Bạn đang xem bài viết 11 thói quen xấu ảnh hưởng giấc ngủ của bé mà bố mẹ nên biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế, cần tạo cho bé môi trường và thói quen ngủ thật tốt. Đồng thời loại bỏ 11 thói quen xấu ảnh hưởng giấc ngủ của bé được nhắc đến trong bài viết dưới đây.
Bạ đâu ngủ đó
Đôi khi vì bận rộn hoặc mệt mỏi do chăm sóc bé, mà bố mẹ thường đặt bé ngủ ở mọi nơi có thể trong nhà. Điều này sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc. Đồng thời còn làm cho kết nối giữa bé và phòng ngủ của mình bị gián đoạn.
Vì thế, bố mẹ cần thay đổi thói quen này và dù là giấc ngủ trưa thì nên cho bé ngủ ở phòng của bé.
Không thực hiện đúng các thói quen trước khi ngủ đã đặt ra
Tuân thủ các thói quen trước khi ngủ sẽ giúp bé thoải mái hơn khi tiến vào giấc ngủ, cùng với đó, bố mẹ cũng tiết kiệm thời gian để thực hiện các công việc khác.
Cho nên, hãy xây dựng cho bé những thói quen trước khi ngủ như tắm nước ấm, thay quần áo ngủ, hát ru, đọc truyện,... và cố gắng duy trì mỗi ngày để giúp bé dễ vào giấc và ngủ ngon hơn.
Vì nếu những thói quen được thiết lập không thực hiện hằng ngày sẽ khiến trẻ có cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bỏ qua các dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
Thông thường khi trẻ buồn ngủ sẽ có những biểu hiện như ngáp, dụi mắt, rên rỉ, khó chịu. Đây là tín hiệu trẻ thông báo với bố mẹ rằng bản thân cần được đi ngủ.
Và nếu như bố mẹ bỏ lỡ tín hiệu này thì trẻ sẽ khó vào giấc, trở nên căng thẳng, vì lúc này thay vì tiết ra melatonin, thì tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra hormone cortisol.
Cho bé ngủ vào một giờ khác nhau mỗi ngày
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ không cần tuân thủ thời gian biểu thì điều này hoàn toàn không chính xác. Đúng là thời gian ngủ của bé có thể thay đổi linh hoạt, tuy nhiên nếu áp dụng điều này thường xuyên thì không tốt cho bé chút nào.
Vì trẻ cũng cần được xây dựng một thời gian biểu thích hợp, không chỉ giúp trẻ buồn ngủ ở một thời gian cố định, mà còn giảm tình trạng quấy khóc do phải ngủ quá sớm hoặc quá trễ.
Để bé ngủ giường sớm
Bạn nghĩ rằng bé con nhà mình đã đủ cứng cáp để ngủ giường? Điều này vẫn chưa chắc chắn. Vì theo các chuyên gia, trẻ chỉ nên được ngủ giường khi trẻ đủ 2 tuổi, lúc trẻ có thể tự đi vững hoặc có thể tự trèo ra khỏi cũi.
Trẻ con vô cùng tò mò về mọi thứ và thích bò khắp nơi, nếu trẻ vẫn chưa đạt các điều trên thì việc ngủ giường có thể khiến bé té ngã, vì giường không có rào chắn như cũi.
Cho bé tự lựa chọn thời gian đi ngủ
Đa số trẻ nhỏ hiếm khi dậy muộn, vì đồng hồ sinh học của các bé hoạt động khá chặt chẽ và sẽ đánh thức bé vào cùng một thời điểm trong ngày. Vì thế, nếu để trẻ thức quá khuya sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi vào hôm sau. Cho nên nếu muốn trẻ dậy sớm vào buổi sáng thì hãy cố gắng để trẻ ngủ sớm.
Cùng với đó, hãy xây dựng thời gian biểu về giờ giấc đi ngủ thật phù hợp để giúp bé ngủ đủ giấc. Ví dụ như:
- Trẻ 6 tháng tuổi thường sẽ cần ngủ khoảng 10 giờ mỗi đêm và 5 giờ ban ngày.
- Trẻ 12 tháng tuổi thường sẽ cần ngủ khoảng 11 giờ mỗi đêm và 3 giờ ban ngày.
Không gian ngủ quá yên tĩnh
Không gian ngủ yên tĩnh là điều cần thiết để chất lượng giấc ngủ của bé tốt hơn. Tuy nhiên với một không gian yên tĩnh đến đến mức “không một tiếng động” thì sẽ ngược lại.
Vì sẽ có những bé ngủ ngon giấc hơn khi có những âm thanh đều đều như tiếng quạt, tiếng nhạc nhẹ nhàng, tiếng ồn trắng,… và cũng có một số bé dễ ngủ hơn nếu để đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ.
Cho bé bú sữa khi ngủ
Thói quen cho bé bú sữa khi ngủ cần được thay đổi, vì không chỉ khiến bé dễ bị sâu răng mà còn tạo thói quen ăn đêm và tăng tích lũy mỡ thừa, có thể dẫn đến thừa cân. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia về việc dừng thói quen này và thực hiện ngay.
Để bé quá phụ thuộc vào mẹ
Các bé thường sẽ được bố mẹ đưa nôi, hát ru, massage lưng nhẹ nhàng hoặc mở nhạc nhẹ để bé dễ ngủ hơn. Những biện pháp này thật sự có hiệu quả, tuy nhiên khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi thì nên giảm dần và hạn chế thực hiện.
Vì nếu thực hiện quá thường xuyên sẽ khiến các bé phụ thuộc vào bố mẹ. Thay vào đó, khi trẻ có biểu hiện buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn, bố mẹ hãy đặt bé vào cũi để học cách tự ngủ.
Để bé gặp những khó chịu nhỏ nhặt
Nếu bé con của bạn tỏ ra khó chịu, quấy khóc khi đi ngủ, bạn cần quan sát thật kỹ nhằm tìm ra nguyên nhân. Điều này có thể đến từ chất liệu quần áo quá thô ráp, nóng, nệm không êm ái hoặc cách bố mẹ bế khiến bé không thoải mái,…
Hy sinh thời gian ngủ của mình để chăm sóc bé
Đúng là trẻ rất cần sự chăm sóc của người lớn, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng bố mẹ cần dành tất cả thời gian của mình, kể cả giấc ngủ để thực hiện việc chăm sóc ấy. Bạn có thể nhờ người thân chăm sóc bé và tận dụng khoảng thời gian đó để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân mình.
Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi Thcslytutrongst.edu.vn – Kinh Nghiệm Hay để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Nguồn: Hellobacsi.com
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 thói quen xấu ảnh hưởng giấc ngủ của bé mà bố mẹ nên biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.