Nhắc đến Hải Dương người ta thường nghĩ đến vùng đất địa linh nhân kiệt với những người con Hải Dương hiếu học. Bên cạnh đó những danh lam thắng cảnh ở Hải Dương cũng thơ mộng và đẹp không kém những tỉnh khác trên cả nước. Hãy theo chân toplist khám phá những vẻ đẹp hút hồn của danh lam thắng cảnh tỉnh Hải Dương.
- Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
- Đảo cò Chi Lăng Nam – Thanh Miện
- Sân golf Chí Linh
- Đền thờ Chu Văn An – Chí Linh
- Động Kính Chủ – Kinh Môn
- Đền Tranh – Ninh Giang
- Văn Miếu Mao Điền – Cẩm Giàng
- Cánh Đồng Hoa Rễ
- Công Viên Bạch Đằng
- Cánh Đồng Hoa Hướng Dương
- Làng Gốm Chu Đậu
- Rừng Phong Lá Đỏ
- Bảo Tàng Hải Dương
- Làng Chạm Khắc Gỗ Đông Giao
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
Quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng của nước ta, có quy mô bề thế với phong cảnh sơn thủy hữu tình thu hút khách du lịch đến tham quan hàng năm. Khu di tích bao gồm các di tích lịch sử gắn liền với chiến công lừng lẫy 3 lần đánh thắng quân xâm lược Mông Nguyên lừng lẫy của quân dân nhà Trần ở thế kỷ XIII và cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.
Khu di tích Côn Sơn là vùng đất linh thiêng gắn liền với danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Tới Côn Sơn bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi non, sự thơ mộng của những dòng suối nhỏ chảy quanh núi. Khi leo tới đỉnh núi bạn sẽ thấy phiến đá giống bàn cờ của những vị tiên trên trời. Với những đám mây là là đỉnh núi bạn sẽ có cảm giác như được chạm tới tận trời. Nếu đến Hải Dương thì Côn Sơn chính là nơi bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch của mình.
Đền Kiếp Bạc cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5km là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là do đền tọa lạc trên một thung lũng giao giữa hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đền Kiếp Bạc có địa thế vô cùng thuận lợi nhìn ra con sông Thương, sau lưng là núi Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Đền bao gồm các công trình Tam quan, giếng Ngọc, các tòa điện thờ Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, công chúa Thiên Thành – phu nhân Hưng Đạo Vương và hai con gái Nhị vị Vương cô. Hiện đền có lưu giữ 7 pho tượng đồng mang giá trị văn hóa, tâm linh lớn.
Khu di tích Côn Sơn – Chí Linh
Đảo cò Chi Lăng Nam – Thanh Miện
Khu sinh thái đảo cò Chi Lăng Nam với diện tích 31,673 ha, là “ngôi nhà chung” của nhiều loài cò, vạc, chim nước quý. Trong lòng hồ An Dương còn là nơi trú ngụ của nhiều loài cá quý như: cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch, các loại tôm, cua, ba ba… Ngoài ra, xung quanh hồ An Dương còn có nhiều loài thực vật thủy sinh, thực vật hoang dã. Hiện nay, ở đảo cò Chi Lăng Nam có khoảng 16.000 con cò và 6.000 con vạc sinh sống. Hàng năm, cứ đến mùa gió heo may thổi về, tức vào khoảng tháng 9 âm lịch, hàng ngàn con cò, vạc và các loài chim nước ở xứ khác lại nhộn nhịp bay về sinh sống, kiếm ăn cho đến tận tháng 4 năm sau.
Đây là nơi cư trú của 6 loài cò khác nhau như cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ghềnh, cò diệc và cò ruồi. Trong đó đông nhất là cò ruồi. Tiếng là đảo cò song đây còn là nơi trú ngụ của loài vạc xám, vạc lưng xanh, vạc sao, cùng nhiều loài chim khác như diệc xám, chim trả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo… Chính vì vậy, từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm tham quan, học tập và nghiên cứu thú vị của nhiều trường học trong vùng.Hiện nay, đảo cò đã được quy hoạch thành vùng du lịch sinh thái để thu hút du khách. Đến với đảo cò, vào lúc sáng sớm hay chiều muộn, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn hàng nghìn cánh cò trắng chao nghiêng trên mặt hồ An Dương. Đẹp nhất là vào lúc hoàng hôn, khi buổi chiều tà hắt ánh sáng dát vàng lên mặt hồ An Dương, những đàn cò ríu rít gọi nhau bay về tổ, tạo nên một khung cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Đến với đảo cò, du khách còn được thưởng ngoạn một không gian xanh mát và mang đậm nét thôn quê của vùng hồ An Dương. Ở đó, trên chiếc thuyền nhẹ trôi trong ánh chiều tà, được ngắm nhìn những cánh cò cánh vạc, được nghe tiếng chim kêu gọi bầy trong một vùng không gian hoang dã, du khách sẽ thấy thêm yêu, thêm quý cuộc sống tươi đẹp của thiên nhiên, một món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người
Đảo cò Chi Lăng Nam – Thanh Miện
Sân golf Chí Linh
Sân golf Chí Linh nằm ở huyện Sao Đỏ thị Xã Chí Linh được mệnh danh là sân golf của các ngôi sao có diện tích rất rộng lớn với 325 ha. Quang cảnh trên sân được xây dựng nằm trên một thung lũng tuyệt đẹp, xung quanh là những ngọn đồi và rừng cây bạt ngàn, bên cạnh là một hồ nước lớn đua sắc cùng với những con suối nhỏ uốn lượn và những dòng nước tự nhiên bao quanh. Nếu bạn không đam mê môn thể thao này thì một chuyến du lịch tới sân golf Chí Linh cũng sẽ để lại cho bạn sự ấn tượng tuyệt vời khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và lưu giữ kỉ niệm cùng bạn bè.
Sân golf được xây dựng với khẩu hiệu đặt ra: “Nơi tốt nhất để chơi golf”. Phần lớn các công nghệ tiên tiến nhất, vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới đã được sử dụng tại đây. Chẳng hạn: các loại cỏ Turf chuyên dụng – loại cỏ tốt nhất dùng cho sân golf – được nhập khẩu từ Úc để sử dụng tại đây, hệ thống tưới linh hoạt được điều khiển bằng máy tính của hãng RainBird được nhập khẩu từ Mỹ, các loại thiết bị bảo dưỡng sân golf hàng đầu Thế giới của hãng Toro được nhập khẩu từ Mỹ…. Sân golf này do IGCS – một công ty hàng đầu của Úc thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn golf Quốc tế chuyên nghiệp nhưng đồng thời vẫn tạo dựng, gìn giữ và khai thác tối đa các vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên.
Sân golf Chí Linh
Đền thờ Chu Văn An – Chí Linh
Đền thờ Chu Văn An được tọa lạc tại núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh- là nơi thờ người thầy giáo mẫu mực muôn đời được bao người kính trọng. Nơi đây có danh lam thắng cảnh hùng vĩ, núi non hiểm trở nhưng tĩnh lặng với rừng thông bạt ngàn cao vút, nước suối trong rì rào chảy xiết. Đi qua hơn 100 bậc đá là Ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nơi đây được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng của núi Phượng Hoàng. Đền thờ có kiến trúc theo kiểu chữ “Nhị”, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái.
Đền thờ Chu Văn An là điểm du lịch tâm linh và giáo dục truyền thống của rất nhiều du khách, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên cả nước. Mỗi khi du khách vào tham quan đền thờ Chu Văn An ngoài việc dâng lễ chay, lễ mặn còn dâng cả bút, sách, vở để cầu công danh, thi cử, học hành may mắn và thành công.
Cách Đền khoảng 600m là khu lăng mộ thầy Chu Văn An. Theo truyền thuyết, vị trí đặt mộ thầy chính là đầu của chim Phượng, được hiểu là đỉnh cao của công lý và đức hạnh. Cách mộ khoảng 50m về phía Tây có một giếng nhỏ, du khách đến viếng mộ thầy, mỗi người đều muốn uống một ngụm nước từ giếng để khí thiêng sông núi nơi đây ngấm vào cơ thể mình.
Đền thờ Chu Văn An – Chí Linh
Động Kính Chủ – Kinh Môn
Động Kính chủ còn gọi là động Dương Nham. Có tên gọi khác là Động Dương Nham vì động nằm ở phía Nam của núi Dương Nham thuộc huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của động Kính Chủ được mệnh danh là một trong sáu động đẹp nhất của Việt Nam.Với chiều cao 20m so với triền ruộng chân núi, đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông thật là một nơi du lịch lý tưởng của du khách để trải nghiệm cảm giác như đang đứng ở trên không nhìn xuống.
Động Kính Chủ nằm ở sườn dãy núi đá vôi có tên Dương Nham, Bổ Đà hoặc Xuyến Châu. Đó là dãy núi nằm trên bờ sông Kinh Thầy, duyên dáng soi bóng mình xuống dòng nước. Cửa động quay hướng Nam đón gió mùa hè mát rượi. Đứng ở đây, du khách có thể nhìn thấy núi chợ Trời và Tháp Bút- hai ngọn cao nhất của dãy núi đồ sộ này; thấy cả đỉnh An Phụ nơi có đền thờ Trần Liễu và chùa Cao; thấy ruộng đồng, làng xóm và xa xa là thị trấn Kinh Môn sầm uất.
Nhưng khi vào trong động, du khách còn ngỡ ngàng trước bàn tay đẽo gọt khéo léo của tạo hóa để tạo ra hai vòm hang hình quả chuông, cao hun hút. Sâu vào trong là dòng suối nước trong vắt và mát lạnh. Suối chảy tới đâu chưa ai biết. Vòm động từng là nơi sinh sống của bày dơi quạ hàng mấy ngàn con, cứ chập tối là đập cánh vù vù, túa ra khỏi hang đi kiếm ăn. Đây cũng là nơi sơ tán của nhà máy đóng tàu Hải Phòng thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong động có chùa thờ Phật và thờ vua Lý Thần Tông. Một nhánh của động cửa quay hướng Tây, nằm thấp hơn, dẫn du khách vào với cung thờ Mẫu Tam Phủ.
Động Kính Chủ – Kinh Môn
Đền Tranh – Ninh Giang
Đền Tranh còn có tên gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, thuộc thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Ngôi đền ngắn liền với sự tích Quan lớn Tuần Tranh, viên quan phủ Ninh Giang xưa. Chuyện kể rằng tại bến sông Tranh, có hai con rắn dữ thường quấy phá cuộc sống người dân. Một hôm, chúng bắt đi người vợ xinh đẹp của quan. Vị quan này khởi kiện Long Vuong, người cai quản đại dương, sông suối. Rắn bị xử thua phải mang cả dòng họ dời đi nơi khác. Từ đó bến sông sóng yên nước lặng, nhân dân nhớ ơn vị quan phủ mà lập đền thờ, tôn là vị thần bảo vệ khúc sông, giúp dân buôn thuyền, bán bè, qua sông bình an, may mắn.
Đền Tranh được xây dựng trên nền một ngôi miếu cổ có từ thời Hùng Vương, miếu có tên là Tranh Giang Đại Vương cổ miếu, nằm ở bến sông Tranh, sát thị trấn Ninh Giang. Thời Nguyễn (thế kỷ 19) đền được xây dựng hoành tráng, chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo, với tượng Quan Lớn Tuần Tranh uy nghi. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang). Đến giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô lớn cùng nhiều gian thờ khác nhau. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang cách đền cũ khoảng 300m, nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang
Đền Tranh – Ninh Giang
Văn Miếu Mao Điền – Cẩm Giàng
Văn Miếu Mao Điền là một trong số ít văn miếu còn sót lại ở Việt Nam có quy mô và lịch sử lâu đời chỉ đứng sau văn Miếu Quốc Tử Giám ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình kiến trúc văn hóa bề thế, uy nghi với khuôn viên rộng lớn, trạm trổ tinh xảo.
Đây là nơi thờ Khổng Tử và 8 vị Nho học hàng đầu của Việt Nam: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Vũ Hữu, Nguyễn Thị Duệ, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh. Đến đây du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử văn hóa của dân tộc cũng như cuộc đời của những vị hiện tài của quốc gia để nâng cao hiểu biết của bản thân mình.
Văn Miếu Mao Điền – Cẩm Giàng
Cánh Đồng Hoa Rễ
Cánh đồng hoa rễ cách Hà Nội khoảng 70km, nằm dưới chân núi Côn Sơn, cách khu di tích Côn Sơn chỉ hơn 1km. Những cành rễ xanh mướt, dập dìu trong gió, khiến ai cũng muốn tháo bỏ giày dép và được lướt trên cái làn sóng đẹp ngất ngây ấy. Đặc biệt là mùi hương của cây. Một mùi ngai ngái đặc trưng, thơm nhẹ, thoang thoảng. Đi trên đường, bất chợt có cơn gió cũng cảm nhận được hương thơm thoang thoảng mà thanh thanh của cây rễ.
Những cành rễ xanh mướt, dập dìu trong gió, khiến ai cũng muốn tháo bỏ giày dép và được lướt trên cái làn sóng đẹp ngất ngây ấy. Đứng trên đường nhìn những gốc cây trơ trụi lại sau thu hoạch vẫn toát lên cái vẻ đẹp mộc mạc và nên thơ. Cây rễ còn có tên là cây thanh hao. Người dân gọi với cái tên dân dã cây rễ vì sau khi thu hoạch về, cây rễ sẽ được phơi khô được dùng làm chổi rễ mà người dân hay dùng quét ruông thóc (tức những hạt lép, những lá lúa, tước có lẫn vào thóc), xi măng… Mùi dễ chịu, nên cây rễ còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Người bị đau bụng có thể đốt chổi rễ để ngửi cái hương là khỏi được bệnh.
Cánh Đồng Hoa Rễ
Công Viên Bạch Đằng
Nếu bạn muốn tìm một địa điểm để đi dạo, vui chơi ở Hải Dương thì đây là một điểm đến hoàn hảo. Công viên nổi tiếng với hồ Bạch Đằng. Khuôn viên rộng, cây cối xanh mát rậm rạp làm cho không gian ở đây vô cùng thoáng mát. Rất lí tưởng chó những ngày nghỉ cuối tuần.
Hồ Bạch Đằng nằm trong khuôn viên của công viên Bạch Đằng, ngay trung tâm thành phố Hải Dương. Đây là một hồ nước đẹp của Hải Dương. Xung quanh hồ trồng rất nhiều liễu rũ tạo nên phong cảnh hữu tình. Ngoài ra, quanh khu vực hồ có rất nhiều chỗ ngồi để ngắm cảnh.
Công Viên Bạch Đằng
Cánh Đồng Hoa Hướng Dương
Vườn hoa hướng dương này được trồng tại Khu đô thị phía tây, phân khu Trường Thịnh, ven đường Trường Chinh, phường Tân Bình, TP Hải Dương. Đây là diện tích đất đã được thành phố quy hoạch làm vườn hoa, cây xanh tạo điểm nhấn cảnh quan cho Thành phố. Sau thời gian hơn 2 tháng tháng ươm trồng, đến nay, vườn hoa hướng dương vàng rực đã bung nở khoe sắc
Vườn hoa này có diện tích hơn 1 mẫu do ông Hoàng Văn Hạnh làm chủ. Trồng chủ yếu là cúc họa mi và hoa hướng dương. Ban đầu, gia đình ông Hạnh trồng để bán hoa nhưng lại có rất nhiều người đến muốn thăm vườn và chụp ảnh nên ông tổ chức thăm quan, chụp ảnh. Đây được mệnh danh là thiên đường sống ảo mới dành cho giới trẻ
Cánh Đồng Hoa Hướng Dương
Làng Gốm Chu Đậu
Đến với Chu Đậu, du khách sẽ được khám phá các loại hình du lịch nghiên cứu khảo cổ học, du lịch làng nghề, nghệ thuật làm gốm của nền văn minh cổ xưa. Đặc biệt, được trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuầt, tạo dáng, vẽ, viết chữ, ký tên lên sản phẩm. Từng bước tận hưởng phong cảnh thiên nhiên thanh bình, yên ả của làng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng tươi đẹp.
Giới chuyên môn đánh giá cao gốm Chu Đậu từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí… tất cả đều đẹp hoàn hảo. Gốm Chu Đậu được thể hiện dưới nhiều hình thức như vẽ, khắc, họa, đắp nổi đều phóng khoáng, trữ tình, hài hòa, tinh xảo. Những họa tiết, hoa văn trên gốm thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó là khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông… Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men màu tam thái. Nếu có dịp du lịch về Hải Dương, bạn hãy ghé thăm Làng gốm Chu Đậu để hiểu rĩ hơn về con người và sản phẩm gốm nơi đây nhé.
Làng Gốm Chu Đậu
Rừng Phong Lá Đỏ
Cách Hà Nội chừng 80km về hướng Đông Bắc. Rừng Phong lá đỏ nằm trên núi Tam Ban, thuộc địa phận của chùa Thanh Mai, Hoàng Hoa Thám, Chí Linh, Hải Dương. Đây là một trong năm điểm có rừng phong lá đỏ diện tích lớn ở Việt Nam được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không phải cứ đến đây vào mùa lạnh là bạn có thể ngắm nhìn được rừng phong thay sắc. Thường thì vào thời điểm cuối tháng 12, đầu tháng 1 là lúc lá phong trổ màu đẹp nhất và có thể kéo dài tới hết tháng 1, tùy vào điều kiện thời tiết.
Bước sâu hơn vào rừng phong, những lối đi đều được bao phủ bởi những lớp lá phong đỏ vàng như trải thảm. Cây phong chùa Thanh Mai không đồng loạt chuyển đỏ rực như những cánh rừng nơi xứ lạnh, nhưng từng khoảnh lá xanh, đỏ, vàng xen kẽ lại mang vẻ đẹp riêng lạ lùng. Phảng phất khắp rừng phong, một mùi thơm nhẹ nhàng như mùi trầm hương lan tỏa khắp không gian. Sư thầy chùa Thanh Mai cho hay, không chỉ thân cây mà nhựa cây phong cũng mang hương thơm đặc biệt, được chiết xuất thành siro với công dụng chữa bệnh.
Rừng Phong Lá Đỏ
Bảo Tàng Hải Dương
Bảo tàng Hải Dương có khuôn viên rộng hơn 8.000 m2. Gồm nhà trưng bày chính, nhà trưng bày gốm sứ, hệ thống trưng bày ngoài trời với đa dạng các hiện vật được bài trí khoa học, hấp dẫn. Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ gần 5 vạn đơn vị tài liệu, hiện vật phản ánh quá trình hình thành, phát triển của vùng đất, con người Hải Dương trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Bảo tàng Hải Dương có hai khu trưng bày trong nhà và ngoài trời. Phần trưng bày trong nhà giới thiệu theo biên niên lịch sử với các chủ đề: địa lý tự nhiên, hành chính và các di vật lịch sử văn hóa. Phần trưng bày ngoài trời giới thiệu ngôi nhà của cụ nghè Nguyễn Quý Tân thế kỷ 19 và các bộ sưu tập mộ cổ từ trước công nguyên đến thế kỷ 17 gồm mộ thuyền, mộ cũi, mộ xây cuốn, mộ hợp chất và nhiều đồ tuỳ táng, bộ sưu tập súng thần công có niên đại năm Minh Mệnh thứ 13 (1832).
Bảo tàng Hải Dương hiện lưu giữ trên 42.000 hiện vật các loại, trong đó có bộ sưu tập tiền cổ, trống đồng Hữu Chung được xếp vào một trong những trống đồng đẹp hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, bộ sưu tập về gốm sứ cổ Chu Đậu, một trong những trung tâm sản xuất gốm lớn nhất vào thế kỷ 15 -17, dòng gốm mang tính bác học. Năm 2010, nhà trưng bày gốm sứ tại Bảo tàng tỉnh đã được khánh thành và đi vào hoạt động.
Bảo tàng Hải Dương được xếp loại II trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, được đánh giá là một trong hai bảo tàng khảo cứu địa phương trong toàn quốc đáp ứng đầy đủ các khâu hoạt động của bảo tàng, trở thành một thiết chế giáo dục cho các thế hệ người Hải Dương, nhằm gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa, quảng bá hình ảnh Hải Dương đến với công chúng, góp phần vào sự phát triển kinh tế – văn hoá xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Bảo Tàng Hải Dương
Làng Chạm Khắc Gỗ Đông Giao
Tương truyền, nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao đã có trên 300 năm. Xưa, người thợ Đông Giao nổi tiếng với các sản phẩm đồ thờ. Ngoài ra, đôi bàn tay tài hoa của người thợ Đông Giao còn in dấu ở rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước. Không chỉ đơn thuần là một làng nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, mà Đông Giao còn là một làng quê có truyền thống văn hiến lâu đời.
Hiện tại ở Đông Giao, bên cạnh các công trình khang trang mang dáng dấp của thời đại, chúng ta còn bắt gặp hệ thống các di tích lịch sử cổ kính như đền, đình, chùa, miếu được bảo vệ tôn tạo. Đình Đông Giao là một ngôi đình lớn được khởi dựng năm Vĩnh Hựu thứ tư (1738). Ngay trước cửa Đình Đông Giao, du khách có thể bắt gặp một bia đá lớn được dựng năm 1738 ghi lại quá trình xây dựng Đình và tên tuổi người công đức xây dựng. Ở vị trí trung tâm của toà đại bái là khám thờ, hai bên là đôi long mã lớn có kích thước gần bằng ngựa thật do các nghệ nhân Đông Giao làm vào cuối thế kỷ 19. Đôi long mã được chạm khắc công phu, cầu kỳ thể hiện tài năng tuyệt vời của những nghệ nhân chạm khắc. Phía bên khám thờ là 2 bức cuốn thư (thế kỷ 19). Bên trái khám thờ là bàn thờ và tượng thờ cụ tổ làng nghề chạm khắc Vũ Xuân Ngôn. Cụ được các dòng họ suy tôn làm tổ nghề của làng năm 1992, được tạc tượng thờ tại Đình.
Làng Chạm Khắc Gỗ Đông Giao
Đăng bởi: Tiểu Ngân Hà