Apple được biết đến là một công ty lớn và bán giá sản phẩm cao ngất ngưỡng, điển hình như nhiều người luôn lấy giá iPhone để làm thước đo so sánh cho quan niệm “đắt và rẻ”. Năm 2017, Apple bán ra iPhone X với giá khởi điểm 1000$, người dùng đã bất ngờ cũng như có nhiều tranh cãi về giá bán càng ngày càng tăng cao. Nhưng thực tế, Apple đã bán sản phẩm với giá đắt đỏ từ rất lâu, khi mà họ còn là công ty tập trung cho việc sản xuất máy tính. Bạn thử hình dung Apple bán máy tính có mệnh giá từ 2000$ đến 5000$ vào những năm 80’s nó thật sự khủng khiếp đến thế nào. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn đọc 10 sản phẩm đắt nhất Apple từng bán ra thị trường trong suốt lịch sử phát triển của Công ty.
MacBook Pro Max Option (năm 2016) – Giá: 7,049$
MacBook Pro 2016 là chiếc MacBook đã thay đổi thiết kế unibody mới trong vòng 9 năm. Sử dụng hoàn toàn cổng USB-C có thunderbolt 3, bàn phím cánh bướm thế hệ 2 cũng như sự biến mất của dãy phím Function để thay vào đó là Touch Bar. Với sự đổi mới hoàn toàn này khiến MacBook Pro 2016 rất đẹp, mỏng hơn, tối giản hơn, nhưng vẫn còn nhiều người dùng than phiền khi nó chỉ có USB-C. Nếu mua một chiếc MacBook Pro 15″ vào năm 2016, có cấu hình full bao gồm Intel Core i7 (2.9 GHz), SSD 4TB và RAM 32 GB, sẽ có giá 7,049$.
MacBook Pro Max Option (năm 2016) – Giá: 7,049$
Mac Pro (năm 2013) – Giá: 6,999$ ~ 7,562$ ngày nay
Đây là dòng Mac Pro thứ 2 của Apple, nó như chứa đựng mọi thứ tinh tuý và mạnh nhất mà Apple sản xuất, người dùng hay gọi vui là “cái thùng rác của Apple” bởi thiết kế hình trụ, nhỏ gọn và tối giản. Mac Pro 2013 được ra mắt vào sự kiện WWDC, nó chạy con chip Intel Xeon E5, GPU AMD FirePro D. Là một chiếc Workstation phù hợp cho người chỉnh sửa video, thiết kế đồ hoạ. Cấu hình cơ bản chỉ rơi vào khoảng 2,999$. Nhưng bản cao cấp nhất với chip Intel Xeon E5 có 12 nhân xử lí, 64 GB RAM cùng với 1TB SSD sẽ là 6,999$.
Mac Pro (năm 2013) – Giá: 6,999$ ~ 7,562$ ngày nay
PowerBook 3400c (năm 1997) – Giá: 6,500$ ~ 10,194$ ngày nay
Apple từng tung ra một chiếc laptop siêu mạnh mẽ là PowerBook 3400c vào năm 1997. Tại thời điểm đó, nó được trang bị vi xử lý 603ev xung nhịp chỉ 240MHz. Apple quảng bá đây là chiếc laptop nhanh nhất trên thế giới và tất nhiên, họ không “chém gió” vì thực tế đã chứng minh PowerBook 3400c thật sự rất mạnh vào năm 1997. PowerBook 3400c có giá khởi điểm 6,500$ (tương đương 10,194$ ngày nay) và Apple tiếc tục bị than phiền bởi giá cao cho đến khi G3 ra mắt thì họ đã hạ giá 3400c xuống gần 1000$.
PowerBook 3400c (năm 1997) – Giá: 6,500$ ~ 10,194$ ngày nay
iMac Pro (năm 2017) – Giá: 13,199$
Nếu như iMac 5K 2017 chỉ nâng cấp được cao nhất 32GB RAM thì iMac Pro 2017 có sẵn tùy chọn RAM này cho phiên bản tiêu chuẩn (và 1TB dung lượng lưu trữ). Với 4 khe thì bạn có thể nâng cấp lên tới 128GB cho chiếc máy tính này. Apple khẳng định rằng toàn bộ hệ thống của iMac Pro được tối ưu hóa để hoạt động tốt hơn một máy trạm tùy chỉnh với cấu hình tương tự. Ngoài ra, Curpentino còn cho rằng việc xây dựng một máy trạm có hiệu suất ngang ngửa với iMac Pro thậm chí sẽ mất nhiều chi phí hơn. Được xem là chiếc máy tin “All-in-one” mạnh nhất, cao cấp nhất. Nó sử dụng CPU Intel Xeon W tùy biến riêng 2140B, hoạt động ở xung nhịp 3200MHz và TurboBoost lên tối đa 4.2GHz. GPU Radeon Pro Vega 56 và Radeon Pro Vega 64 cho người dùng chuyên nghiệp và rất tiết kiệm điện. Giá 13,199$ dành cho bản option cao cấp nhất, đây cũng là giá cao nhất trong lịch sử máy tính Apple.
iMac Pro (năm 2017) – Giá: 13,199$
Macintosh Portable (năm 1989) – Giá: 7,300$ ~ 14,818$ ngày nay
Ra mắt vào năm 1989, đây là thế hệ máy Mac đầu tiên được tích hợp pin, hoạt động với tốc độ 16 MHz. Macintosh Portable là một trong những sản phẩm thất bại của Apple với doanh số bán hàng kém cỏi, lý do đơn giản là nó quá nặng. Đây là dòng máy tính Macintosh có thiết kế “Portable” (gập lại), cho phép người dùng có thể xách nó đi nhiều nơi mặc dù khá nặng (khoảng 7,2 kg). Nó sử dụng màn hình LCD 9,8″ đơn sắc trắng đen, RAM cơ bản 1 MB, nâng cấp được lên đến 9 MB, có giá bán cực kì cao ở thời điểm bấy giờ 7,300$. Chính vì thế Macintosh Portable không được ưa chuộng nhiều.
Macintosh Portable (năm 1989) – Giá: 7,300$ ~ 14,818$ ngày nay
Apple LaserWriter (năm 1985) – Giá: 6,995$ ~ 16,363$ ngày nay
Chiếc máy in Apple LaserWriter có khả năng kết nối hàng hàng chục máy tính Macintosh khác nhau. LaserWriter là chiếc máy in laser thương mại đầu tiên được Apple tung ra thị trường phổ thông. Nó góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng in ấn văn phòng nhưng không thể phủ nhận đây là môt thiết bị đắt đỏ. Nó được bán với giá gần 7000$ – nếu tính ở mệnh giá ngày nay sẽ rơi vào khoảng 16,000$ và còn đắt hơn những chiếc máy in của HP lúc bấy giờ.
Apple LaserWriter (năm 1985) – Giá: 6,995$ ~ 16,363$ ngày nay
Apple Watch Edition Vàng 18K (năm 2015) – Giá: 17,000$
Tại sự kiện Spring Forward vào ngày 09/03/2015, Apple đã ra mắt Apple Watch – chiếc smartwatch nhận được nhiều chờ đợi của công ty, bao gồm các model màu vàng hoặc model được làm bằng vàng 18K với mặt sapphire được bán với giá lên đến 17,000 USD. Đây là bản Apple Watch Edition thế hệ đầu tiên, làm bằng vàng 18K, thậm chí phần dây đeo từ ngàm cho đến nút thắt cũng được làm bằng vàng. Apple sản xuất bản Edition vàng rất ít và chủ yếu tập trung ở thị trường Mỹ. Ban đầu chỉ có bản 38mm cho nữ nhưng về sau bản 42mm cũng được làm bằng vàng. Về phần chất liệu vàng 18 Karat, ngoài màu vàng nguyên thuỷ có thêm màu Rose Gold được mạ lên, chính vì thế giá bán sẽ chênh lệch nhau tùy theo chất liệu.
Apple Watch Edition Vàng 18K (năm 2015) – Giá: 17,000$
Macintosh Iix (năm 1988) – Giá: 9,369$ ~ 19,934$ ngày nay
Apple giới thiệu mẫu Macintosh IIx chạy phiên bản 6.0, một trong những máy tính cá nhân đầu tiên có ổ đĩa CD-ROM. Cùng lúc, Steve Jobs giới thiệu thành quả đầu tiên của công ty máy tính mới của ông, mẫu máy NeXT. Đó là mẫu máy tính liền khối có tên gọi NeXT Cube trang bị một ổ đĩa quang học từ tính (thay vì ổ đĩa mềm floppy) và có màn hình 17 inch tiêu chuẩn. Steve Jobs lúc đó đã hướng đến các công nghệ tương lai mà hầu hết các mẫu máy Mac sau này đều có. Đây là dòng kế nhiệm cho Macintosh II trước đó, và có hỗ màn hình hiển thị màu. Chữ “x” được Apple đặt ra nhằm phân biệt loại CPU Motorola 68030 và Motorola 68020 của Macintosh II. Nếu người dùng kèm theo ổ cứng 80 MB, nó sẽ có giá cao khủng khiếp 9,369$.
Macintosh Iix (năm 1988) – Giá: 9,369$ ~ 19,934$ ngày nay
Macintosh llfx (năm 1990) – Giá: 12,000$ ~ 23,110$ ngày nay
Năm 1990, Apple đã giới thiệu mẫu máy tính nhanh nhất của hãng Macintosh IIfx có tốc độ xử lý 40MHz. Model này được thiết kế để phản bác ý kiến cho rằng máy tính chạy DOS của Microsoft là nhanh hơn nhiều so với máy Mac sử dụng giao diện người dùng đồ họa GUI của Apple. Microsoft Windows 3.0 bắt đầu xuất hiện cùng năm khi Apple đã nắm 20% tổng thị trường máy điện toán. IIfx là dòng Macintosh mạnh nhất lúc bấy giờ, được ưu đãi khi có RAM mặc định là 4 MB, bên trong có 8 khe RAM để người dùng nâng cấp, nó được bán với giá từ 9,780$ lên đến 12,000$.
Macintosh llfx (năm 1990) – Giá: 12,000$ ~ 23,110$ ngày nay
Apple Lisa (năm 1983) – Giá: 9,995$ ~ 25,259$ ngày nay
Vào năm 1983, Apple giới thiệu mẫu máy tính đầu tiên của hãng: Apple Lisa. Cần ba năm cùng mức kinh phí trong khoảng 50 triệu USD (1 nghìn tỷ đồng) để thiết kế và phát triển Lisa. Nó được đặt theo tên con gái của Steve Jobs. Mức giá của chiếc máy tính này khá đắt, khoảng 10.000 USD (khoảng 212 triệu đồng) thời đó, tương đương 25.000 USD (530 triệu đồng) theo thời giá hiện tại. Mức giá cao đã ngăn cản hầu hết người dùng, do đó doanh số của Lisa khá nghèo nàn. Mặc dù không thành công nhưng Lisa có ảnh hưởng rất nhiều tới chiếc Macintosh đầu tiên, chiếc máy tính mà Jobs cho ra mắt vào ngày 24/01/1984.
Apple Lisa (năm 1983) – Giá: 9,995$ ~ 25,259$ ngày nay
Trên đây là những sản phẩm đắt nhất Apple đã từng bán ra trong suốt lịch sử phát triển của Công ty. Chúng ta có thể thấy nếu quy đổi tỉ giá của 20 năm về trước, những mẫu máy tính của Apple có giá đắt gấp 3 – 5 lần những mẫu Macbook mới nhất hiện nay. Bạn đọc thích nhất mẫu máy tính nào của Apple, hãy để lại ý kiến bên dưới phần bình luận nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Bích Vân