Nếu có ý định ghé qua London, New York hay Paris, hãy chắc chắn bạn mang đủ tiền phòng thân, bởi chi phí ăn ở tại những thành phố này được đánh giá là đắt nhất thế giới.
15. London, Anh
Giá khách sạn trung bình: 177 USD/ đêm.
Du khách thường than vãn London là thành phố đắt đỏ. Mặc dù thời điểm này kinh tế của châu Âu đang suy thoái, nhưng báo cáo giá cả và thu nhập cho thấy, giữa năm 2009 và 2011, London đã leo từ vị trí thứ 21 đến vị trí 15 trong danh sách những địa điểm du lịch đắt nhất thế giới. Có nhiều cách để tiết kiệm ở Thủ đô của nước Anh, nhưng nơi để du khách mặc cả thường gói gọn trong những quán rượu tồi tàn và những khách sạng kém sang trọng.
14. Thành phố New York, Mỹ
Giá khách sạn trung bình: 251 USD/ đêm
Thành phố New York được biết đến với những khu nhà sang trọng, những nhà hàng hào nhoáng, các cửa hàng cao cấp và các tụ điểm cuộc sống về đêm tinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế và sự sụt giảm giá trị của đồng đô la Mỹ đã đưa thành phố New York từ vị trí đắt đỏ thứ 6 xuống 14 trong 2 năm liên tiếp. Tuy nhiên, mặc dù giá cả đã giảm đáng kể, bạn cũng không nên vung tay quá trán.
13. Luxembourg
Giá khách sạn trung bình: 250 USD/đêm
Luxembourg là một nước nhỏ nhưng hóa đơn ở đây không hề nhỏ chút nào. Nằm giữa Pháp, Bỉ và Đức, Luxembourg có diện tích 1.607 dặm vuông nổi bật với những lâu đài lãng mạn và những vườn nho xanh tươi. Tuy nhiên, thành phố đứng ở vị trí thứ 13 đắt đỏ trên bảng xếp hạng giá cả và thu nhập hứa hẹn sẽ lấy đi của bạn khá nhiều tiền.
12. Paris, Pháp
Giá khách sạn trung bình: 190 USD/ đêm
Giống như New York, kinh đô ánh sáng đã trải qua một sự giảm giá đáng kể trong hai năm qua. Năm 2009, trong bảng xếp hạng giá cả và thu nhập, Paris ở vị trí thứ 9, trong khi bản tóm tắt năm nay cho thấy thành phố đang nằm ở vị trí thứ 12. Nhưng trước khi bạn bắt đầu lập kế hoạch để tận hưởng chuyến du lịch, hãy nhớ rằng bạn vẫn phải đối mặt với tỷ giá hối đoái. Châu Âu có thể phải đối mặt với thời kỳ khó khăn, nhưng mệnh giá Euro vẫn cao.
11. Vienna, Áo
Giá khách sạn trung bình: 122 USD/ đêm
Không bị ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, thành phố Vienna vẫn thu về lợi nhuận từ du lịch. Mặc dù báo cáo giá cả và thu nhập cho thấy thủ đô của Áo giảm chi phí đáng kể so với năm 2009, khách du lịch sẽ khá vất vả để tìm những nơi giá rẻ, đặc biệt là phòng khách sạn. Trong thực tế, nhiều du khách trước đây khuyên bạn nên bỏ qua các khách sạn, thay vào đó nên chọn một căn hộ cho thuê.
10. Singapore
Giá khách sạn trung bình: 204 USD/ đêm
Trong khi Mỹ và châu Âu đang chiến đấu với một cuộc khủng hoảng kinh tế, Singapore chẳng hề hấn gì. Từng xếp thứ 24 trên bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ trong năm 2009, đến nay Singapore đã leo lên vị trí thứ 10. Sự phát triển này tương quan với sức mạnh ngày càng tăng của đồng đô la Singapore. Mặc dù bạn vẫn có thể tìm thấy giá đồ ăn rẻ và giá khách sạn phải chăng, nhưng đừng nên hy vọng quá nhiều.
9. Toronto, Canada
Giá khách sạn trung bình: 133 USD/ đêm
Toronto là địa điểm gần biên giới phía bắc Mỹ. Tận dụng được vị trí địa lí thuận lợi này, đồng tiền ở đây không bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái. Đồng đô la Canada vài năm gần đây xấp xỉ với đồng đô la Mỹ. Toronto là một ví dụ điển hình. Từ năm 2009, đô thị này đã tăng từ vị trí thứ 31 đến vị trí thứ 9 trên danh sách những thành phố đắt đỏ nhất.
8. Helsinki, Phần Lan
Giá khách sạn trung bình: 163 USD/ đêm
Cho đến nay, Helsinki vẫn tương đối nguyên vẹn sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu, và kịp ghi tên mình ở vị trí thứ 8 trên bản báo cáo giá cả và thu nhập báo cáo địa điểm đắt tiền. Tuy nhiên, suy thoái có thể cuối cùng đã tới Phần Lan. Điều này có nghĩa rằng các du khách có nhiều cơ hội đến thành phố năng động này hơn.
7. Sydney, Australia
Giá khách sạn trung bình: 172 USD/đêm
Trong năm 2009, Sydney xếp hạng 38 trong bản báo cáo những thành phố đắt đỏ. Kể từ đó, thành phố đã tăng vọt lên vị trí thứ 7, và đó là một phần do sự gia tăng ổn định trong giá trị đồng đô la Úc. Bằng chứng sự đắt đỏ rõ ràng nhất là giá phòng và giá menu.
6. Tokyo, Nhật Bản
Giá khách sạn trung bình: 163 USD một đêm
Ánh sáng của thủ đô Tokyo được ví như những hóa đơn sáng bóng. Giống như Singapore, Nhật Bản đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khá tốt trong hai năm, trên bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ, Tokyo chỉ giảm 1 bậc. Mặc dù du khách có thể tìm thấy các món ăn địa phương giá cả phải chăng, nhưng một khách sạn tốt sẽ khiến bạn choáng vì giá cả. Năm 2011 trận động đất và sóng thần không ảnh hưởng gì đến giá cả trong năm 2012 và 2013.
5. Stockholm, Thụy Điển
Giá khách sạn trung bình: 190 USD/ đêm
Không giống như các nước láng giềng, Phần Lan, Thụy Điển bị ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế của châu Âu. Nền kinh tế mạnh của Stockholm đã không chỉ cho phép đất nước này vượt qua cơn khó khăn, mà còn tăng từ vị trí số 16 trong năm 2009 đến vị trí thứ 5 diễn ra trong bảng xếp hạng Giá cả và Thu nhập trong danh sách các thành phố đắt đỏ.
4. Copenhagen, Đan Mạch
Giá khách sạn trung bình: 174 USD/ đêm
Giống như Helsinki, mức giá của Copenhagen đã không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế châu Âu. Giá cả và lợi nhuận báo cáo gần đây nhất cho thấy rằng thủ đô của Đan Mạch giảm chỉ có một nơi. Vì vậy, trong khi bạn có thể tìm thấy các cửa hàng đồ cổ của thành phố này, nhà hàng và quán cà phê ấm cúng thân mật, thì cái ví của bạn cũng sẽ phải chi ra sốt tiền không nhỏ. Du khách sẽ phải chi cao nhất trong những tháng mùa hè bởi đó là thời tiết lý tưởng để ngắm cảnh. Vào mùa đông sẽ có một mùa giảm giá, nhưng không đáng kể.
3. Geneva, Thụy Sĩ
Giá khách sạn trung bình: 268 USD/đêm
Thụy Sĩ dường như không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế suy thoái, minh chứng là thành phố Geneva đã vượt mặt Copenhagen để đứng vị trí thứ 3 trong 2 năm qua. Không giống đồng Euro, đồng Franc Thụy Sĩ vẫn còn giá trị cao trong suốt cuộc suy thoái, và các cư dân của thành phố được hưởng lợi từ tiền lương hậu hĩnh. Trong thực tế, Thụy Sĩ trả lương cao nhất thế giới, giá của Geneva phản ánh sức mua khổng lồ của người dân.
2. Zurich, Thụy Sĩ
Giá khách sạn trung bình: 224 USD/ đêm
Mức lương trung bình ở Thụy Sĩ khá cao, vì vậy cư dân Zurich cũng chào đón du khách bằng các hóa đơn cắt cổ. Thật không may cho du khách, Zurich không có nhiều chương trình khuyến mại. Giá cả nhảy vọt trong mùa hè khi du khách đổ về thành phố này để tận hưởng nhiệt độ thoải mái và các hoạt động thú vị trên hồ. Trong suốt mùa đông cũng không có đợt phá giá nào, tiết trời lạnh thu hút du khách đến khu trượt tuyết Alps gần đó. Giá sụt giảm một thời gian ngắn vào mùa xuân và mùa thu, nhưng không nhiều.
1. Oslo, Na Uy
Giá khách sạn trung bình: 169 USD/đêm
Osla nằm trong top những thành phố đắt đỏ nhưng ít ra giá cả vẫn dễ chịu hơn các thành phố khác. Thủ đô của Na Uy đã được xếp đầu bảng trong báo cáo giá cả và thu nhập kể từ năm 2006. Không chỉ giá cả khách sạn cao, trong năm 2009, tờ New York Times lưu ý rằng một chai nước ở Oslo có giá 6 USD. Chiến thuật tiết kiệm tiền – như du lịch trong tháng Bảy hoặc tháng Tám khi hầu hết người dân đang đi nghỉ – cũng không làm hạn chế các chi phí của một chuyến du lịch đến Oslo.
Đăng bởi: Bùi Văn Sinh