Hà Nội – Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mà ai đã từng ghé thăm đều muốn mang một chút “hương vị của Hà Nội” về làm quà cho người thân, bạn bè. Mình sẽ gợi ý 15 món đặc sản Hà Nội ý nghĩa để làm quà tặng mà bạn có thể tham khảo mỗi khi ghé thăm Thủ đô nhé!
1. Ô mai – Thức quà vặt tinh túy
Nhắc đến tinh hoa quà Hà Nội, không thể không nhắc đến món ô mai với hương vị tinh túy, độc đáo. Có lẽ, ô mai Hà Nội mang một nét tinh tế, một ý nghĩa đặc biệt mà người ta chỉ có thể nhận ra và bị hút hồn khi thưởng thức. Ô mai được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, mỗi loại có một hương vị riêng biệt.
Giống như trái cây tươi, ô mai cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số loại ô mai được cho thêm gừng và cam thảo không chỉ giúp cho món ăn có độ thơm ngọt mà còn có tác dụng giữ ấm và trị ho. Ngày nay, ô mai Hà Nội đã xuất hiện trên hầu hết các góc phố, con phố lớn nhỏ khắp Hà Nội. Đây là một món đặc sản ý nghĩa dành tặng cho người thân và bạn bè sau mỗi chuyến du lịch Hà Nội.
Ô mai – Thức quà vặt tinh túy (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Ô Mai Vạn Lợi:
Ô Mai Hồng Lam:
Ô Mai Tiến Thịnh:
2. Cốm – Một thức quà của lúa non
Nhắc đến Hà Nội, ai cũng nhớ đến cốm – một thức quà của lúa non. Nhắc đến cốm là nhớ đến màu xanh của những hạt lúa non được gói trong lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một hòa quyện trong hương đồng cỏ nội và buộc bằng rơm nếp. Bạn sẽ không thể nào quên hương vị tuyệt vời của những hạt cốm mềm, dẻo, thơm, ngọt ngào được chế biến từ những hạt lúa non đã qua tinh chế kỹ lưỡng. Cốm là một món ăn dân dã nhưng chiếm vị trí đặc biệt trong lòng du khách thập phương mỗi khi nhắc về Hà Nội. Một món ăn truyền thống lâu đời trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được hương vị xưa chân chất, thanh tao.
Cốm là biểu tượng của hương vị Hà Nội xưa chân chất, thanh cao. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Làng Cốm Mễ Trì:
Bánh Cốm Nguyên Ninh:
3. Trà sen Tây Hồ
TrГ sen Hб»“ TГўy: ThiГЄn cб»• đệ nhất trГ
Trà sen Tây Hồ cũng là một trong những đặc sản Hà Nội nổi tiếng. Khi dùng làm quà biếu, trà sen là một món quà trang trọng và tinh túy mang đậm hương sắc Hà Nội. Để sản xuất được 1 kg trà sen thành phẩm, cần phải hái 1500 bông hoa San Bạch Diệp Tây Hồ với nụ hoa vẫn còn khép kín trước khi mặt trời mọc. Để đảm bảo hương vị, trà cần được pha đúng cách. Ấm pha trà nên là ấm gốm hoặc xoong tráng qua nước sôi để làm ấm. Dùng một thanh tre nhỏ để cho trà vào ấm, nấu nước sôi từ 90 – 95 độ C để tránh trà bị nồng. Đây là món quà đặc sản đặc biệt dành tặng cho những người yêu thích trà đạo.
Trà sen Tây Hồ cũng là một trong những đặc sản Hà Nội nổi tiếng. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Việt Cổ Trà:
Chè Thái Nguyên ở tại Hà Nội – Trà Tân Cương Thái Nguyên
4. Bánh chè lam Hà Nội
Cách Làm Bánh Chè Lam Mềm Dẻo Thơm Ngon Đón Tết
Bánh chè lam là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội. Trước đây, bánh chè lam một món bánh có ý nghĩa đặc biệt được dùng trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc nhằm giúp người dân bày tỏ lòng thành kính dâng lên Đức Phật. Bánh có màu nâu nhạt, dẻo dai, có vị bùi, ngọt và thơm mùi gừng, phủ thêm lớp bột nhẹ bên ngoài để bánh không dính lại với nhau. Bánh chè lam là một món ăn không thể thiếu trong những buổi trà chiều giữa tiết trời se lạnh. Đây là một đặc sản thích hợp dành tặng bạn bè, người thân sau chuyến du lịch Hà Nội.
Bánh chè lam Hà Nội. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Chè Lam Vua:
Đặc sản Hà Nội làm quà – Bánh chè lam ngon, Since 1986
5. Sấu Hà Nội
Cây sấu từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng của đất trời Hà Nội mỗi khi liên tưởng đến thủ đô nghìn năm văn hiến. Quả sấu Hà Nội với lớp vỏ xanh cứng, thịt quả giòn giòn cùng với vị chua đã trở nên quen thuộc với du khách đến viếng thăm Hà Nội mỗi khi hè về. Quả sấu được nhiều người ưa chuộng là vì nó có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như ô mai, sấu ngâm, sấu dầm, sấu bao tử,… Bên cạnh đó, vị chua của quả sấu cũng góp mặt trong nhiều món ăn đặc biệt mang đậm tinh túy ẩm thực Hà Nội như vịt om sấu, canh chua sấu, nghêu nấu quả sấu, canh hến nấu sấu,… Quả sấu là đặc sản thích hợp dành tặng bạn bè, người thân mỗi khi từ Hà Nội trở về.
Quả sấu Hà Nội. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Chợ Long Biên:
Nông Sản Dũng Hà 3
6. Bưởi Diễn
Bưởi Diễn Thành Đạt nức tiếng Hà thành
Bưởi Diễn là sản vật nổi tiếng của Hà Nội. Đây là giống bưởi có hương vị thơm ngon hơn hẳn so với các loại bưởi trồng ở các vùng khác. Trái bưởi có vỏ mỏng, vàng óng, múi bưởi có vị ngọt thanh và mọng nước. Bưởi Diễn cũng là một loại quả thường được bày trên bàn thờ gia tiên và mâm ngũ quả mỗi dịp Tết đến xuân về. Theo quan niệm của người xưa, quả bưởi tượng trưng cho sự no đủ, mát lành và may mắn. Bưởi Diễn là món quà đặc sản phù hợp với sở thích của rất nhiều người.
Bưởi Diễn là món quà đặc sản phù hợp với sở thích của rất nhiều người. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Bưởi diễn Văn Trì:
Bưởi Diễn Thành Đạt:
7. Bánh cốm Hà Nội
Bánh cốm là một trong những loại bánh biểu tượng của Hà Nội. Bánh cốm được làm từ lúa nếp non và đậu xanh. Đến với Hà Nội không ai là không biết đến món bánh cốm truyền thống này. Theo phong tục, bánh cốm là một trong những món phải có trong nhiều đám cưới ở miền Bắc Việt Nam. Bánh được làm từ những hạt nếp non dẻo thơm nhất, với nhân là đậu xanh, dừa nạo và mứt sen. Bánh cốm có vị đặc biệt khi cùng nhâm nhi với tách trà Việt Nam, do đó đây là món quà đặc sản thường được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà biếu cho người thân, bạn bè.
Bánh cốm là một trong những loại bánh biểu tượng của Hà Nội. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Bánh Cốm Nguyên Ninh:
Bánh Cốm Hà Nội:
8. Giò chả Ước Lễ
Ở Hà Nội nổi tiếng nhất phải kể đến món đặc sản giò chả Ước Lễ. Đây là món đặc sản được nhiều người lựa chọn làm quà biếu vì thể hiện được nét truyền thống của Hà Nội xưa. Giò chả Ước Lễ được làm từ thịt của giống lợn ỉ loại nhỏ. Để có được một món giò chả ngon thì người làm phải dồn rất nhiều tâm huyết vào đó. Từ việc chọn lựa những miếng thịt lợn ngon, trải qua các công đoạn lọc thịt và giã thịt bằng chày nặng, kết hợp với các gia vị truyền thống. Giò chả được gói ghém cẩn thận trong lá chuối xanh chần qua nước sôi để dễ dàng tạo hình cho đòn chả. Sau khi gói xong, giò chả được nấu chín trong vòng một giờ cho ra thành phẩm Giò chả Ước Lễ. Với hương vị thơm ngon và chất lượng tuyệt hảo, giò chả Ước Lễ được xem như một món ăn chế biến sẵn có thể dùng chung với cơm trắng hay cùng xôi. Đây cũng là một món quà đặc sản đầy ý nghĩa dành tặng người thân và bạn bè.
Giò chả Ước Lễ . (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Giò chả Quốc Hương:
Nem Chua Rán – Giò Chả Trần Công Châu
9. Bánh dày Quán Gánh
Cũng giống như bánh chưng, bánh dày là loại bánh truyền thống, có từ rất lâu đời của người Hà Nội xưa. Nổi tiếng hơn cả là bánh dày Quán Gánh với lớp vỏ bánh trắng tinh, mịn màng tượng trưng cho bầu trời gắn liền với người Hà Nội từ thuở khai thiên lập địa. Loại gạo để làm bánh dày phải được lựa chọn kỹ lưỡng, phải là thứ gạo nếp Hải Hậu, hạt to tròn, óng thì vỏ bánh làm ra mới dẻo, mới thơm được. Sau khi đồ chín, gạo phải được giã ngay lúc còn nóng, vỏ bánh bọc ngoài nhân đỗ xanh, tiêu thơm đậm đà. Bánh dày một món bánh có ý nghĩa đặc biệt được dùng trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc nhằm giúp người dân bày tỏ lòng thành kính dâng lên Trời Đất và tổ tiên. Đây chắc chắn sẽ là một món quà đặc sản vô vùng ý nghĩa, gợi nhớ đến Quốc hồn, quốc túy của dân tộc.
Bánh dày Quán Gánh. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Bánh Dầy Quán Gánh:
Bánh Dày Ngon:
10. Bánh chưng Tranh Khúc
Bánh chưng là món bánh quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Bắc nước ta. Hà Nội nổi tiếng với làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, nơi sản sinh ra những chiếc bánh chưng thơm ngon, thể hiện tinh túy trong ẩm thực truyền thống của đất Hà Thành. Mỗi chiếc bánh chưng ra đời đều là cả công sức, kinh nghiệm và sự khéo léo từ đôi bàn tay của những nghệ nhân gói bánh. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cho đến các bước gói bánh và nấu bánh đều phải được thực hiện theo đúng quy trình, chính xác và chuyên nghiệp. Một điều rất đặc biệt ở làng nghề này, là tất cả bánh chưng luôn được gói hoàn toàn bằng tay mà không sử dụng khuôn ép. Vì vậy những chiếc bánh chưng làm ra không chỉ thể hiện sự tài hoa tinh tế, tài hoa của nghệ nhân mà còn gói ghém trong đó là cả nét đẹp văn hóa truyền thống và cả hương vị đất trời của Hà Nội.
Bánh chưng Tranh Khúc. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Làng bánh chưng Tranh Khúc – Cơ Sở Cô Sáu:
Cửa hàng Bánh Chưng Ngon:
11. Bánh gai Làng Giá
Bánh gai làng Giá là món bánh ngọt truyền thống của Hà Nội. Bánh gai có hình vuông, vỏ bánh đặc biệt có màu đen, là màu của lá gai – loại lá đặc trưng ở đồng bằng Bắc Bộ. Bánh gai Làng Giá là một loại bánh tương tự như bánh ít lá gai – đặc sản của Bình Định. Nhân bánh được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đỗ xanh, mỡ lợn, dầu chuối, hạt sen, dừa, bí đao, hạt vừng,… Nguyên liệu làm bánh gai được chọn lựa kỹ lưỡng và qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm bánh đã trở thành một đặc sản trứ danh. Bánh gai thường được dùng như món tráng miệng sau bữa ăn chính. Đây là một món đặc sản nổi tiếng ở Hà Nội thích hợp làm quà biếu.
Bánh gai Làng Giá. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Bánh Gai Tứ Trụ:
Bánh Gai Nếp Hương:
12. Mứt sen trần
Quý nhất hạng mà cũng ngon nhất hạng là mứt sen trần Mứt sen trần là món ăn thể hiện sự sang trọng và tinh tế trong lối sống và văn hóa của người Hà Nội. Mứt sen trần được chế biến từ hạt sen già tách vỏ, loại bỏ tâm sen bên trong để mứt không có vị đắng. Vị bùi bùi của hạt sen hòa quyện cùng vị ngọt của đường kính trắng tạo nên vị ngọt đậm nhưng không ngấy. Mứt sen trần thường được dùng với trà sen càng tăng thêm hương vị tinh tế, lôi cuốn thực khách. Đừng quên mua mứt sen trần về làm quà cho người thân, bạn bè khi đến Hà Nội.
Quý nhất hạng mà cũng ngon nhất hạng là mứt sen trần. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Bánh Mứt Kẹo Hà Nội:
Ô Mai Hồng Lam:
13. Bánh giò Hà Nội
Bánh giò Hà Nội còn được gọi là bánh tro, bánh ú hay bánh nậm. Đây là một loại bánh truyền thống Hà Thành, được làm với nguyên liệu chính là gạo nếp ngâm qua nước tro tàu. Đây là loại bánh rất độc đáo và thuần Việt, thường xuất hiện trong lễ cúng tổ tiên của người Hà Nội xưa. Bánh giò truyền thống là loại bánh không có nhân, khi ăn cho mật ong, mật mía hoặc đường cát vào. Tuy nhiên, những ngày này, nhân bánh thường được làm bằng đậu xanh hoặc dừa nạo để dễ ăn hơn, tăng thêm hương vị thơm ngon, phù hợp với sở thích của nhiều thực khách.
Bánh giò là thức quà Hà Nội, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Bánh Giò Trinh Lương:
Bánh giò Ngô Thì Nhậm:
14. Bánh chả Hà Nội
Bánh chả là một đặc sản lâu đời của người Hà Nội. Được chế biến kì công từ các nguyên liệu quen thuộc, bình dị như mỡ, đường kính, bột năng, bột nếp, lá chanh, bánh chả thực sự là một món ăn dân dã trong các dịp lễ Tết của người Hà Nội. Bánh chả mang hương vị vô cùng đặc trưng: vị thanh bùi của lá chanh và béo dẻo của mỡ đường. Sở dĩ bánh có màu vàng óng ánh như mật ong là vì bánh được nướng trên bếp than hồng mang hương vị ấm áp, gần gũi, gắn bó. Đây thực sự là một món quà đơn giản nhưng ý nghĩa dành tặng người thân và bạn bè sau chuyến du lịch Hà Nội.
Bánh chả là một trong những món ăn truyền thống lâu đời của người Hà Nội. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Cửa hàng đặc sản dân tộc – Nếp Hương:
Ô Mai Hồng Lam:
15. Bánh khúc Hoàng Mai
Bánh khúc Hoàng Mai cũng là một trong những món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Thoáng nhìn bề ngoài, bánh khúc Hoàng Mai trông giống như xôi lá sen chính vì thế có bánh khúc còn có tên gọi khác là xôi khúc. Bên trong nhân bánh sự kết hợp tinh túy của gạo nếp, bột nếp, đậu xanh, thịt mỡ và hạt tiêu tạo nên một món bánh trông dân dã mà tinh tế. Cũng chính vì cách chế biến và nguyên liệu đặc biệt mà bánh khúc Hoàng Mai có hương vị đặc biệt thơm ngon và độc đáo. Tương tự như cốm, bánh khúc được gói trong lá sen già đượm hương hòa quyện cùng mùi thơm của nếp mới. Bánh khúc Hoàng Mai thực sự là tinh hoa của ẩm thực Hà Nội.
Bánh khúc Hoàng Mai cũng là một trong những đặc sản Hà Nội được nhiều người chọn làm quà biếu. (Ảnh: Internet)
Địa chỉ tham khảo
Bánh Khúc Cô Lan:
Bánh Khúc Cô Lan:
Trên đây là 15 món đặc sản Hà Nội làm quà ý nghĩa, chất lượng mà chúng mình đã tổng hợp được. Bạn thích đặc sản nào nhất? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!
Đăng bởi: Đức Việt