chúng mình sẽ cùng bạn điểm qua danh sách 15 thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch dưới đây. Để từ đó, bạn hãy tạm không dùng nhé, bởi vì chúng không mang lại giá trị dinh dưỡng, ngược lại có thể khiến bạn tăng cân – điều mà chắc chắn bất cứ ai trong chúng ta cũng không thích chút nào cả!
Trong thời gian dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên khắp thế giới, khi mọi người đều hạn chế ra ngoài, bạn sẽ không có nhiều động lực để dạo hàng giờ trong siêu thị, chọn thực phẩm tươi ngon.
Vào lúc đang “mắc kẹt” ở nhà như thế này, ít nhất bạn cần lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch trông có vẻ lành mạnh, nhưng lại hoàn toàn phản tác dụng nếu bổ sung vào thời điểm nhạy c
1. Bánh mì nguyên cám thêm hương vị là thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch
Hãy chọn loại bánh mì nguyên cám thuần túy, không thêm hương liệu gì cả
Bánh mì là thực phẩm hợp lý để dự trữ trong thời gian giãn cách xã hội, nhất là khi bạn có thói quen ăn sáng hàng ngày với món này. Mỗi lần có dịp đi mua thực phẩm, chắc hẳn bạn sẽ lấy ngay vài túi, vì bánh mì nguyên cám tốt cho sức khỏe cơ mà!
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là một số loại bánh mì có chứa hàm lượng sirô đường ngô và mật mía khá cao. Những thành phần này vô tình cung cấp cho chúng ta một lượng đường không cần thiết, và trong bánh mì còn có các thành phần khác cũng cung cấp đường mà bạn không nhận ra.
Hãy tạm tránh các loại bánh mì trông có vẻ hấp dẫn, như “bánh mì nguyên hạt vị mật ong” chẳng hạn, để hạn chế nạp đường vào cơ thể. Tốt hơn hết, bạn nên chọn loại bánh mì được làm từ bột mầm ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì Ezekiel). Hoặc chỉ cần mua bánh mì nguyên cám thuần túy là ổn.
2. Bơ đậu phộng ít béo
Bơ đậu phộng ăn kèm bánh mì nguyên hạt thật ngon. Chọn loại bơ tự nhiên, bạn nhé!
Đa số chúng ta là fan của bơ đậu phộng – loại thực phẩm giàu các chất béo có lợi cho tim mạch và protein xây dựng cơ bắp. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng mình chọn đúng loại bơ đậu phộng nhé!
Rất nhiều loại bơ đậu phộng đóng hộp thường thêm đường hay các loại dầu không tốt cho sức khỏe. Những loại bơ đậu phộng ít béo này thật ra không hề tốt hơn bơ đậu phộng thông thường chút nào cả. Chúng được thêm vào rất nhiều đường để thay thế cho chất béo. Chính vì vậy, chỉ nên chọn bơ đậu phộng tự nhiên thôi, bạn nhé!
3. Đồ ăn vặt hương vị rau củ
Nếu không có rau củ quả tươi, bạn cũng hạn chế dùng đồ ăn vặt chứa hương liệu từ rau củ
Khi bạn giảm số lần đi chợ hay siêu thị, lại không thích mua thực phẩm online, thì tủ lạnh sẽ thưa vắng rau củ tươi. Lúc ấy, phải chăng các món ăn vặt có hương vị rau củ sẽ thêm chút chất xanh vào bữa ăn mùa dịch của bạn?
Không đâu, bạn ơi! Các món ăn vặt này sẽ không giúp gia tăng lượng chất xơ và chất chống ô-xy hóa như những gì rau củ tươi có thể cung cấp, bởi vì chúng thường chỉ chứa bột rau củ chay – thành phần này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng có giá trị thấp hơn nhiều so với rau củ tươi, nhưng lại có hàm lượng natri cao.
Mẹo nhỏ: Nếu không tiện mua rau mỗi ngày, bạn có thể tự trồng vài chậu nhé!
4. Yến mạch nguyên hạt
Đọc kỹ thành phần trên bao bì khi mua yến mạch, bạn nhé! Hãy chọn loại tự nhiên, đừng thêm nguyên liệu phần nào cả
Yến mạch không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch. Vì một số loại yến mạch đóng gói không chỉ sử dụng dầu công nghiệp mà còn thêm vào đó một lượng đường không cần thiết, thông qua các loại trái cây khô hoặc chocolate được trộn cùng với yến mạch nguyên hạt.
5. Bột yến mạch có hương liệu
Các sản phẩm chế biến sẵn luôn luôn “đe dọa” về lượng đường hoặc muối đi kèm
Một tô bột yến mạch thơm ngon là sự lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu ngày mới, nhưng chỉ khi bạn chế biến đúng cách.
Lựa chọn các loại yến mạch ăn liền hay yến mạch có hương liệu sẽ tiết kiệm thời gian chế biến, và dường như đây là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe. Nhưng thật ra, bạn chỉ đang ăn cả tấn đường vào người thôi.
Thay vì lựa chọn các loại yến mạch ăn liền có đường, hãy thử một vài công thức làm món ngon giảm cân từ yến mạch, để qua đêm trong tủ lạnh và tận hưởng thành quả của mình vào sáng hôm sau, bạn nhé!
6. Sữa đậu nành
Sб»Їa hбєЎt ngon bб»• khб»Џe nhất chГnh lГ loбєЎi bбєЎn tб»± nấu б»џ nhГ
Hiện nay, các loại sữa có chứa chất bảo quản dường như là một lựa chọn vượt lên trên các loại sữa tươi tiệt trùng vì có thể trữ được lâu hơn. Trong số đó, sữa đậu nành có hương liệu là loại không tốt cho bạn nhất.
Do nguyên gốc sữa đậu nành khá nhạt nên sữa đậu nành đóng chai/hộp thường chứa rất nhiều chất làm ngọt. Một thìa súp sữa đậu nành hương chocolate đóng hộp có thể chứa đến 15g đường. Hàm lượng này rõ ràng là một nỗi ám ảnh!
Bạn hoàn toàn có thể tự làm các loại sữa hạt ở nhà để thay thế cho sữa chế biến sẵn, vừa thơm ngon lại vừa đảm bảo cho sức khỏe và cân nặng.
7. Sản phẩm giả trứng
Nên ăn trứng cả lòng đỏ và lòng trắng
Vì một số lý do, có thể bạn không muốn dùng trứng gà thật khi chế biến món ăn, ví dụ làm bánh. Trên thị trường có bán sản phẩm giả trứng. Loại trứng nhân tạo này thường là lòng trắng trứng. Trên thực tế, sử dụng cả quả trứng sẽ tốt hơn cho bạn. Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin D mà theo American Journal of Clinical Nutrition (tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của New York), đây là loại vitamin làm giảm tỷ lệ béo phì và mỡ bụng.
8. Đậu hầm nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch
Nguyên tắc chung khi chọn thực phẩm: Món nào đóng hộp chắc chắn không thể bổ dưỡng bằng món tươi sống.
Những lần mua đồ hộp để dự trữ, chắc hẳn bạn đã mua vài hộp đậu rồi phải không? Nhìn chung, đậu tốt cho sức khỏe nhưng đậu hầm có lẽ không nằm trong số đó. Nửa thìa đậu hầm có thể chứa 150 calorie, 560mg natri và 12g đường.
9. Trái cây ngâm
Trái cây ngâm thật sự không có lợi ích gì cho sức khỏe của bạn
Trái cây là sự bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Tuy nhiên, trái cây ngâm lại không có tác dụng này. Thông thường, các loại trái cây được ngâm trong si-rô, nghĩa là tràn ngập đường đấy! Với hàm lượng 100 calorie, trái cây ngâm có chứa đến 21g đường.
10. Bánh gạo
Ăn vặt với bánh gạo có thể khiến bạn nhanh đói hơn
Bánh gạo rõ ràng là loại thực thực phẩm hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân và đã tồn tại rất lâu trong ngăn chứa đồ ăn của bạn. Nhưng bánh gạo được đánh giá có chứa chỉ số Glycemic cao (chỉ số đường huyết của thực phẩm phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm chứa bột đường). Vậy tại sao chúng được cho là không tốt?
Các thực phẩm có chỉ số Glycemic cao đáp ứng nhu cầu nạp năng lượng ngay tức thì, nhưng chỉ một vài tiếng sau đó, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy đói cồn cào và thèm ăn nhiều hơn. Rõ ràng đây không phải là một ý tưởng hay để trữ nhiều bánh gạo!
11. Nước sốt salad ít béo
Bạn có thể tự làm nước sốt salad với chanh hoặc giấm
Và một lần nữa, đừng để các nhãn mác “ít béo” dẫn dắt bạn đến với suy nghĩ rằng đây là những thực phẩm bổ dưỡng cần được dự trữ. Nước sốt salad ít béo thực chất có rất nhiều đường bổ sung, hàm lượng cao si-rô đường ngô, muối, phụ gia cũng như chất bảo quản. Đây là tập hợp các loại chất mà bạn sẽ không muốn tiêu thụ trong mùa dịch đâu.
12. Sinh tố đóng chai
Hạn chế dùng thực phẩm đóng chai, vừa tốt cho sức khỏe, vừa “nhẹ gánh” cho môi trường nữa đấy
Sinh tố đóng chai thật tiện lợi khi bạn cần đáp ứng nhu cầu bổ sung rau củ quả vào thực đơn hàng ngày. Thật ra, những loại sinh tố đóng chai này chỉ càng thêm đường và calorie vào chế độ ăn mà thôi.
Tốt hơn hết là bạn tự xay trái cây hoặc rau xanh để có món sinh tố bổ dưỡng cho riêng mình.
13. Trái cây sấy
Nếu bạn nhất định phải có món này trong tủ thức ăn, thì hãy dùng ít thật ít thôi nhé!
Đã từ rất lâu, trái cây sấy khô vừa là món ăn vặt ưa chuộng vừa có thể kết hợp với các loại yến mạch hay ngũ cốc cho bữa sáng thêm hấp dẫn. Đây là món chắc chắn có mặt trong tủ đồ ăn dự trữ mùa dịch của nhiều gia đình. Nhưng có lẽ bạn nên suy nghĩ lại mỗi khi ăn, bởi vì chúng không cung cấp gì cho bạn ngoài đường.
Bạn sẽ nhận ra rằng các loại trái cây sấy bán trên thị trường được tẩm rất nhiều đường và được bảo quản bằng các hóa chất rất dễ gây dị ứng.
14. Dầu thực vật
Hãy cân nhắc khi chọn loại dầu ăn lành mạnh, vì bạn hầu như sử dụng chúng mỗi ngày
Điều đáng chú ý ở đây là dù trong tên gọi của loại dầu này có chứa cụm từ “thực vật”, nhưng không có nghĩa chúng hoàn toàn tốt cho bạn.
Vấn đề của dầu thực vật nằm ở chỗ, một phần của nó có thể bị hydro hóa tạo nên các cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chắc chắn bạn sẽ không muốn gặp thêm bất cứ vấn đề gì trong mùa dịch bệnh, đúng không?
15. Thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch cuối cùng là sữa chua đủ mùi vị
Một lần nữa, hãy hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn với đầy ắp hương liệu (nhân tạo) đi kèm, bạn nhé!
Sữa chua vốn thân thiện với sức khỏe, nhờ thành phần có chứa các lợi khuẩn. Mùa nào, bạn cũng nên trữ một ít sữa chua trong tủ lạnh, miễn là không phải loại có hương liệu, vì sẽ chứa hàm lượng đường rất cao. Một vài loại chứa khoảng 20g đường trong một hũ. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa chua Hy Lạp không đường, bạn nhé! Nếu bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà thì càng tuyệt.
Để sữa chua có thêm hương vị, nếu bạn không quen ăn loại “trơn”, hãy dùng vị ngọt và chua tự nhiên của các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, phúc bồn tử… nhé!
Trong mùa đại dịch này, hệ thống siêu thị (và chợ) của hầu hết các nước trên thế giới – trong đó có Việt Nam – đều đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm cho mọi nhà. Do đó, bạn chỉ cần trữ một lượng vừa đủ cho gia đình trong 2 – 3 tuần, chủ yếu nhằm hạn chế đi lại hơn là vì sợ thiếu thực phẩm.
Tâm lý sợ thiếu thức ăn dễ khiến bạn mua một cách vô tội vạ, chất đống trong tủ lạnh và tủ dự trữ, để rồi khi mùa dịch qua đi, mùa giảm cân sẽ ập đến khiến bạn “trở tay không kịp”. Qua bài viết này, bạn chắc hẳn cũng đã biết được danh sách những thực phẩm không nên ăn trong mùa dịch rồi, đúng không nào!
Đăng bởi: Trần Phương Mai