Nhật Bản là một quốc gia với nền văn hóa đặc sắc, những địa điểm du lịch hấp dẫn cùng con người thân thiện vì thế đã thu hút hàng triệu du khách ghé qua mỗi năm. Nếu bạn có ý định du lịch đến “đất nước mặt trời mọc” thì nên lưu ý những điều kiêng kỵ khi đi du lịch Nhật Bản nhé !
- Xả rác
- Ăn uống khi đang đi bộ trên phố
- Nghịch đũa khi ăn
- Ôm
- Đến thăm nhà người khác không bỏ giày
- Không xếp hàng
- Đưa tiền tip
- Đi bộ về phía bên phải
- Khăng khăng trả tiền khi được mời đi ăn tối
- Khi tắm tại suối nước nóng
- Ngồi bắt chéo chân
- Nói chuyện điện thoại trên tàu
- Chỉ tay vào người khác
- Mặc cả.
- Không phát ra tiếng khi ăn
Xả rác
Việc xả rác ở Nhật Bản có thể đem lại rắc rối hoặc thậm chí bạn phải chịu những khoản tiền phạt cho việc làm này. Nếu bạn nhả bã kẹo sao su trên đường phố bạn chắc chắn sẽ bị những ánh mắt kì thị nhìn vào mình. Đến Nhật Bản, bạn sẽ nhìn thấy những thùng rác với các hình thù khác nhau rất bắt mắt và dễ nhìn ở bất cứ nơi đâu trong thành phố.
Hãy bỏ rác vào thùng các bạn nhé
Ăn uống khi đang đi bộ trên phố
Khác với Việt Nam, bạn có thể vừa đi vừa uống một ly cà phê hay cầm một chiếc bánh để ăn trên phố một cách thoải mái thì ở Nhật Bản thì điều này là không nên. Bạn có thể bị nhìn với những ánh mắt thiếu thiện cảm hoặc bị khiển trách nếu vừa đi vừa ăn. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn uống trên tàu điện ngầm.
Không nên vừa đi bộ vừa ăn
Nghịch đũa khi ăn
Nếu bạn được mời đi dùng bữa ở Nhật, bạn nên chú ý không nghịch đũa bởi nó đồng nghĩa với việc bạn không tôn trọng gia chủ hoặc những người mời mình đi ăn.
Ngoài ra, bạn cũng không được dùng một chiếc đũa để gẩy thức ăn hay dùng các đôi đũa cọc cạch.
Nghich đũa khi ăn
Ôm
Với nhiều người, việc ôm thể hiện cử chỉ thân thiện và yêu mến. Nhưng người Nhật Bản lại cảm thấy không thoải mái khi ôm. Tốt nhất bạn chỉ nên cúi chào hay bắt tay một cách lịch thiệp.
Bắt tay và cúi chào lịch thiệp
Đến thăm nhà người khác không bỏ giày
Khi bạn bước vào một công ty hay một ngôi nhà người Nhật, bạn sẽ thấy một giá để giầy dép ở cửa ra vào. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải để giày dép của mình ở ngoài trước khi bước vào nhà. Bạn cũng không nên đi giày dép khi vào đền hay chùa ở Nhật Bản. Khi thăm nhà dân, hãy nói: “O-jama shimasu” (“Xin lỗi vì đã làm phiền bạn”) và mang theo một món quà nhỏ gọi là omiyage để tặng chủ nhà. Tuy nhiên bạn cũng không nên tặng quà có số lượng 4 và 9, không tặng những vật nhọn và không nên tặng giày dép, tất cho cấp trên.
Để giày dép khi bước vào nhà người khác
Không xếp hàng
Xếp hàng trở thành một nét đẹp văn hóa của người Nhật. Ở các nơi từ cửa hàng đến ga tàu điện ngầm, ngay cả trong những giờ cao điểm thì người dân Nhật vẫn giữ cách cư xử đúng mực là xếp hàng một cách rất trật tự.
Xếp hàng mọi lúc mọi nơi nhé
Đưa tiền tip
Nếu bạn dùng bữa tại một nhà hàng hay đi taxi tại Nhật và muốn đưa tiền tip thì chắc chắn họ sẽ trả lại bạn. Ngược với ý nghĩa của tiền tip ở một số quốc gia là sự hài lòng khi được phục vụ thì ở Nhật, đưa tiền tip đồng nghĩa với việc bạn không hề hài lòng với dịch vụ và muốn nói “hãy cố gắng trong những lần sau”.
Không đưa tiền tip ở Nhật nhé
Đi bộ về phía bên phải
Người dân Nhật Bản luôn tuân theo một quy luật đó là luôn đi bộ phía bên trái dù đường đông. Thậm chí khi đi thang cuốn ở Nhật, mọi người sẽ đứng phía bên phải nhường bên còn lại cho những người có việc gấp.
Đi bộ phía bên trái khi tham gia giao thông tại Nhật
Khăng khăng trả tiền khi được mời đi ăn tối
Nếu được ai đó mời đi ăn tối, bạn thường nghĩ nên chuẩn bị một chút tiền để “campuchia” với bạn mình. Tuy nhiên, với người Nhật, khi bạn được họ mời đi ăn tối, bạn không nên khăng khăng trả tiền vì đó có thể bị coi là thô lỗ không tôn trọng người mời bạn.
Khăng khăng trả tiền khi được mời đi ăn tối
Khi tắm tại suối nước nóng
Các suối nước nóng ở Nhật được gọi là onsen. Nếu bạn muốn trải nghiệm tắm suối nước nóng tại Nhật, bạn nên làm sạch cơ thể trước khi ngâm mình trong suối. Như vậy, bạn sẽ không làm bẩn hay khiến các khách khác cảm thấy khó chịu.
Làm sạch người khi tắm suối nước nóng
Ngồi bắt chéo chân
Ở Nhật, bạn không nên ngồi “bắt chéo chân” dù nó là một cử chỉ bình thường ở một số nước. Thay vào đó hãy ngồi theo kiểu “seiza” (ngồi quỳ trên đầu gối) là một cách ngồi truyền thống của Nhật.
Ngồi quỳ trên đầu gối là cách ngồi truyền thống của Nhật
Nói chuyện điện thoại trên tàu
Nếu bạn đang trên tàu điện ngầm, có ai đó gọi cho bạn hãy từ chối cuộc gọi đó. Việc trả lời điện thoại ở trên tàu có thể bị coi là thô lỗ và gây ảnh hưởng đến hành khách khác, đặc biệt khi bạn nói quá to.
Nói chuyện trên tàu điện ngầm là mất lịch sự
Chỉ tay vào người khác
Việc chỉ tay vào ai đó là điều khá phổ biến ở các nước nhưng ở Nhật Bản thì bị coi là thô lỗ, ngay cả dùng đũa hay chân chỉ cũng vậy.
Chỉ tay vao người khác là một hành động nên tránh
Mặc cả.
Ở Nhật hầu hết người ta hay đi siêu thị, và trong siêu thị thì không bao giờ mặc cả. Giá cả được ghi lên trên sản phẩm, các bạn chỉ việc chọn và thanh toán tiền. Vậy là xong. Ở Nhật, mua bán là đúng giá. Nếu bạn kỳ kèo hay ra giá là điều thất lễ bởi hầu hết các cửa hàng tại siêu thị Nhật đều ghi rõ giá cả, không thể bớt được.
Không mặc cả về giá
Không phát ra tiếng khi ăn
Giống như việc ợ sau khi dùng bữa ở Ấn Độ, người Nhật cũng rất thích nghe tiếng húp mì xì xoạp – điều chứng tỏ bạn rất thích món mì đó. Thậm chí, nếu bạn húp không đủ to, người Nhật còn nghĩ thực ra bạn không hề thích món này. Một phần là vì các món súp và mì ở Nhật Bản thường dùng khi nóng, vì vậy việc húp mì cũng giúp món ăn nguội bớt.
Húp xì xoạp khi ăn thể hiện sự lịch sự
Đăng bởi: Phạm Hằng