Khi đi du lịch ở bất cứ quốc gia nào, ngoài việc tìm hiểu văn hóa, tham quan thắng cảnh thì việc thưởng thức những món ăn đặc trưng của quốc gia đó cũng là một việc không thể thiếu. Nếu bạn là một tín đồ ẩm thực thì phải xem ngay đâu là những món ăn đường phố được đánh giá bậc nhất thế giới. Nếu được một lần đặt chân đến những nơi này, bạn nhất định không được bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn đường phố vô cùng hấp dẫn với mức giá “rẻ bèo” sau đây.
- Takoyaki – Bánh bạch tuộc nướng – Osaka, Nhật Bản
- Khoai tây chiên – Bỉ
- Mỳ Ramen – Tokyo, Nhật Bản
- Xúc xích cà-ri – Đức
- Bánh mì – Việt Nam
- Kẹo hồ lô – Thượng Hải
- Xôi xoài – Bangkok, Thái Lan
- Hot Dog – Thành phố New York
- Món thịt sống ở Thổ Nhĩ Kỳ (Çiğ köfte)
- Moo Ping, Thái Lan
- Kimbap, Hàn Quốc
- Taco, Mexico
Takoyaki – Bánh bạch tuộc nướng – Osaka, Nhật Bản
Takoyaki ra đời vào năm 1935. Loại bánh này được lấy cảm hứng từ bánh Akashiyaki. Ban đầu Takoyaki chỉ phổ biến ở vùng Kansai (Osaka) nhưng sau đó đã lan rộng ra khu vực Kanto và nhiều vùng khác ở Nhật Bản. Takoyaki là một loại bánh hấp dẫn và mới lạ đặc sản của vùng Osaka – Nhật Bản. Bánh có hình tròn, vỏ bánh làm từ bột mỳ, nhân bánh bên trong có bạch tuộc thái nhỏ, rau cắt nhỏ, gừng đỏ và hành, bánh được nướng trên chiếc chảo chuyên dụng có từng khuôn tròn sẵn. Takoyaki được rưới lên với nước sốt đầm đậm đặc biệt, chỉ có ở Nhật và Mayonnaise. Ở, Juso, khu vực đèn đỏ nằm ở khu trung tâm phía bắc Osaka là nơi đầu tiên bán loại bánh này, các bạn có thể thưởng thức chúng tại những quầy hàng gần trạm xe lửa.
Takoyaki hay còn được gọi là bánh bạch tuộc, là một món ăn đường phố đặc trưng ở Nhật. Takoyaki được nướng trên một chiếc chảo đặc biệt chuyên dụng có khuôn tròn sẵn với vỏ ngoài bằng bột mì và phần nhân bao gồm bạch tuộc, rau, gừng đỏ, hành.. Món ăn này được khuyến khích ăn ở Juso, khu vực đèn đỏ nằm ở khu trung tâm phía bắc Osaka. Đây cũng là nơi khai sinh ra món ăn này tại.
Thông thường những món bánh của người Nhật rất cầu kỳ và công phu. Thế nhưng Takoyaki lại đơn giản và rất dễ làm. Tuy nhiên để làm ra được những viên bánh tròn vo, phải cần đến tay nghề thành thạo. Khâu quan trọng nhất chính là dùng một que nhỏ bằng kim loại đảo liên tục, đều tay cho đến khi bánh trở nên tròn và láng mịn. Chính vì sự đặc biệt này mà lớp vỏ bánh rất giòn, phần nhân bên trong luôn nóng hổi và thơm phức. Ở Nhật Bản, người ta thường thích ăn Takoyaki ở lề đường. Tại bất kỳ ngõ hẻm nào ở Osaka, bạn đều có thể thưởng thức món này. Vào tiết trời se lạnh, cầm trên tay những xâu bánh Takoyaki nóng hổi, vừa ăn vừa thổi thật không gì thú bằng.
Takoyaki – Bánh bạch tuộc nướng – Osaka, Nhật Bản
Khoai tây chiên – Bỉ
Người đầu tiên khám phá khoai tây là người Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 15, và 200 năm sau vào cuối thế kỷ 17, người Bỉ đã giới thiệu khoai tây chiên đầu tiên, đặc biệt hơn, giữa hai thành phố Liège và Dinant, nằm ở phía nam một phần của Bỉ. Người ta tin rằng ý tưởng ban đầu đến từ việc bắt và chiên cá nhỏ từ sông Meuse, nhưng khi con sông bị đóng băng trong thời gian mùa đông, người ta sử dụng thủ tục tương tự nhưng với khoai tây để thay thế. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của những gì sẽ trở thành một món ăn quốc gia ở Bỉ và một truyền thống lâu đời với ẩm thực của nó.
Nếu là những tín đồ sành ăn chắc hẳn không ai là không biết đến món khoai tây chiên. Chúng ta có thể bắt gặp món ăn vừa ngon lại bình dân này ở bất kỳ các quầy hàng bán đồ ăn vặt nào trên đường. Nhưng không mấy ai biết rằng, nguồn gốc của món ăn phổ biến này là ở Bỉ. Nếu có dịp đến Bỉ, bạn không nên ngạc nhiên khi ở khắp các nhà hàng, từ sang trọng đến bình dân nhất đều có phục vụ món French fries (tên gọi món khoai tây chiên ở Bỉ).
Khoai tây chiên kiểu Bỉ có hương vị đặc biệt với cách chiên qua hai lần trong dầu sôi. Khoai tây còn tươi được xắt thành cọng đều nhau, ngâm rửa qua với nước muối và để cho thật ráo nước rồi mới chiên lên. Việc chiên hai lần khiến cho món ăn được giòn, thơm ngon hơn. Ở Việt Nam, chúng ta cũng không còn xa lạ gì với món ăn này. Gần đây, khoai tây chiên còn được biến tấu thành món khoai lắc khi những miếng khoai tây sau khi chiên lên được phủ một lớp phô mai bột khiến món ăn đậm đà hơn.
Khoai tây chiên truyền thống
Mỳ Ramen – Tokyo, Nhật Bản
Tuy xuất hiện muộn màng so với Udon, Soba hay Somen nhưng với người Nhật Ramen vẫn là món mì quốc hồn của đất nước mặt trời mọc này. Ramen là một món ăn nổi tiếng của Nhật Bản được nhiều người ưa thích. Du khách có thể bắt gặp món mỳ này ở bất cứ đâu trên xứ sở Phù tang. Mỳ Ramen gồm những sợi mỳ dày với nước dùng hầm từ thịt và cá, ăn kèm với lớp mặt topping như thịt lợn cắt lát, rong biển sấy khô, hành, kamaboko (hải sản ướp) và ngô.
Đến Tokyo, bạn có thể thưởng thức món mỳ này tại hàng loạt các quán ở tầng hầm của Tokyo Station, hay Guchi’s Midnight Ramen ở Boston. Sợi mì Ramen khá khác biệt so với các loaị mì khác, mì ramen được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức sợi mì Ramen cũng khá phong phú nhưng về cơ bản, tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức.
Nước tro tàu là nguyên liệu không thể thiếu khi làm mì Ramen, đây là nguyên liệu giúp tăng độ dai dẻo và tạo nên hương vị cũng như màu vàng đặc trưng cho sợi mì. Sợi mì chia làm ba kiểu: Mì tươi, mì khô, mì ăn liền (instant noodle). Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare. Dashi cho mì Ramen được nấu từ xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, nấm Shiitake, hải sản, hành tây,…Tare là những gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare của Ramen gồm có Shio, Shoyu và Miso. Thịt heo cho mì Ramen có nhiêù loại trong đó có 3 loại chính là Chashu, Kakuni, Bacon. Chashu đặc biệt được ưa chuộng trong những loại thức ăn dùng kèm với mì. Cái tên Chashu được chuyển thể từ tiếng Trung char siu (là thịt nướng xá xíu ấy), Chashu được hầm với nước tương và rươụ mirin.
Mỳ Ramen – Tokyo, Nhật Bản
Xúc xích cà-ri – Đức
Xúc xích Cà Ri Currywurst là một trong những món ăn mang đậm phong cách của người Đức. Nó nổi tiếng đến nỗi đã truyền cảm hứng cho một bảo tàng nghệ thuật và một tác phẩm âm nhạc. Những “fan cuồng” của Currywurst thậm chí còn có kỳ nghỉ của riêng mình: Ngày của Currywurst vào ngày 4 tháng 9. Đây là món ăn biểu tượng cho nền ẩm thực Đức, món Currywurst (xúc xích cà ri) là đồ ăn nhanh, món ăn đường phố và cũng là món chính trong bữa tối của Berlin. Để làm nên một đĩa Currywurst cần phải có xúc xích nướng chín (được làm từ thịt và mỡ lợn), có thể cắt khoang hay để nguyên cái cũng được. Sau đó, chúng được rưới lên một lớp cà ri và sốt cà chua. Nước sốt được làm từ cà chua tươi hoặc bột cà chua hết hợp cùng với bột cà ri. Việc kết hợp giữa lớp tương cà chua cùng bột cà ri phủ lên thân của chiếc xúc xích vàng ruộm. sau khi nướng, khiến món ăn vừa dậy lên mùi thơm của gia vị, vừa ngon mắt.
Món ăn xúc xích cà ri Currywurst được cho là một sáng chế của Herta Heuwer ở Berlin vào năm 1949. Cô đã trộn nước sốt cà chua và bột cà ri từ những quân sĩ Anh ở Đức và phủ lên xúc xích giết thịt lợn nướng. Heuwer bắt đầu bán những sản phẩm của mình dọc những con phố và nó dần trở thành phổ biến.
Món này ăn khá vừa miệng lại hoàn toàn phù hợp cho cả người lớn hay trẻ nhỏ thưởng thức. Currywurst sẽ rất ngon khi được ăn kèm cùng với khoai tây chiên hoặc bánh mì cắt lát. Sẽ là cặp đôi hoàn hảo cho một bữa ăn nhanh mà vẫn đầy đủ lượng dinh dưỡng phục vụ cho các hoạt động tiếp theo đấy. Hiện nay, không chỉ ở riêng Đức mà món xúc xích cà ri Currywurst đã được phục vụ tại cả các nhà hàng tại Anh, Pháp hay Mỹ. Nhưng để có thể cảm nhận được hết tinh hoa của món ăn thì thưởng thức trên chính quê hương của nó vẫn là một sư lựa chọn đúng đắn nhất. Nếu có cơ hội đến đây, bạn có thể thử ghé Konnopke’s Imbiss để thưởng thức món ăn này, nơi đây được mệnh danh là cha đẻ của món xúc xích cà ri.
Xúc xích Cà Ri Currywurst
Bánh mì – Việt Nam
Nhắc đến bánh mỳ chắc hẳn du khách nước ngoài không thể nào quên món bánh mỳ kẹp tuyệt ngon của Việt Nam. Đây là món ăn có sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên liệu phương Đông và phương Tây. Những nguyên liệu chủ yếu để tạo nên một chiếc bánh mì kẹp hấp dẫn bao gồm bánh mì nhân thịt (thường là thịt lợn nướng, thịt viên hay thịt nguội), dưa chuột thái lát, rau mùi, cà rốt, patê gan và một chút mayonnaise.Khi ăn chiếc bánh mỳ này, bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ các vị: mặn, ngọt, chua, cay. Địa điểm tuyệt vời nhất để thưởng thức món ăn ngon này là trên đường phố Sài Gòn. Món ăn tưởng chừng như dân dã và quá đỗi quen thuộc này lại là một món ăn được xếp đầu tiên trong danh sách 20 món ăn đường phố không thể không thử của tờ Huffington Post đã đưa ra. Bánh mì là món ăn bình dân, phổ biến nhưng lại có sức hút khắp thế giới. Nhiều lần vào top những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới, bánh mì Việt yêu thích và được đánh giá ‘ngon – bổ – rẻ’ trên các trang báo du lịch trên thế giới.
Bánh mì Việt Nam là một món ăn đã rất phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quầy hàng rong trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn bán những món bánh mì với đủ loại nhân kẹp bên trong như bánh mì nhân thịt, dưa chuột, rau mùi, cà rốt, patê gan và một chút Mayonnaise. Bánh mì có thể là một món ăn rất đỗi bình thường với mỗi người Việt chúng ta. Nhưng nó đã để lại dấu ấn sâu sắc cho những thực khách ngước ngoài. Người ta đã gọi bánh mì bằng cái tên “banh mi” một cái tên riêng đầy ngưỡng mộ, chứ không phải là Vietnamese baguette hay Vietnamese sandwich. Với những điều cơ bản ngon-bổ-rẻ, món ăn tưởng chừng như hết sức nhỏ bé của Việt Nam đã có thể hiên ngang nằm trong danh sách món ăn đường phố phải thử của bất kỳ food blogger nào.
Bánh mì Việt Nam
Kẹo hồ lô – Thượng Hải
Kẹo hồ lô là món ăn đường phố phổ biến ở Trung Quốc và Đài Loan. Đến đây, bạn sẽ bắt gặp những chiếc xe đạp hay xe thồ ba bánh cũ kỹ chở loại kẹo này đi bán dạo khắp các nẻo đường. Hay nếu là một người mê những bộ phim cổ trang Trung Quốc thì cũng không lạ lẫm gì với hình ảnh những cây kẹo hồ lô đỏ rực và bắt mắt thường thấy trên phim. Có thể nói, kẹo hồ lô đã trở thành một nét đẹp truyền thống đặc trưng của đường phố nơi đây. Món kẹo ngọt này được làm từ rất nhiều loại trái cây khác nhau, dâu, cà chua bi và mận hoặc táo gai là những loại truyền thống được phủ một lớp đường cứng giống với kẹo táo. Các loại trái cây khác bao gồm cam, dứa, kiwi, chuối hoặc nho cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bên cạnh vị ngọt thanh khó cưỡng thì những viên kẹo hồ lô đỏ rực còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Do đó, người Trung Quốc còn quan niệm rằng, ăn kẹo hồ lô cũng có tác dụng xua đuổi vận xui và mang lại may mắn, tốt đẹp cho người ăn. Ngoài ra, hình ảnh những viên kẹo tròn trịa, căng đầy và đỏ rực còn tượng trưng cho sự viên mãn, đầy đủ, sung túc.Mặc dù, kẹo hồ lô là món ăn vặt có mặt quanh năm ở Trung Quốc, thế nhưng với ý nghĩa đầy tốt đẹp nêu trên đã khiến cho kẹo hồ lô được bán rầm rộ ở Trung Quốc vào dịp đầu năm mới. Người Trung Quốc còn có thói quen mua kẹo hồ lô tặng các trẻ nhỏ với ý nghĩa mong các bé khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn.Đặc biệt, ngày mùng 9/1 hàng năm còn được chọn làm ngày lễ hội kẹo hồ lô ở Thanh Đảo. Lễ hội kẹo hồ lô thường kéo dài cả tuần và thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước lẫn ngoài nước kéo đến tham gia. Nếu như ngày xưa, kẹo hồ lô chỉ dùng những quả táo gai đỏ rực làm nhân thì ngày nay người Trung Quốc còn sáng tạo và đa dạng thêm hương vị của kẹo hồ lô bằng các loại nguyên liệu khác như quả quất vàng, hạt dẻ, hạt chà là…
Ngoài ra, đôi khi kẹo hồ lô của Trung Quốc còn được phá cách bằng các loại trái cây như dâu tây, dứa, nho khô, kiwi và cả socola rắc đường hạt… Mặc dù màu đỏ nguyên thủy của kẹo hồ lô đã đủ hấp dẫn nhưng nếu điểm thêm vài viên kẹo hồ lô hiện đại thì càng khiến xiên kẹo trở nên đầy màu sắc và càng bắt mắt gấp bội.
Kẹo hồ lô – Thượng Hải
Xôi xoài – Bangkok, Thái Lan
Vốn là đất nước của miền nhiệt đới, những hoa quả đặc trưng cho xứ nóng khác cũng được góp phần để làm nên món xôi xoài vừa thơm, vừa bùi ngon đúng điệu. Những hạt xôi dẻo quánh, trắng ngần ăn cùng với miếng xoài vàng đượm chín mọng, ngọt mát và cái vị vừa thơm, vừa bùi của nước cốt dừa đọng lại nơi cổ họng đã tạo nên một món ăn đặc trưng nổi tiếng không chỉ ở xứ Chùa Vàng xinh đẹp mà còn trót “gây thương nhớ” biết bao du khách đã có cơ hội ghé thăm và thưởng thức món ăn này.
Vào mùa hè, tháng tư đến tháng sáu ở Thái Lan, món xôi xoài là một món ăn tráng miệng phổ biến tại Thái Lan. Món ăn này được chế biến đơn giản nhưng hương vị là vô cùng thơm ngon. Bạn sẽ chết mê chết mệt với hạt gạo nếp ăn ngọt thơm, béo bùi của nước cốt dừa nhưng lại không hề nát.
Trên khắp các con phố ở Bangkok, đặc biệt là dọc theo các phố từ Siam Paragon Mall và Chợ Chatuchak, xôi xoài được bán đầy trên những chiếc xe đẩy. Được biết xôi xoài ngon nhát và rẻ nhất nằm trên phố Tây Khao San ở trung tâm gần hoàng cung Thái Lan. Có lẽ nơi này có nhiều khách sạn nên nhà hàng và các khu ăn uống nơi đây cũng nhiều, vì thế du khách có thể chọn lựa khách sạn ở đây để tiện ăn uống, đi lại và khám phá. Và trong hàng chục món ăn thuộc danh sách ẩm thực Bangkok chắc chắn không thể thiếu món xôi xoài Thái Lan. Những hạt nếp chín đều, căng bóng, trong suốt cùng vị ngọt ngào của những quả xoài mọng nước đã tạo nên món xôi xoài Thái Lan làm mê mẩn không biết bao nhiêu người khi đến với nơi đây. Muốn có một phần xôi xoài ngon, bạn chỉ cần nắm được bí quyết hấp xôi sao cho thật dẻo thơm là đã chinh phục được vị giác của người thưởng thức.
Món xôi xoài Thái Lan
Hot Dog – Thành phố New York
Hot Dog là một món ăn quen thuộc và được ưa chuộng ở Mỹ. Đa số người dân Mỹ đều ưa thích món ăn bình dân này, họ có thể tìm mua ở bất cứ đâu, trên các thị trấn nhỏ hay các thành phố lớn ở khắp nước Mỹ, đặc biệt là thủ đô New York, món này được bán ở từng ngóc ngách các con phố của các khu đông đúc du khách lân cận Manhattan. Hot Dog thường được ăn kèm với bánh mì và các loại nước sốt cà chua, nước chấm mù tạt, gia vị, dưa bắp cải và hành cắt nhỏ.
Hotdog không phải là món ăn nổi tiếng ở các nhà hàng cao cấp tại NewYork, nhưng là món ăn được thưởng thức ở mọi nơi trên đường phố NewYork. Dù là những con phố Wall lúc nào cũng tấp nập, vội vã, quảng trường Times đông nghẹt khách du lịch, hay phố Soho với những người đẹp như người mẫu hoặc ở bất cứ đâu đi chăng nữa thì bánh mì nóng và hotdog cũng được bày bán khắp nơi. Có rất đông khách du lịch đứng xếp hàng dài trước cửa hàng hotdog, điều đặc biệt là hầu hết trong số họ đều đi một mình. Dù có nhiều nhà hàng phục vụ tráng miệng bằng bánh ngọt hay pasta, thế nhưng những nơi ấy vốn dĩ không dành cho những vị khách cô đơn. Các nhà hàng sang trọng thường đi ít nhất 2 người và đến đó có thể bạn sẽ gặp phải câu hỏi “quý khách đi mấy người ạ?” “quý khách dùng bữa một mình ạ?” Có lẽ cũng bởi lí do ấy mà hotdog là lựa chọn đầu tiên của du khách.
Cái hotdog đang được nướng trên vỉ thì dài hơn cả những cây xúc xích bình thường. Quan sát bạn sẽ thấy những miếng xúc xích được nướng lâu dần dần chín thì sẽ được lấy ra bên cạnh đó cũng có những miếng được nướng hơi cháy xém. Khoảng hơn 20 cây xúc xích dài và to được cắm vào 1 cây lớn và khách hàng được lựa chọn bất cứ cái nào mình thích.
Hot Dog là một món ăn quen thuộc và được ưa chuộng ở Mỹ
Món thịt sống ở Thổ Nhĩ Kỳ (Çiğ köfte)
Được mệnh danh là một trong những món thịt sống ngon nhất thế giới với vị cay đặc trưng mà không phải ai cũng đủ can đảm để thử.
Chính vì vậy trước khi muốn thưởng thức món ăn trứ danh vùng này, du khách nên cân nhắc trình độ ăn cay của mình. Không chỉ đặc biệt ở chỗ là dùng thịt sống với rau húng, chanh, cà chua bi mà người dân thường ăn kèm với bánh mì dẹt, salad, tinh dầu hạt lựu, nước sốt cay.
Đây là món ăn đường phố được biết đến nhiều tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ vì sự độc đáo cũng như “thử thách” ăn cay mà nó mang tới cho bất kỳ ai muốn thử.
Món thịt sống ở Thổ Nhĩ Kỳ (Çiğ köfte)
Moo Ping, Thái Lan
Moo có nghĩa là Heo, Ping là Nướng. Đây chính là món heo xiên nướng đặc trưng của nước Thái. Món ăn đường phố nổi tiếng này thường được chế biến bởi thịt heo ướp cùng với nước mắm, rau mùi và nước cốt dừa, sau đó nướng trên than hồng. Bạn có thể ăn không hoặc ăn kèm xôi. Đây là món ăn nổi tiếng của xứ sở chùa vàng và dàng bắt gặp trên đường phố Thái Lan, đặc biệt là ở thành phố Bangkok.
Moo Ping (hay còn được gọi là thịt xiên nướng) là món ăn đường phố được lòng nhiều thực khách khi đến Thái Lan. Dám cá một điều là bất kì ai một lần thưởng thức hương vị này đều sẽ phát nghiện và muốn “đánh chén” tận vài ba xiên mới thỏa miệng. Thịt được chế biến theo công thức truyền thống, thành phần có lẫn nạc và mỡ được băm nhuyễn rồi tẩm ướp gia vị cho thấm đều. Điểm đặc biệt là phần sốt ướp cùng, ngoài tiêu, tỏi, đường, nước mắm thì người bán còn cho thêm một ít nước dừa để tạo độ béo thơm. Chính nhờ thế mà món ăn mang đến hương vị khác biệt hơn hẳn.
Nếu những kiểu thịt nướng quen thuộc ở Sài Gòn được xiên thành từng viên tròn nhỏ thì phiên bản Thái Lan lại được nắn thành những miếng dẹt hình chữ nhật. Xiên thịt trải dài trên bếp than lan tỏa mùi thơm đầy kích thích. Người bán thường nướng chín sẵn rồi khi có khách gọi sẽ làm nóng lại. Bạn có thể chọn kiểu thịt xiên truyền thống hoặc kết hợp thêm lớp phô mai vàng ươm bên trên. Ăn kèm còn có dưa chua, tương ớt, đặc biệt đúng chuẩn Thái nhất là phần xôi dừa nóng hổi.
Moo Ping, Thái Lan
Kimbap, Hàn Quốc
Kimbap có xuất xứ từ một loại sushi của Nhật Bản là Makisushi (1910 – 1945). Tên gọi của món ăn rất đơn giản, “kim” là tên gọi của lá rong biển khô; “bap” đơn giản là “cơm”, như vậy Kimbap là cơm gói trong lá rong biển. Về hình dạng, kimbap “có vẻ” giống món Makisushi – cũng là món cơm cuốn trong lá rong biển của Nhật. Nhưng Kimbap thường to hơn (béo hơn) vì bên trong, “nhân” gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Kimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Makisushi. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Maki được cắt đều làm 6 khoanh, thì kimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.
Đây là món ăn được xem là rất phổ biến và thường xuyên xuất hiện ở hầu hết mọi bữa ăn tại xứ sở này với mọi đối tượng và nhất là với sinh viên Hàn Quốc cũng ăn kimbap rất thường xuyên. Tại sao món ăn này lại phổ biến đến vậy? Có lẽ lý do hai lý do: Đầu tiên là do cách làm rất đơn giản và rất nhanh; thứ hai các nguyên liệu dùng trong món Kimbap đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và có cân bằng các giá trị dinh dưỡng. Món này lại gồm rất nhiều rau, theo nguyên tắc thì thực phẩm rau phải chiếm khoảng 70% cả chiếc kimbap. Vì vậy mà kimbap ăn rất thanh và không hề ngán. Cơm dùng trong món kimbap là cơm gạo trắng trộn với ít muối và dầu vừng, khác với cơm cho món Makisushi, vì thế cơm thơm mùi vừng rất hấp dẫn.
Khi thưởng thức, thực khách có thể chấm thêm một ít nước mắm hoặc tương ớt, xì dầu hoặc gia vị mà mình ưa thích… Ở Hàn Quốc, người dân có thể làm món này để đi dã ngoại cuối tuần cùng bạn bè hoặc có thể mang đến văn phòng ăn trưa… Thật tiện lợi và đầy đủ dinh dưỡng. Kimbap được xem như là món ăn truyền thống của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Người Hàn có câu “thứ nhất kim chi, thứ nhì kimbap” quả thật không sai. Nếu có dịp du lịch Hàn Quốc, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn ngon và đặc biệt là món kimbap với hương vị đúng chuẩn nơi đây nhé!
Kimbap, Hàn Quốc
Taco, Mexico
“Chưa ăn Taco tức là chưa đi Mexico” là câu nói mà người ta vẫn thường nói sau khi thưởng thức món ăn này. Bánh taco có cách làm khá đơn giản. Vỏ được làm bằng bột bắp, chiên hoặc nướng vàng hai mặt. Nhân gồm thịt, rau củ các loại, vắt thêm một xíu chanh và nước sốt trước khi ăn. Không quá cầu kỳ trong chế biến, cách thưởng thức bánh càng dân dã. Không cần muỗng, dao hay nĩa như các món ăn khác, bạn chỉ cần dùng tay cầm gọn chiếc bánh rồi cắn một miếng lớn, sao cho tất cả thành phần của bánh taco nằm gọn trong miệng, để cảm nhận được tất cả vị chua, cay, mặn, ngọt, thanh, béo…cùng một lúc đầy hấp dẫn.
Tacos được những người châu Âu đầu tiên trong những cuộc viễn chinh đã khám phá và du nhập khắp Nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Á. Giống với sandwich, tacos được tạo nên bằng nhiều loại thức ăn đã được chuẩn bị theo những cách khác nhau và có thể ăn tacos như một món khai vị hoặc bữa ăn nhẹ.Một số tài liệu còn cho thấy, người dân Mexico sống ở các vùng hồ còn chế biến taco nhân cá. Những quầy hàng rong bán taco có mặt trên hầu hết các ngõ ngách phố phường. Người Mexico thường dùng taco như một món ăn nhẹ sau bữa tối. Sau bữa chính, nhiều người lựa chọn taco như một cena (bữa tối nhẹ) được bán trong những quầy bán hàng di động cho đến nửa đêm tại các thành phố lớn. Vào cuối tuần các vũ trường và câu lạc bộ mở cửa đến tận gần sáng và taco là món ăn nhanh cho những người vui chơi thâu đêm.
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, đã có rất nhiều loại tacos được phổ biến tại Mỹ – Canada và xuất hiện trong những cuốn sách nấu ăn vào năm 1949. Ngoài ra tacos còn được bày bán trong những hệ thống bán đồ thức ăn nhanh như Taco Bell,Taco Del Mar,Mighty Taco…và các nhà hàng fastfood như Burger King và Jack in the Box của người Mexico tại đây. Thậm chí, ở đất nước này, người ta còn phát triển nhiều hệ thống nhà hàng chuyên về taco như Taco Del Mar, Taco Bell và Mighty Taco.
Taco, Mexico
Đăng bởi: Phạm Lâm