Hằng năm tháng 11 về mang theo biết bao nỗi niềm bồi hồi xao xuyến. Có những người con mái tóc đã bạc theo năm tháng vẫn trọn một tấm lòng kính yêu thầy cô giáo năm xưa, vẫn nhớ về bài học đầu tiên. Và những học trò hôm nay luôn biết ơn công lao nâng bước của các thầy các cô. Tất cả đều cùng hướng về ngày 20-11. Đây cũng là dịp tri ân công lao của thầy cô – những người lặng thầm đem trí thức đến cho biết bao thế hệ. Những buổi mít tinh long trọng luôn gắn liền với những tiết mục văn nghệ cùng chủ đề. Hôm nay, chúng mình xin chia sẻ 10 tiết mục văn nghệ hay nhất – 10 bài hát thường được sử dụng nhất trong ngày lễ này!
Mái trường mến yêu
Là một bài hát viết về chủ đề mái trường – ngôi nhà thứ hai của học sinh chúng ta. Ở đó có hàng cây xanh thắm, bầy chim hót, hạt sương trên lá,…
Nơi mà người thầy dìu dắt chúng em bằng tình yêu thương đến với đời. Mái trường mến yêu – sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Quang Thắng là một ca khúc đáng để lựa chọn diễn văn nghệ trong những ngày tháng 11 này.
Bao hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêuCó loài chim đang hót âm thầm tựa như nóiVì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sốngThầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha!Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yênKhi giọt sương lóng lánh đang còn đọng trên láThầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơCho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm!ĐK:Như thời gian êm đềm theo tháng nămNhư dòng sông lượn đều theo cơn gióMang tình tình yêu của thầy đến với chúng em
Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời…
Mái trường mến yêu
Những điều thầy chưa kể
“Thầy kể về vầng trăng, trong ca dao thưở nào. Thầy kể về cơn mưa, trên đồng ruộng bao la … Cũng có một vầng trăng, nhưng sao thầy không kể. Nhưng đêm ngồi soạn bài, ánh trăng lùa khuya khoắt….”
Những ca từ đằm thắm trong bài hát “Những điều thầy chưa kể” thiết tha của nhạc sĩ Trần Thanh Sơn hầu như năm nào cũng được cất lên trong các tiết mục văn nghệ tôn vinh những con người đưa đò thầm lặng ấy. Người Thầy qua bài hát cũng là người thầy đại diện cho những người miệt mài ngày đêm đưa đò sang sông. Thầy đã dạy và kể cho học trò biết bao điều, lại có những điều mà Thầy không bao giờ kể. Thế nhưng, chính “những điều Thầy chưa kể” lại là những điều mà bất cứ học trò nào cũng nhận ra và càng kính trọng, yêu quý, biết ơn Thầy nhiều hơn.
Thầy kể về vầng trăng trong ca dao thuở nào.
Thầy kể về cơn mưa trên đồng ruộng quê ta.
Vầng răng vàng lục bát, ai mang xẻ làm đôi
Cơn mưa từng câu hò, rộn ràng cánh cò bay.
Cũng có một vầng trăngNhưng sao thầy không kể.
Những đêm ngồi soạn bài
Ánh trăng vàng khuya khoắt.
Và vào những cơn mưa
Thầy ơi sao không kể
Mùa mưa thầy lặn lội Sớm
chiều với đàn em.
Bao nhiêu là bụi phấn sao không kể thầy ơi!
Những điều thầy chưa kể
Bài học đầu tiên
Bài học đầu tiên là một sáng tác của nhạc sĩ Trương Xuân Mẫn. Ca khúc rất phổ biến với các em thiếu nhi. Từng câu hát là lời kể của biết bao nhiêu thế hệ học sinh về những điều mà thầy cô giáo truyền dạy cho các em.
Trong bài giảng của thầy có bóng hình của núi sông, những cánh đồng, lời ru của mẹ, quê hương, đất nước, những bài học “Không bao giờ em quên”. “Bài học đầu tiên” là bài ta đã học mà khắc sâu vào tâm trí không thể quên, những bài giảng đã nâng tâm hồn ta lên những tầm cao mới cùng với những tình cảm thiêng liêng khác là tình yêu Tổ quốc, quê hương.
“Bài học đầu tiên ….
Yêu thương những cánh đồng
Con cò trắng bay qua câu ca dao ngọt ngào…
Bài học đầu tiên Cám ơn thầy, thầy đã dạy…
là bài ca yêu Tổ quốc không bao giờ em quên…””
Bài học đầu tiên
Người thầy năm xưa
Người thầy năm xưa là bài hátvới câu từ mềm mại, ngọt ngào luôn làm người nghe xúc động khi nhớ về mái trường xưa với người thầy yêu dấu. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung viết dành tặng người thầy. “Em có biết được vì sao tóc cha phai màu? Em có biết được vì sao lá không ngừng rơi? Vì sao thời gian cứ vùn vụt trôi mãi không đợi ta…Và hạt bụi phấn đừng rơi vội mát tóc thầy bạc phơ, để thầy tôi còn mãi nâng bước chân trẻ thơ…” Những điệu múa quạt, múa sen rất thích hợp với từng lời ca tiếng hát chân thành, da diết này.
Một vì sao lấp lánh về trong đêm tối vắngthầy đã thắp sáng cho tôi bao ước mơDìu đôi chân bỡ ngỡ hòa trong tim nắng ấmThầy chắp cánh để tôi bay vào đời
Bước trong sân trường xưa
Hàng ghế đá ngẩn ngơ nhìn theo
Nắng lung linh đùa vui
Hàng me vẫn tiếng ve gọi reoNét phấn trên bảng đen cùng năm tháng
Kéo tôi quay về thời thơ ấu
Ngồi lắng nghe lời thầy năm xưa
Em có biết được vì sao tóc cha phai màu
Em có biết được vì sao lá không ngừng rơi
Vì thời gian cứ vùn vụt trôi mãi không đợi ta
Và ta hãy sống để không nuối tiếc ngày maiNgồi đây ngước nhìn vì sao nhớ đến năm nàoMột lời chúc cùng ngàn hoa dâng lên thầy tôi
Và hạt bụi phấn đừng vội rơi mái tóc bạc phơ
”Để thầy tôi còn mãi nâng bước chân trẻ thơ
Người thầy năm xưa
Dòng lưu bút cuối
Ca khúc Dòng lưu bút cuối do tác giả Nguyễn Văn Chung sáng tác, là lời tâm tình của những người học trò sắp rời xa mái trường thân thuộc “Bạn bè ơi ngày mai cách rời. Có thể nào gặp lại nhau không? Chuyền tay nhau từng dòng lưu bút. Gửi ký ức và những ước mơ”.
Những ca từ thủ thỉ, xúc động. Đây sẽ là một tiết mục rất thích hợp với những lớp học sinh cuối cấp.
Mùa hè rơi nhẹ trên cánh phượng.
Ngẩn ngơ nhìn, buồn gì không hay.
Bài học nay còn vài trang giấy.
Bỗng thấy nhớ tiếng nói cô thầy.
Bạn bè ơi ngày mai cách rời
Có thể nào gặp lại nhau không
Truyền tay nhau từng dòng lưu bút
Gửi ký ức và những ước mơ
Từng nỗi nhớ đầy trang giấy trắng
Những câu thơ những câu bông đùa
Hình ai vẽ vụng về như thế
Chắc mai sau chẳng quên được nhau
Dường như ai vội lau đôi mắt
Ướt long lanh phía sau nụ cười
Dường như ai vờ như không thấy
vui hơn xiết chặt bàn tay
Cố vui hơn xiết chặt bàn tay
Dường như ai vờ như không thấy,
Cố vui hơn xiết chặt bàn tay .
Dòng lưu bút cuối
Lá thư gửi thầy
Lời bài hát Lá thư gửi thầy được sáng tác và thể hiện bởi ca sĩ Đông Nhi. Đây là ca khúc rất hay dành cho các thế hệ học trò để gửi tặng đến thầy cô giáo nhằm tri ân công ơn giáo dục của thầy cô. Bài hát Lá thư gửi thầy với giai điệu ngọt ngào, ca từ ý nghĩa, là ca khúc được rất nhiều các bạn học sinh yêu thích.
“Dù thời gian sẽ trôi nhưng không bao giờ tan đi kỉ niệm dấu yêu
Nơi trường xưa bóng hình thầy không phai
Tiếng của thầy ấm áp, truyền vào trang vở với bao khát vọng
Như gió ươm mầm sống hôm nay vì một tương lai
Cuộc sống muôn màu vẫn đó những hi vọng cùng bao ước mơ
Mãi nhớ lời thầy dìu dắt em hôm qua
Ngày tháng êm đềm xưa ấy sẽ không bao giờ tan biến đi
Người thầy luôn ở trong tim em”
Lá thư gửi thầy
Cô giáo em là hoa êban
Những làn điệu dân tộc vui tươi, trong sáng của ca khúc Cô giáo em là hoa ê ban hẳn không quá xa lạ nhỉ? Khoác trên mình những trang phục dân tộc truyền thống rực rỡ, mang những chiếc gùi trên lưng, nhảy múa theo lời ca tiếng hát đầy sức sống. Hy vọng rằng đó sẽ là một tiết mục biểu diễn ấn tượng.
Đối với những tâm hồn yêu thiên nhiên và phong cảnh núi rừng thì có lẽ nhạc phẩm Cô giáo em là hoa Êban là bài hát quen thuộc mang đến cho bạn nhiều cảm xúc.
Sương long lanh rẫy nương xanh
Con suối quanh lưng đồi thanh thanh
Hoa êpang nở trắng lưng nương
Cái nắng xôn xao theo em tới trường
xa kia là làng buôn ta
Có cô giáo trẻ có lời em ca
Khi lên nương khi qua suối
Em ngắt cánh hoa tặng cô giáo mình
Ê-hế, Ê-hê, Ê-hê.Ê-hê, Ê-h
cánh hoa em tặng cô giáo
Là cánh hoa của buôn làng em
Hoa êpang của núi rừng ta
Xinh như cô giáo trên buôn làng xa
Ê-hế,Ê-hê.Ê -hê.Ê-hê.
Cô giáo em là hoa êban
Cô giáo về bản
Cô giáo về bản là một sáng tác của nhạc sĩ Trương Hùng Cường. Lời bài hát Cô giáo về bản với lời ca mộc mạc giản dị, ca ngợi công lao những người thầy cô giáo trên những miền đất xa xôi của tổ quốc. Đây là một ca khúc mang âm hưởng dân tộc Tây Bắc, cùng với những điệu múa trong chiếc váy hoa xòe, chiếc ô điệu đà, Cô giáo về bản là một trong những sự lựa chọn hàng đầu để biểu diễn văn nghệ nhân dịp này.
Những lời ca chân thành mà tha thiết còn vang mãi:
“Như bóng hình người thương qu””ê tôiCô giáo miền xuôi lên với bản làngSông Khuổi Nậm nhẹ reo reo hátHát cùng bầy em bé vang núi rừng.Cô giáo dạy bầy em thơ ngâyYêu núi rừng ruộng nương quê hươngƠ… Cô giáo lành như con nai rừng.Bản làng trên núi ngàn cao lắmVì đàn em cô giáo về cùng dânVượt đường xa qua đèo qua suốiSuối mát hoa ngát rừng theo bước chân cô giáo lên đường.Ríu rít bầy em bé chào từ lúc cô giáo vềNúi rừng đây thêm sáng, bếp lửa đây thêm hồngEm bé ngày càng thêm ngoan ngoanDân khắp bản làng thương yêu côƠ… Cô giáo đẹp như hoa mai rừng.Có những chiều ngồi bên bếp ấmCô giáo đọc tin ta thắng giặc thùCó những ngày cùng dân lên rẫyLúa mườn mượt xanh cô vui vun trồngTrên trán giọt mồ hôi lăn tănĐôi mắt hiền hiền vui long lanhƠ… Cô giáo đẹp như bông hoa rừng.Bản làng đây có nhiều em béMiệng cười như nắng tỏa ngày xuânBản làng trông mong vào cô giáoSớm sớm chiều cô giáo làng chăm các em cho chóng nên người.Ríu rít bầy em bé chào từ lúc cô giáo vềNúi rừng đây thêm sáng, bếp lửa đây thêm hồngEm bé ngày càng thêm ngoan ngoanDân khắp bản làng thương yêu côƠ… Cô giáo đẹp như hoa mai rừng
Ơ… ờ…ơ…”
Cô giáo về bản
Bụi phấn
Bụi phấn đã từ lâu trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Hiếm ai còn nhớ bài hát này ra đời vào thời gian nào, trong hoàn cảnh ra sao, chỉ biết rằng ai từng trải qua thời cắp sách đến trường cũng đều từng nghe và thuộc lòng bài hát Bụi phấn.
Giống như một bản nhạc thơ, Bụi phấn có lời ca ngắn với những âm điệu nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi khi những câu hát ấy vang lên, người nghe như sống trong khoảnh khắc của những ký ức xưa cũ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, là một học sinh vô tư,
Một bài thơ của tác giả Lê Văn Lộc được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ lời thành nhạc. Những lời ca tiếng hát da diết đó còn lưu mãi trong tiềm thức bao thế hệ học sinh.
Khi Thầy viết bảngbụi phấn rơi rơi.Có hạt bụi nàorơi trên bục giảngCó hạt bụi nàovương trên tóc Thầy …Em yêu phút giây nàyThầy em, tóc như bạc thêmbạc thêm vì bụi phấnđã cho em bài học hayMai sau lớn, nên ngườiLàm sao, có thể nào quên ?Ngày xưa Thầy dạy dỗ
khi em tuổi còn thơ …
Bụi phấn
Nhớ ơn thầy cô
Nhớ ơn thầy cô là một ca khúc với những nhịp điệu vui tươi, rộn ràng viết về kỉ niệm của một người học trò thăm lại mái trường xưa, người thầy năm nào và những lời dạy của thầy không bao giờ quên. Các bạn có thể dựng một bài hát múa hoặc flashmost tùy thích với bài hát dễ thương này.
Ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Nhớ ơn thầy cô cũng không kém phần sôi động, trẻ trung kể về chuyến thăm lại trường xưa với biết bao ký ức, kỷ niệm về hình bóng thầy cô giáo của những thế hệ học trò cũ.
Về lại trường xưa với bao kỷ niệm
Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời
Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng
Lời thầy cô vọng mãi.
Con nhớ cô thầy dìu dắt con nên người
nâng con bay khắp phương trời.
Bây giờ con về thăm ngôi trường xưa giờ già hơn trước
Con tìm cô thầy xa bao nhiêu năm tóc đã bạc phơ
Con về thăm lại ôi sân trường xưa một thời mơ ước
Cô thầy đâu rồi, nghe trong tim con vang tiếng cô thầy.
Nhớ ơn thầy cô
Có rất nhiều sự lựa chọn các tiết mục văn nghệ kỉ niệm ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Những bài hát biết ơn mái trường thầy cô luôn là chủ đề được các bạn lựa chọn để thể hiện như múa, hát. Các giai điệu vang lên cũng là cách để học sinh muốn bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô – nhưng hơn tất cả món quà tri ân lớn nhất chính là tấm lòng của học sinh sự tiến bộ của học sinh phải không nào?
Đăng bởi: Đạo Lê Nhữ