Có thể ai cũng biết “ong hút mật hoa rồi luyện thành những giọt mật ngọt ngào mà ta vẫn thường sử dụng”. Tuy nhiên bạn có biết rằng trong một tổ, ong được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau và có những nhiệm vụ riêng. Không phải con ong nào cũng làm nhiệm vụ hút mật. Trong đó, ong chúa sẽ đảm nhiệm chức vụ cao cả nhất trong đàn, đó là duy trì sự sống của cả đàn. Cùng chúng mình tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về loài ong này nhé!
Mô tả về ong chúa
Ong có đến hơn 20.000 chủng, tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước, góp vai trò cho sự tồn tại của nhân loại và giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp. Một tổ ong sẽ bao gồm ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa là thành viên quan trọng nhất tổ bởi ảnh hưởng đến sự tồn tại của tổ ong.
Hình thái của “nữ hoàng” khác với các loài ong còn lại trong tổ, kích thước lớn hơn và phần bụng lồi ra nhiều nên cánh không thể che hết. Ong chúa cũng có một cái nọc nhưng khác với nọc của ong thợ, nó có phần cong và không có khía nên không gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Ong chúa sẽ chịu trách nhiệm cho công việc sinh sản của loài ong. Một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục. Vào mùa cao điểm, số lượng trứng có thể rơi vào khoảng 2.000 – 3.000 trong một ngày. Khi đến giai đoạn đẻ trứng, chúng sẽ dùng hai chân trước để đo kích thước của lỗ tổ để quyết định xem có nên đẻ vào đó trứng thụ tinh hay không thụ tinh. Trứng được thụ tinh sẽ nở thành con cái (ong thợ hoặc ong chúa). Trứng không thụ tinh sẽ nở thành ong đực. Ngoài nhiệm vụ chính, ong chúa cũng có những sự thật thú vị khác.
Mô tả về ong chúa
Mô tả về ong chúa
Vòng đời của Ong Chúa
Ong chúa già đi cũng là lúc đàn ong thợ chuẩn bị cho sự thay thế ong chúa mới. Sau khi lựa chọn một vài cá thể ong non, chúng sẽ nuôi bằng sữa ong chúa. Khi ong non trưởng thành và sẵn sàng cho việc sinh sản, ong chúa cũ sẽ bị đàn ong giết chết bằng cách chích hoặc ngừng cho ăn. Mặc dù nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng đây là điều sống còn với đàn ong.
Dẫu vậy, không phải lúc nào ong chúa già cũng bị giết chết. Khi tổ ong bị quá tải, một số ong thợ sẽ tách đàn và tạo thành đàn mới có kích thước nhỏ hơn. Đàn ong cũ vẫn giữ nguyên vị trí, đưa ong non lên làm ong chúa.
Một số trường hợp ong chúa mới được thay thế vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh, đàn ong sẽ tìm một nơi trú ẩn mới để chuẩn bị cho mùa đông tới. Vào mùa xuân, ong chúa sẽ tạo đàn và làm tổ mới tiếp tục công việc cai trị vương quốc của mình.
Vòng đời của Ong Chúa
Vòng đời của Ong Chúa
Nước bọt của ong chúa
Vào thập niên 1960, các nhà côn trùng học ở Viện Bảo tàng tự nhiên Paris đã phát hiện ra ong chúa điều khiển các con ong khác trong tổ thông qua nước bọt. Họ cho biết tuyến nước bọt của ong chứa chứa đựng một kho các chất hóa học.
Khi được “bức xạ” vào không gian của loài ong, các chất này sẽ truyền tải thông tin đến từng con ong và mệnh lệnh sẽ được chấp hành triệt để. Thành phần của các hóa chất nước bọt vô cùng phức tạp. Người ta mới chỉ phân tích và biệt lập được trên 30 trong số hàng trăm chất khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã thử tước bỏ vũ khí bí mật của ong chúa, bằng cách làm ngừng trệ sự hoạt động của tuyến nước bọt. Kết quả là mọi quyền hành của con ong chúa biến mất, và đàn ong thợ cũng lập tức làm ngơ ong chúa của mình.
Nước bọt của ong chúa
Nước bọt của ong chúa
Ong chúa không hoàn toàn là người ra quyết định
Mặc dù đóng vai trò quan trọng nhất nhưng ong chúa không là người đưa ra tất cả quyết định trong tổ ong. Nó sống phụ thuộc vào những con ong thợ. Nếu ong thợ không cho ong chúa ăn, tắm rửa và chải chuốt, sức khỏe của nó sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, đội ngũ công nhân cũng quan trọng cho quá trình đẻ trứng của ong chúa bởi nó sẽ không đẻ trứng nếu ong thợ chưa làm sạch và đánh bóng kỹ lưỡng các lỗ tổ.
Ong chúa nở ra như những trứng khác, nhưng ấu trùng của ong chúa sẽ được nuôi đặc biệt từ tuyến nước bọt bởi những con ong thợ (sữa ong chúa), sữa ong chúa này được chuẩn bị dành riêng cho ong chúa. Ong chúa mới nở sẽ bắt đầu cuộc sống của mình bằng việc đấu tranh với những con ong chúa mới nở khác, chúng sẽ tiêu diệt các đối thủ khác để tranh giành quyền lực dù cho trứng chưa nở.
Ong chúa không hoàn toàn là người ra quyết định
Ong chúa không hoàn toàn là người ra quyết định
Quyền lực của ong chúa
Ong chúa là con ong cái duy nhất có quyền đẻ trứng trong đàn ong, dài và to hơn các ong đực, ong thợ, cánh ngắn hơn thân, có nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra mật, ong chúa nở từ một cái trứng như các trứng khác, nhưng ấu trùng được nuôi bằng tuyến nước bọt (sữa ong chúa) của ong thợ đặc biệt rất bổ, chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa.
Ong chúa sống 3 – 5 năm, mỗi tổ chỉ có một con ong chúa, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ tách thành tổ mới, thường vào mùa xuân. Ong chúa sinh sản tốt nhất là năm đầu. Nếu mất ong chúa, các ong thợ có thể tạo chúa mới hoặc đàn ong đó sẽ tan rã và tách thành nhiều đàn ong nhỏ khác.
Quyền lực của ong chúa
Quyền lực của ong chúa
Ong chúa có mùi cơ thể độc đáo
Mỗi con ong chúa sở hữu một mùi đặc trưng riêng, được sử dụng như một phương tiện giao tiếp với các thành viên khác. Nữ hoàng sẽ phát ra pheromone – có thể hiểu đơn giản như hormone của con người nhưng nằm ở bên ngoài.
Các kích thích do ong chúa phát ra sẽ được truyền khắp nơi trong tổ, ong thợ tiếp tục phát tán chúng qua các ăng-ten trên đầu và bắt đầu thực hiện các hoạt động chăm sóc cho ong chúa. Pheromone sẽ giảm dần khi ong chúa càng lớn tuổi, sản lượng trứng cũng sẽ ảnh hưởng theo. Lúc này, một ong chúa mới sẽ được thay thế.
Ong chúa có mùi cơ thể độc đáo
Ong chúa có mùi cơ thể độc đáo
Ong chúa có thể sống được trong vòng bao lâu?
Ong mật, ong thợ, ong chúa sống theo đàn và được bảo vệ trong tổ ong. Tại đây chúng đảm nhiệm những vai trò khác nhau để mang lại lợi ích chung. Tuy nhiên ong chúa giữ vị trí độc tôn và mang nhiệm vụ quan trọng nhất. Để bảo vệ tổ, duy trì nòi giống, giữ vị thế đàn ong so với các đồng nghiệp trong cùng địa bàn. Vậy ong chúa có thể sống được bao lâu? điều gì xảy ra sau khi ong chúa chết? Cùng Thegioidongvat.co tìm hiểu ngay dưới đây.
Ong chúa là cá thể ong trưởng thành, giống như kiến chúa, chúng sẽ là cỗ máy sinh sản và là mẹ của hầu hết cá thể trong đàn. Qua quá trình rất dài được các ong thợ chọn lọc và hưởng khẩu phần ăn “đặc biệt” để phát triển khả năng sinh sản.
Ong chúa có thể sống được trong vòng bao lâu?
Ong chúa có thể sống được trong vòng bao lâu?
Chế độ ăn đặc biệt của ong chúa
Trứng được đánh giá là có tiềm năng trở thành ong chúa trong tương lai sẽ được đặt trong một tế bào đặc biệt được gọi là “tế bào ong chúa” và được “đặc cách” nuôi dưỡng bằng chế độ ăn đặc biệt bằng sữa ong chúa – nguồn cung cấp protein dồi dào được tiết ra từ đầu của những con ong thợ non trong khi những ấu trùng khác chỉ được ăn sữa ong chúa trong 3 ngày rồi sau đó là hỗn hợp mật ong và phấn hoa.
Loại thức ăn đặc biệt này giúp cho ong chúa trở thành loài ong có khả năng sinh sản duy nhất trong đàn.
Chế độ ăn đặc biệt của ong chúa
Chế độ ăn đặc biệt của ong chúa
Khả năng sinh sản của Ong Chúa
Ong chúa là một con ong trưởng thành, đã giao phối sống trong một thuộc đàn ong hoặc tổ ong mật, con ong chúa thường là mẹ của hầu hết (một số là con của đời trước), nếu không phải tất cả, những con ong trong tổ ong. Ong chúa phát triển từ ấu trùng được lựa chọn bởi con ong thợ và cho ăn đặc biệt để trưởng thành về tình dục. Bình thường chỉ có một con ong chúa trưởng thành đã giao phối trong một tổ.
Đối với đàn ong, mật ong là sự sống, vì vậy những con ong mật làm việc không biết mệt mỏi trong suốt 6 tuần, nhiệm vụ của chúng trước khi chết là giao phối. Tuy nhiên những con ong chúa có thể sống lâu hơn các cá thể cùng loài. Một số loài ong chúa có thể đẻ được 2000 trứng mỗi ngày, quần quật trong suốt 2-3 năm. Trong suốt vòng đời của ong chúa, chúng có thể đẻ khoảng 1 triệu cá thể ong. Mặc dù sau 2-3 năm khả năng này sẽ giảm nhưng ong chúa có thể sống tới 5 năm.
Khả năng sinh sản của Ong Chúa
Khả năng sinh sản của Ong Chúa
Sữa ong chúa
Sữa ong chúa là sản phẩm được tiết ra từ hàm của con ong thợ 7 ngày tuổi trở đi để nuôi ong chúa và ấu trùng ong chúa. Ở nhiệt độ thường sữa ong chúa là chất đặc biệt giống như bơ, màu hơi ngà vàng. Thành phần hoá học của nó rất phức tạp. Sữa ong chúa chính là nguồn dinh dưỡng vô giá được thu thập từ mật hoa, chất đạm và nhiều loại sinh tố khác.
Nhờ loại hỗn hợp này, ong chúa có thể sống lâu hơn những con ong khác trong bầy đến 40 lần.
Tác dụng của sữa ong chúa:
Sữa ong chúa
Sữa ong chúa
Là những người yêu thích động vật, dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu về hành vi, đặc điểm và môi trường sống của ong chúa. Đội ngũ chúng mình hy vọng mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn.
Đăng bởi: Tuyến Hồ Thị Tuyến