Vậy là mẹ sắp được đón bé yêu chào đời rồi, hãy thuộc nằm lòng những dấu hiệu chuyển dạ này để luôn chủ động và chuẩn bị cho mình tư tưởng thoải mái nhất cho sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ mẹ nhé!
Bong nút nhầy
Bình thường cổ tử cung của mẹ luôn được bịt kín bởi nút nhầy được ví như nút chai. Nút nhầy này có vai trò bảo vệ cho bào thai, ngăn ngừa các tác nhân, các yếu tô ngoại lai xâm nhập gây hại, nhiễm trùng túi ối.
Càng gần cuối thai kỳ khi thai nhi chúc xuống sâu vùng gần xương chậu thì nút nhầy có xu hướng bong ra gọi là hiện tượng bong nút nhầy hay xóa cổ tử cung để thai nhi có thể được đẩy ra ngoài. Nút nhầy này thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, sền sệt, đặc dính, đôi lúc khi bong ra sẽ lẫn chút máu hồng mà chúng ta vẫn gọi là “ra máu báo” hay “ra máu cá”. Mẹ có thể lên dây cót tinh thần đón chào bé yêu trong vòng 1-2 ngày tới.
Bong nút nhầy
Các khớp xương giãn ra và trở nên lỏng lẻo
Khi mang thai, dưới tác động của hormone relaxin, dây chằng của các khớp xương trở nên mềm và nới lỏng hơn so với bình thường. Gần đến ngày sinh, mẹ bầu có cảm nhận điều này rõ ràng hơn vì các khớp xương giãn ra là phản ứng cho thấy xương chậu đang mở rộng để sẵn sàng cho bé yêu chào đời.
Các khớp xương giãn ra và trở nên lỏng lẻo
Cổ tử cung giãn nở
Giai đoạn chuẩn bị sinh mẹ bầu được chỉ định khám thai thường xuyên hơn, có thể 1 tuần 1 lần hoặc tần suất dày hơn ở những mẹ thai kỳ có vấn đề, việc làm này một mặt giúp mẹ kiểm tra tình trạng nước ối, rau thai, mức độ canxi hóa bánh rau cũng như giúp mẹ kiểm tra độ giãn nở tử cung để đánh giá mẹ đã sẵn sàng lâm bồn chưa.
Nhiều mẹ bầu khi đã xuất hiện những cơn đau dồn dập cũng được tiến hành khám trong. Khi khám trong, bác sĩ sẽ đeo gang tay rồi đi sâu vào âm đạo của mẹ để kiểm tra tử cung đã mở được bao nhiêu phân. Nhiều mẹ dù khá đau nhưng vẫn chưa mở phân nào hoặc mới mở 1 phân và được yêu cầu về nhà đợi những cơn đau dồn dập hơn. Sau khi về nhà mẹ có thể ra dịch màu nâu, đây là dung dịch bác sĩ sử dụng trong quá trình khám trong mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Cổ tử cung giãn nở
Giảm cân
Nhiều mẹ bầu giảm tới 500 gram khối lượng cơ thể ngay trước ngày lâm bồn do các hormon điều hòa làm giảm lượng nước trong cơ thể. Đây có thể là một dấu hiệu cho mẹ nào chăm chỉ theo dõi “biểu đồ” cân nặng.
Mẹ sẽ ít tăng cân, thậm chí sụt cân vào cuối thai kỳ. Điều này là bình thường, do lượng nước ối giảm xuống và không ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Lúc này, mẹ sẽ thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.
Giảm cân
Các cơn co thắt nhiều và mạnh dần
Không giống như những cơn gò Braxton-Hicks xuất hiện trong những tháng cuối thai kì, việc các cơn co thắt đến liên tục và mạnh hơn là dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp sinh con.
Mẹ cần phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Nếu như cơn gò sinh lý diễn ra không theo một quy luật nào cả, không đem lại cảm giác đau đớn khó chịu cho mẹ, chỉ kéo dài tầm 30-60 giây và có thể kết thúc nếu mẹ thay đổi tư thế thì cơn đau chuyển dạ mang lại cho mẹ cảm giác khó chịu, cơn đau bắt đầu từ phần dưới lưng, lan sang vùng bụng dưới và 2 chân; các cơn co đến liên tục cách nhau chừng 5-7 phút/cơn và dù mẹ thay đổi tư thế nằm, ngồi cơn đau cũng không dịu và biến mất.
Vậy mẹ cần làm gì?
Mẹ được khuyên đi khám khi xuất hiện 3 cơn đau trong 10 phút.
Các cơn co thắt nhiều và mạnh dần
Đau lưng
Đây là dấu hiệu thường gặp của nhiều mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên chuẩn bị đến ngày sinh do bụng di chuyển xuống bên dưới nên chị em sẽ cảm thấy đau phần lưng dưới nhiều hơn, một số bà bầu sẽ thấy đau bắt đầu ở vùng xương chậu sau đó xoay quanh xương chậu.
Lúc này, các cơ ở vùng xương chậu trở nên mềm và linh hoạt cho phép vùng xương chậu co giãn chuẩn bị cho em bé chào đời.
Đau lưng
Vỡ ối
Đây được coi là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu một sinh linh sắp chào đời. Sau khi vỡ ối thì chỉ trong vòng vài tiếng mẹ và con yêu có thể gặp nhau, tuy nhiên hiện tượng vỡ ối chỉ xảy ra với khoảng 10% thai phụ, những trường hợp khác được bấm ối khi sinh.
Vỡ ối xảy ra như thế nào?
Vỡ ối là hiện tượng túi ối bục ra, giải phóng chất lỏng trắng trong đôi khi có lẫn dịch nâu hoặc hồng.
Vỡ ối ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Nhiều mẹ bầu mô tả hiện tượng vỡ ối đúng như quả bóng nước bị vỡ, nước chảy nhanh, mạnh, thành dòng từ âm đạo nhưng không có cảm giác đau đớn. Nhiều mẹ bầu dù vỡ ối nhưng nước ối chỉ nhỏ chầm chậm giống như hiện tượng rỉ ối.
Mẹ làm gì khi vỡ ối?
Khi hiện tượng vỡ ối xảy ra sau tuần 37 thai kỳ có nghĩa bé đã sẵn sàng chào đời. Nước ối chính là môi trường nâng đỡ, bảo vệ bé vì vậy một khi vỡ ối mẹ cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để lấy thai nhi ra tránh hiện tượng ngạt, thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thai, thai chết lưu. Khi hiện tượng vỡ ối xảy ra, mẹ lưu ý không vận động mạnh, rất dễ tổn thương thai nhi do lúc này bé không còn lớp “đệm” nước ối bảo vệ.
Vỡ ối
Rỉ ối
Tưởng tượng túi ối như một quả bóng chứa đầy nước, khi quả bóng vỡ làm nước giải phóng ồ ạt gọi là vỡ ối còn nếu chỉ thủng lỗ nhỏ, nước ối chỉ són chút một gọi là rỉ ối. Rỉ ối có thể xảy ra trong suốt thai kỳ mang thai, tùy từng giai đoạn lại mang lại hậu quả khác nhau.
Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng nhận ra sự thay đổi này bởi nước ối nếu không tinh ý dễ nhầm với nước tiểu. Một cách giúp mẹ bầu phân biệt đó chính là thử với quỳ tím, nếu quỳ tím đổi màu khi tiếp xúc với dung dịch nghi ngờ nước ối thì đích thị mẹ bị rỉ ối.
Càng gần cuối thai kỳ mẹ càng cần để ý tới hiện tượng rỉ ối bởi nếu điều này xảy ra nhiều có thể dẫn tới thiểu ối gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi hiện tượng rỉ ối xảy ra gần thời điểm dự sinh thì đây có thể là dấu hiệu cho mẹ chuẩn bị tư thế sẵn sàng lâm bồn.
Rỉ ối
Đi tiểu và đi cầu nhiều
Đi tiểu nhiều xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào trong quá trình mang thai tuy nhiên vào thời điểm sắp sinh, tần suất đi tiểu của mẹ càng ngày càng tăng. Nguyên nhân do khi thai nhi lọt xuống thấp tăng áp lực lên vùng xương chậu, phía trước kích thích vùng bàng quang gây mót tiểu nhiều lần, phía sau kích thích vùng trực tràng khiến mẹ mót đi cầu nhiều.
Nếu như dấu hiệu đi tiểu nhiều không thật sự chắc chắn cho một “cái hẹn” sắp sinh thì dấu hiệu mót cầu nhiều lại thực sự đáng tin. Bởi, giai đoạn thai kỳ trước nhiều mẹ bầu luôn gặp vấn đề trong việc đi đại tiện, thậm chí nhiều mẹ bị bệnh trĩ do táo bón thai kỳ còn bước sang giai đoạn chuẩn bị vỡ chum này, mẹ đi cầu dễ hơn và cũng nhiều hơn.
Đi tiểu và đi cầu nhiều
Xuống máu chân
Các mẹ thường rỉ tai nhau “Xuống máu 3 lần là đẻ”, tuy nhiên điều này không hẳn là đúng bởi tùy cơ địa mỗi mẹ bầu mà có xuống máu chân hay không, xuống sớm hay muộn và xuống nhiều hay ít. Việc xuống máu chân nhận biết sắp đẻ khác với xuống máu bệnh lý- tình trạng xảy ra khi mẹ bị protein niệu. Với những mẹ khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu không phát hiện thành phần protein thì có thể căn cứ vào dấu hiệu xuống máu chân để dự tính thời điểm sinh.
Tại sao xuống máu chân?
Do chân ở xa tim nên máu động mạch muốn quay về tim cũng cần một thời gian dẫn đến tích tụ gây phù, bên cạnh đó, càng gần cuối thai kỳ với kích thước thai nhi lớn tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến máu khó về tim hơn.
Mẹ cần làm gì để giảm hiện tượng này?
Khi mẹ xuống máu chân vào tháng thứ 9 thai kỳ thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp sinh
Xuống máu chân
Tụt bụng
Dấu hiệu tụt bụng thường dễ nhận biết ở những mẹ khi mang thai lần đầu, đặc biệt là những mẹ chửa bụng cao.
Khi nào bụng tụt?
Không có một câu trả lời chính xác, tùy từng mẹ bầu thời điểm bụng tụt sẽ khác nhau, thậm chí nhiều mẹ dù mang thai lần đầu nhưng không có dấu hiệu bụng tụt, dù “bụng cao chót vót” nhưng vẫn phải xách làn đi đẻ rồi. Thông thường bụng sẽ tụt vào 2-4 tuần trước khi mẹ lâm bồn.
Tại sao bụng tụt?
Thời điểm bụng tụt tức là lúc thai nhi tụt xuống gần vùng xương chậu, chỉ khi thai nhi “lọt” xuống vùng xương chậu này mới có thể đẻ tự nhiên.
Dấu hiệu thai nhi tụt?
Tụt bụng
Trên đây là những dấu hiệu hay gặp nhất mách mẹ bầu sắp sinh. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng gặp đủ những dấu hiệu này. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy gọi hỏi ý kiến bác sĩ mẹ theo để có được sự chỉ dẫn tốt nhất tránh mệt mỏi cho mẹ và bé nhé!
Đăng bởi: Ngọc Diễm