịch vụ cung cấp điện thoại được đánh giá tốt nhất trên thế giới. Hiện quốc gia này được xếp vị trí thứ nhất về tỷ lệ thuê bao điện thoại di động bình quân đầu người và đứng thứ 2 thế giới về cơ sở hạ tầng vận tải và hàng không. Nếu tính toàn bộ các mục thuộc về cơ sở hạ tầng thì nước này đứng thứ 4 toàn cầu.
Hong Kong
UAE
Là đất nước có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 2 trên thế giới, sản xuất và nhập khẩu dầu mỏ đứng đầu thế giới, được thiên nhiên ữu ái ban tặng cho cả những cảnh vật kỳ vỹ, Ả Rập chính là cái tên không thể nhắc đến trong bảng xếp hạng này.
Ả Rập hiện là quốc gia có chất lượng đường bộ đứng thứ nhất thế giới và đứng thứ 2 về chất lượng hàng không mặc dù ngành dịch vụ cung cấp điện của nước này chỉ xếp ở vị trí thứ 10 thế giới. Theo báo cáo của WEF đánh giá thì nền kinh tế khỏe mạnh của Ả Rập đa dạng hơn bất kỳ nền kinh tế ở quốc gia nào. Chính điều này sẽ là điều kiện tốt để giúp cho Ả Rập có thể phát triển cơ sở hạ tầng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
UAE
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ hiện đang là quốc gia dẫn đầu trong ngành dịch vụ cung cấp điện và xếp thứ 2 trong cơ sở hạ tầng đường sắt, tuy nhiên chất lượng cảng tại nước này chỉ đứng ở vị trí thứ 47. Là một đất nước có thị trường tài chính lâu đời và bền vững, đây chính là thế mạnh đã khiến cho Thụy Sĩ có chỉ số cạnh tranh đứng thứ nhất trong số 144 quốc gia trên thế giới.
Chính thị trường tài chính sâu rộng là nền tảng tốt cho sức cạnh tranh tổng thể của quốc gia này. Mặc dù đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước này ở mức cao so với các nước phát triển khác nhưng vẫn không thể tránh khỏi sự xấu đi sau cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Thụy Sĩ
Đức
Đức là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới với tỷ lệ đường dây điện thoại cố định bình quân đầu người đứng thứ 2 thế giới và số ghế hàng không bình quân đầu người đứng thứ 5 thế giới.
Cơ sở hạ tầng đường sắt tại quốc gia này xếp thứ 9 trong khi chất lượng cảng thì lại chỉ xếp thứ 14 và dịch vụ cung cấp điện đứng thứ 20 trên tổng số 144 quốc gia về cơ sở hạ tầng tốt nhất và hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên nếu đem Đức so với các nước miền nam Châu Âu như Ý thì sự trượt dốc của cơ sở hạ tầng tại nước này do khủng hoảng là rất đáng để chú ý.
Đức
Phần Lan
Phần Lan hiện là một quốc gia được đánh giá là rất thanh bình và có cơ sở hạ tầng tốt cùng với xã hội tiên tiến. Quốc gia này đứng thứ 6 về chất lượng đường sắt và cũng được xếp thứ 7 về chất lượng bến cảng. Nơi đây cũng rất nổi tiếng về hệ thống giáo dục tốt bậc nhất trên thế giới.
Phần Lan có dân trí cao, xã hội văn minh và an toàn, cơ sở hạ tầng tốt. Chính điều đó đã giúp đất nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên này trở thành một trong các quốc gia giàu có nhất thế giới, nhờ lực lượng lao động trí thức cao và không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ.
Phần Lan
Singapore
Singapore hiện đang là quốc gia đứng thứ nhất về hệ thống hạ tầng hàng không và được xếp ở vị trí thứ 2 về chất lượng bến cảng. Nếu xét về toàn bộ cơ sở hạ tầng thì quốc gia này đứng thứ 2 trên thế giới và lọt vào top 30 quốc gia, khu vực cạnh tranh về tất cả các hạng mục.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng về vận tải đường không của nước này cũng đang dẫn đầu và đứng thứ 2 thế giới về chất lượng cầu cảng. Ngoài ra, Singapore còn đứng thứ 14 về chất lượng thuê bao điện thoại di động và được đánh giá là một quốc gia có nề kinh tế vĩ mô ổn định và đầy hiệu quả.
Singapore
Iceland
Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế của Iceland đã phát triển mạnh mẽ, cùng với hệ thống phúc lợi xã hội vào hàng tốt nhất thế giới. Đất nước này xếp thứ 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, và thứ nhất thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI). Với nền kinh tế thị trường, Iceland có các ngành dịch vụ, tài chính rất phát triển.
Iceland là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng của khu vực Bắc Âu và cũng là nơi có cơ sở hạ tầng tuyệt vời để xem bắc cực quang.Hiện Iceland là quốc gia được xếp thứ 2 trong bảng cạnh tranh toàn cầu về chất lượng cung ứng điện lực và đứng thứ 6 về tỷ lệ đường dây điện thoại cố định bình quân đầu người trên thế giới.
Iceland
Hà Lan
Hà Lan được biết đến như là ngõ cửa vào Châu Âu với vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng quá tuyệt vời. Hà Lan là một quốc gia đứng đầu danh sách các quốc gia về chất lượng cảng, sông, biển cũng như chất lượng cung ứng điện tốt nhất thế giới.
Cảng Rotterdam của quốc gia này được xem là một trong những cảng lớn nhất Châu Âu, thông qua đó rất nhiều hàng hóa được vận chuyển mỗi ngày. Ngoài ra, quốc gia này còn được xếp ở vị trí thứ 2 về quy mô đường bộ. Hiện nay, Hà Lan đang có sự chuyển biến tích cực và này càng đi lên mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác như giáo dục và xây dựng…
Hà Lan
Áo
Áo là quốc gia liên tục được xếp hạng trong 20 quốc gia giàu nhất thế giới theo GDP bình quân đầu người. Nước Áo hiện đang là quốc gia có chất lượng đường bộ và chất lượng cung ứng điện lực đứng hàng thứ 7 trên thế giới.
Hạ tầng cơ sở về giao thông đường bộ lẫn đường sắt tại quốc gia này đều phải chịu ảnh hưởng của địa thế nằm trên dãy núi Apls và về mặt khác là vị trí trung tâm trong Châu Âu. Giao thông qua dãy Apls đòi hỏi phải có nhiều hầm xuyên núi và cần phải chịu đựng được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Phần lớn đường sắt tại nước này do Công ty đường sắt liên bang Áo vận hành và cũng là công ty đường sắt lớn nhất tại Áo.
Áo
Pháp
Pháp là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới vào năm 2020 tính theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 10 tính theo PPP. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020 Pháp là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu sau Đức và Vương quốc Anh.
Pháp hiện là quốc gia được xếp thứ 4 trên thế giới nếu xét tổng thể về cơ sở hạ tầng. Hiện quốc gia này đang đứng thứ 6 về chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt và xếp thứ 7 về chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ. Thế nhưng, chất lượng về cảng hàng hải cũng như ngành dịch vụ cung ứng điện lực tại nước này chỉ đứng thứ 24 và 26 trên thế giới. Tuy vậy nhưng cơ sở hạ tầng và nền kinh tế hiện nay của Pháp vẫn có chỗ đứng đáng kể trên thế giới.
Pháp
Một quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và xã hội tại quốc gia này dẫn đến có thể nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân và tránh được nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội.
Đăng bởi: Trương Diễm Sương