Trên thế giới có những địa điểm có môi trường sống vô cùng tốt và được mệnh danh là những thành phố đáng sống. Thêm nữa, dựa trên mức sống, trình độ phát triển và cảnh quan lý tưởng dưới đây là những thành phố được cho là đáng sống nhất thế giới mà Toplist mong muốn giới thiệu đến bạn.
- Tokyo
- Singapore
- Osaka
- Toronto
- Melbourne
- Amsterdam
- Sydney
- Stockholm
- Hong Kong
- Zurich
Tokyo
Tokyo là một thành phố lớn với dân số hơn 1,38 triệu người. Cảnh đẹp không tỳ vết nhìn từ tháp Sky Tree cũng như Tháp Tokyo, một biểu tượng của Tokyo. Có rất nhiều điều quý khách có thể quan sát từ nơi này, chẳng hạn như Chùa Senso-ji nơi khởi nguồn sự rung cảm đích thực của người Nhật, cảnh dòng người băng qua Ngã tư Shibuya và từ Odaiba nhìn ra Vịnh Tokyo là cảnh tượng quý khách không bao giờ chán.
Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới. Là một trong 3 trung tâm kinh tế toàn cầu cùng với New York và Luân Đôn, theo điều tra của PricewaterhouseCoopers, khu đại đô thị Tokyo bao gồm cả Yokohama (38 triệu người) có tổng GDP theo sức mua tương đương là 2000 tỷ USD năm 2012, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris.
Tokyo là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một vài ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đóng vai trò đầu mối của Nhật về giao thông, công nghiệp xuất bản và phát thanh truyền hình. Trong phát triển mang tính tập trung của nền kinh tế Nhật Bản theo sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều công ty lớn di chuyển tổng hành dinh của họ từ các thành phố như Osaka (thủ đô thương mại lịch sử của Nhật) đến Tokyo, trong cố gắng lợi dụng sự thâm nhập dễ dàng hơn vào hệ thống nhà nước. Xu hướng này đã bắt đầu chậm dần đi do sự bùng nổ dân số ở Tokyo và mức sống đắt đỏ ở đó.
Tokyo
Tokyo
Singapore
Singapore là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn.
Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía bắc, và tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam. Singapore là quốc gia đô thị hóa cao độ, chỉ còn lại ít thảm thực vật nguyên sinh. Lãnh thổ của Singapore liên tục mở rộng thông qua hoạt động cải tạo đất.
Các hòn đảo của Singapore có người định cư vào thế kỷ thứ II Công nguyên và sau đó thuộc một số quốc gia bản địa. Năm 1819, chính trị gia Anh Quốc Stamford Raffles đã thành lập nên Singapore hiện đại với vai trò là một trạm mậu dịch của Công ty Đông Ấn Anh, hành động này được Vương quốc Johor cho phép.
Anh Quốc giành được chủ quyền đối với đảo vào năm 1824, và Singapore trở thành một trong Các khu định cư Eo biển của Anh Quốc vào năm 1826. Với sự phát triển của thương mại và vận tải biển, Singapore phát triển nhanh chóng. Đến năm 1900, Singapore đã trở thành một thành phố quốc tế hiện đại và phồn thịnh nhất tại khu vực Đông Nam Á, sánh ngang với các thành phố cảng lớn trên thế giới như Rotterdam, Kobe, Thượng Hải, Hong Kong…
Singapore
Singapore
Osaka
Osaka là thành phố du lịch được yêu thích cùng với Tokyo. Bài viết này xin giới thiệu với các bạn về thông tin cần thiết khi du lịch Osaka từ cách đi, các khu vực, đến các địa điểm thăm quan, món ăn ngon, các sự kiện. Osaka là một thành phố lớn cách Tokyo khoảng 400km. Từ Tokyo các bạn có thể di chuyển bằng Shinkansen khoảng 1 tiếng 30 phút, đây là thành phố tiêu biểu của vùng Kansai.Osaka phát triển thành 1 trong những đô thị lớn như ngày nay từ cách đây khoảng 500 năm trước. Võ sĩ đạo của Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi đã xây lâu đài ở vùng đất này, lấy Osaka làm cứ điểm để phát triển văn hoá, lưu thông. Đây là đại đô thị lớn thứ 2 sau Tokyo. Xét về mặt ẩm thực, Osaka rất phát triển và còn được mệnh danh là “Nhà bếp quốc dân”. Đây là nơi tập trung các món ăn ngon của các địa phương trên cả nước.
Ngày nay, Osaka thu hút du khách bởi các món ăn ngon đặc thù của Osaka như takoyaki, okonomiyaki, teppanyaki,…và các điểm thăm quan như lâu đài Osaka, con phố Dotonbori,…
Osaka
Osaka
Toronto
Toronto là thành phố lớn nhất Canada và sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ có dự định du học Canada. Để giúp bạn có những hiểu biết rõ hơn về thành phố xinh đẹp này nhằm chuẩn bị cho hành trình du học Canada của mình, trong bài viết này, IDP sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về lịch sử, con người và những địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi du học Canada tại Toronto.
Được người Anh khai phá và thành lập vào thế kỷ 18 tại phía bắc bờ hồ Ontario, Toronto là thủ phủ của bang Ontario với dân số khoảng 6 triệu người, thuộc nhiều cộng đồng dân cư khác nhau với sự đa dạng rực rỡ về văn hóa và phong tục.
Canada đặc biệt coi trọng các yếu tố đặc trưng văn hóa và là quốc gia đầu tiên trên thế giới đề ra chính sách toàn quốc cho vấn đề văn hóa. Với tư cách là thành phố lớn nhất Canada, Toronto lại càng thể hiển rõ tính thượng tôn văn hóa ngay trong nội tại phát triển của mình.
Minh chứng cụ thể cho điều này chính là việc thành phố có tới những 3 Chinatown khác nhau, 1 khu Little Italy và 1 phố Hy Lạp (Greektown). Dấu ấn này không chỉ thỏa mãn đời sống văn hóa của người dân nhập cư có gốc gác từ muôn nơi trên thế giới, mà còn làm “mát lòng” hàng ngàn du học sinh du học Canada.
Toronto
Toronto
Melbourne
Melbourne nằm ở góc đông-nam lục địa châu Úc, và là thành phố nằm ở cực nam lục địa. Về mặt địa chất, thành phố được xây dựng trên nơi hợp dòng của dòng dung nham Quaternary chảy về hướng tây và vùng trầm tích cát Holocene theo hướng đông-nam dọc cảng Phillip. Vùng ngoại ô của thành phố vươn ra theo hướng đông, hướng con sông Yarra đến dãy núi Yarra và dãy Dandenong phía đông-nam của cửa vịnh và dọc theo sông Maribyrnong và các nhánh sông hướng tây và hướng bắc của nó đến các vùng đồng bằng. Khu trung tâm kinh doanh (thành phố gốc ban đầu) thì nằm trên khu nổi tiếng Hoddle Grid, bờ phía nam của nó đối diện với Yarra.
Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc sau Sydney, với dân số khoảng 4.8 triệu theo thống kê năm 2012 bao gồm cả ngoại ô và trong trung tâm nội ô. Khẩu hiệu thành phố là “Vires acquirit eundo” nghĩa là “chúng ta mạnh hơn khi chúng ta đi tới”. Ít người biết được Melbourne đã từng là thủ đô của Úc từ 1901 đến 1927. Thành phố được đặt tên theo Thủ tướng Anh, William Lamb, Tử tước Melbourne, người sống gần Melbourne ở Derbyshire, Anh. Melbourne có gốc từ Mylla Burne trong tiếng Anh cổ và có nghĩa là “Mill Stream”.
Melbourne đã hai lần được bầu chọn bởi The Economist là “Thành phố dễ sống nhất thế giới” dựa vào các tiêu chí như văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt, điều kiện xã hội, lần đầu vào năm 2002 và lần sau đó vào năm 2004. Năm 2005, Melbourne tuột xuống hạng thứ 2, sau Vancouver của Canada. Tạp chí Utne Reader viết: “Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu”.
Melbourne
Melbourne
Amsterdam
Amsterdam là thủ đô chính thức của Hà Lan, nằm trên các bờ vịnh IJmeer và sông Amstel. Thành phố được thành lập vào thế kỷ 12 từ một làng chài nhỏ bên bờ sông Amstel. Ngày nay, đây là thành phố lớn nhất Hà Lan, là trung tâm chính trị, kinh tế, Thành phố nằm ở tỉnh Noord-Holland ở phía tây của quốc gia này. Thành phố có dân số (bao gồm cả vùng ngoại ô) có 1.360.000 dân tại thời điểm ngày 01 tháng 1 năm 2008, bao gồm phần phía bắc của Randstad, là vùng đô thị lớn thứ 5 châu Âu, với dân số khoảng 6.700.000 người.
Không lâu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thành phố bắt đầu mở rộng trở lại, và các vùng ngoại ô mới được xây dựng. Mặc dù Hà Lan vẫn giữ thái độ trung lập trong cuộc chiến này, Amsterdam vẫn bị thiếu lương thực, và nhiên liệu sưởi ấm trở nên khan hiếm. Tình trạng thiếu hụt đã gây ra bạo loạn, trong đó một số người đã thiệt mạng. Những cuộc bạo loạn này được gọi là Aardappeloproer (Cuộc nổi dậy của người khoai tây). Mọi người bắt đầu cướp phá các cửa hàng và nhà kho để lấy nguồn cung cấp, chủ yếu là thực phẩm.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1921, sau trận lụt năm 1916, các thành phố tự trị đã cạn kiệt như Durgerdam, Holysloot, Zunderdorp và Schellingwoude, tất cả đều nằm ở phía bắc Amsterdam, theo yêu cầu riêng của họ, được sáp nhập vào thành phố.[37][38] Giữa các cuộc chiến tranh, thành phố tiếp tục được mở rộng, đặc biệt là về phía tây của quận Jordaan trong Frederik Hendrikbuurt và các vùng lân cận.
Amsterdam
Amsterdam
Sydney
Thành phố lớn nhất của Úc nổi tiếng với bến cảng Sydney, những bãi biển và trung tâm hành chính kinh tế nhộn nhịp khiến bạn không bao giờ rảnh chân rảnh mắt. Sydney có cộng đồng dân số đa văn hóa và thực sự là một thành phố quốc tế. Nếu bạn chỉ có thể đến thăm nơi đây trong vài ngày, hãy tập trung khám phá khu vực nội thành sôi động và những bãi biển hoang sơ ở vùng đô thị phía đông và đông nam Eatern Suburbs.
Đến thăm Nhà hát Opera, leo lên Cầu Cảng (Harbour Bridge), đi xem hát, lướt sóng ở bãi biển Bondi, hoặc đơn giản là thưởng thức một tách café hay dạo qua các cửa hàng ở khu ngoại ô Surry Hills quyến rũ. Nếu ở lại lâu hơn, bạn nên khám phá các vùng đất xa hơn: thưởng thức một tô phở ở Marrickville thuộc vùng Inner West, phía tây Sydney; lên tàu tiến thẳng tới vùng núi Blue Mountains; hoặc thả bộ trong Công viên Quốc gia Hoàng gia.
Bạn nên đặt chỗ trước tại một trong những nhà hàng ngon nhất. Một vài địa điểm bạn có thể lựa chọn như nhà hàng Quay opens in new windowand Aria opens in new window, để có cơ hội ngắm cảnh đẹp của thành phố và bữa ăn ngon miệng chất lượng 5 sao. Nếu bạn muốn tìm chỗ nào ít đắt đỏ và phù hợp với cả gia đình hơn thì nên chọn khu Chinatown, nằm ở rìa khu vực trung tâm thành phố. Có rất nhiều lựa chọn ở đây, như dùng bữa với món gọi tại quầy hay đợi món đặc sản của đầu bếp phục vụ vào đêm muộn tại Nhà hàng Hải sản Golden Century opens in new window.
Tuyến đường đi bộ từ Bondi tới Bronte opens in new windowchạy qua những vách đá và bãi biển tuyệt đẹp ở khu ngoại ô phía đông. Từ tháng 4 đến tháng 12, bạn có thể nhìn thấy cá voi di cư và những cấu trúc đá ban sơ dọc đường đi ngay phía Vịnh Mackenzies.
Sydney
Sydney
Stockholm
Stockholm là thủ đô của Thụy Điển và là thành phố đông dân nhất trong các nước Bắc Âu. 949.761 người sống tại khu tự quản này, khoảng 1,5 triệu người trong đô thị, và 2,3 triệu người tại vùng đô thị. Thành phố trải dài trên mười bốn hòn đảo nơi hồ Mälaren chảy vào Biển Baltic. Ngay bên ngoài thành phố và dọc theo bờ biển là chuỗi đảo của Quần đảo Stockholm. Khu vực này đã được định cư từ Thời đại đồ đá, trong thiên niên kỷ 6 TCN, và được thành lập là một thành phố năm 1252 bởi một chính khách Thụy Điển có tên Birger Jarl. Nó cũng là thủ phủ của Hạt Stockholm.
Stockholm là trung tâm văn hóa, truyền thông, chính trị và kinh tế của Thụy Điển. Chỉ riêng vùng Stockholm chiếm hơn một phần ba tổng GDP của quốc gia, và trong tốp 10 vùng ở châu Âu theo GDP đầu người. Nó là một thành phố toàn cầu quan trọng, là trung tâm chính của cơ quan đầu não đoàn thể của vùng bắc Âu.
Thành phố này có một số trường đại học hàng đầu của châu Âu, chẳng hạn như Trường Kinh tế Stockholm, Viện Karolinska và Học viện Công nghệ Hoàng gia (KTH). Nó tổ chức lễ trao giải Nobel và tiệc thường niên tại phòng hoà nhạc Stockholm và Tòa thị chính Stockholm. Một trong những bảo tàng được đánh giá cao nhất của thành phố, bảo tàng Vasa, là bảo tàng phi nghệ thuật được ghé thăm nhiều nhất Scandinavia.
Tàu điện ngầm Stockholm, mở cửa năm 1950, nổi tiếng với sự trang trí của các nhà ga; nó đã được gọi là phòng trưng bày nghệ thuật dài nhất trên thế giới. Friends Arena của Thụy Điển nằm ở phía bắc thành phố, tại Solna. Nhà thi đấu quốc gia, Ericsson Globe, nằm ở phía nam thành phố. Thành phố này là chủ nhà tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1912, và tổ chức phần đua ngựa của Thế vận hội Mùa hè 1956 thay cho Melbourne, Victoria, Úc.
Stockholm
Stockholm
Hong Kong
Hồng Kông là một vùng đô thị đặc biệt, cũng như một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cùng với Ma Cao). Đây đồng thời là địa phương tự trị duy nhất của Trung Quốc. Hồng Kông tọa lạc tại cửa sông Châu Giang, phía đông eo biển Linh Đinh Dương, phía bắc giáp sông Thâm Quyến và thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông thuộc vùng Hoa Nam Trung Quốc.
Với hơn 7,5 triệu người (ước tính 2019) thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong một khu vực diện tích nhỏ, Hồng Kông là một trong những đô thị có mật độ dân số đông và cao nhất trên thế giới. Hồng Kông trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh sau khi Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất kết thúc vào năm 1842. Bán đảo Cửu Long được sáp nhập thêm vào lãnh thổ này năm 1860 sau Chiến tranh nha phiến lần thứ hai và được mở rộng thêm nữa vào năm 1898; sau khi người Anh tiến hành “thuê” vùng Tân Giới trong vòng 99 năm.
Thời kỳ Hồng Kông thuộc Nhật bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 1941 – khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành xâm lược vùng lãnh thổ này cùng với sự thất bại của các lực lượng quân sự Anh và chấm dứt vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 – sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Kết thúc Thế chiến II, Hồng Kông trở lại với Anh Quốc và đến năm 1997, chủ quyền vùng lãnh thổ này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc.
Hong Kong
Hong Kong
Zurich
Zürich là thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ (dân số: 366.145 vào năm 2004; dân số vùng nội thành: 1.091.732) và là thủ đô của bang Zürich. Dân số của toàn khu đô thị là vào khoảng 1.3 triệu. Thành phố là trung tâm thương mại và văn hóa chính của Thụy Sĩ (thủ đô chính trị là Bern), và được xem như là một trong những thành phố toàn cầu trên thế giới. Theo một điều tra vào năm 2006, đây là thành phố với chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới.
Nguồn gốc của tên gọi có lẽ là từ Turus trong tiếng Celt, một bằng chứng được tìm thấy trên một tấm bia mộ có niên đại từ thời bị chiếm đóng bởi Đế chế La Mã trong thế kỉ thứ 2; tên cổ của thành phố dưới dạng La Mã là Turicum. Thành phố tọa lạc nơi mà sông Limmat rời hồ Zürich và được vây quanh bởi những đồi cây cối bao gồm Zürichberg và Uetliberg. Sông Sihl gặp Limmat tại điểm cuối của Platzspitz, biên giới với Bảo tàng Quốc gia Thụy Sĩ.
Huy hiệu xanh và trắng của Zürich được thử nghiệm vào năm 1389, và được vẽ từ các lá cờ xanh sọc trắng từ năm 1315. Bằng chứng chắc chắn về lá cờ với cùng kiểu đó có từ 1434. Huy hiệu được hộ tống hai bên bởi hai con sư tử.
Cái Schwenkel màu đỏ trên lá cờ có nhiều cảnh diễn giải khác nhau: Đối với dân thành Zürich, đó là dấu ấn danh dự, được ban cho bởi Rudolph I. Những cư dân lân cận Zürich lại trêu chọc rằng đó là dấu hiệu nhục nhã, kỉ niệm thất bại của lá cờ tại Winterthur vào năm 1292. Ngày nay, bang Zürich sử dụng huy hiệu giống như của thành phố.
Zurich
Zurich
Đăng bởi: Thuận Hồ Thị