Bạn đang xem bài viết 16 mốc phát triển của trẻ nên đạt được trong giai đoạn dưới 1 tuổi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những mốc phát triển của trẻ là những hành động, kỹ năng hoặc thành tựu mà trẻ đạt được trong quá trình phát triển. Đây cũng là các cột mốc đánh giá sự tăng trưởng của bé cả về thể chất và tinh thần. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn điểm qua 16 mốc phát triển quan trọng của trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Ngẩng đầu
Ngẩng đầu được xem là cột mốc quan trọng đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ. Trong đó các giai đoạn ngẩng đầu tiêu biểu của trẻ như:
- Sau khi được 1 tháng tuổi, trẻ đã có thể nâng đầu lên một xíu.
- Cuối tháng thứ 2, khả năng nâng đầu của trẻ sẽ tốt hơn.
- Khi đủ 4 tháng tuổi, lúc này trẻ đã có thể kiểm soát được đầu của mình và có thể ngẩng đầu lên một góc 90 độ khi nằm sấp.
- Đến tháng thứ 6, trẻ gần như có thể kiểm soát được toàn bộ phần đầu của mình và xoay đầu để quan sát mọi thứ xung quanh.
- Cuối tháng thứ 7, mọi cử động xoay đầu của trẻ đã trở nên thuần thục và bé có thể thực hiện động tác ngẩng đầu, quan sát xung quanh một cách dễ dàng và nhẹ nhàng.
Phát ra âm thanh
Khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh đầu tiên. Qua những tháng sau, âm thanh của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn, cụ thể:
- Khi trẻ được 3 tháng tuổi, dây thanh quản của bé đã phát triển, bé sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh ríu rít để làm quen với dây thanh quản.
- Đến cuối tháng thứ 4, trẻ đã có thể phát ra những âm tiết đơn giản.
- Đến cuối tháng thứ 6, trẻ sẽ kết hợp những nguyên âm và phụ âm với nhau và phát âm một cách rõ hơn.
- Cuối tháng thứ 8, khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn. Bé đã có thể nói những từ đơn giản như “mama” hoặc “baba”.
- Khi 9 tháng tuổi, bé đã có thể lặp lại và nói theo những từ được nghe mọi người nói thường xuyên và dần hiểu được ý nghĩa của một số từ ngữ đơn giản.
Lật người
Khi được khoảng 4 tháng tuổi thì bé đã có thể lật người từ tư thế sấp sang tư thế nằm ngửa hoặc ngược lại. Khi bé được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể thực hiện các vòng lăn liên tục. Điều này chứng tỏ rằng cơ bụng của bé đã dần hoàn thiện và thực hiện được các hoạt động thường ngày.
Ngồi
Ngồi cũng là một trong những cột mốc quan trọng của trẻ. Hầu hết trẻ sẽ học tư thế ngồi từ giai đoạn 4 – 10 tháng tuổi. Cụ thể:
- Khi bước vào tháng thứ 4, trẻ sẽ có thể ngồi dưới sự hỗ trợ của bố mẹ, người thân.
- Cho đến cuối tháng thứ 4, cơ cổ của bé đã phát triển đủ mạnh để tự ngẩng đầu lên.
- Đến tháng thứ 6, trẻ đã có thể tự ngồi mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ.
- Khi được 9 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể tự ngồi một mình và ngồi vững trong thời gian lâu hơn.
- Đến 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự mình chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi.
- Khi 1 tuổi, trẻ có thể chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi một cách vững vàng.
Bò, trườn
Sau khi biết ngồi thì bé sẽ bắt đầu chuyển qua giai đoạn bò, trườn. Đây cũng là giai đoạn đưa bé gần hơn đến cột mốc biết đi bằng hai chân.
- Khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng tự nhấc đầu lên khi nằm sấp.
- Khi được 3 – 4 tháng tuổi, bé đã dần có thể nâng ngực lên ngang bằng cánh tay và đây sẽ là nền tảng giúp trẻ thực hiện động tác trườn bò.
- Giai đoạn tháng thứ 7 đến giữa tháng thứ 9 sẽ là lúc bé thực hiện động tác trườn, bò mỗi ngày và hoàn thiện chúng vào cuối tháng thứ 9.
- Đến cuối tháng thứ 9, bé đã có thể trườn, bò ở mọi nơi, cơ bắp của bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và có thể tự đứng lên, bước đi vào tháng thứ 10 đến tháng thứ 12.
Đứng
Khi được 3 tháng tuổi, bố mẹ nên giữ bé đứng thẳng để bé có phản xạ co chân lên, tạo ra động tác bước và dần quen với tư thế đứng.
- Tháng thứ 4, bé sẽ bắt đầu đẩy chân xuống khi bố mẹ đặt bé trên mặt phẳng.
- Khi bé được 6 tháng tuổi, dưới sự hỗ trợ của bố mẹ, trẻ đã có thể tự đứng và thực hiện các động tác nhún nhảy.
- Đến cuối tháng thứ 9, trẻ sẽ có thể tự bám vào các vật thể cố định để đứng dậy tại chỗ.
- Đến tháng thứ 10 và tháng 11, trẻ sẽ dần có những bước đi đầu tiên.
- Khi tròn 1 tuổi, trẻ sẽ có thể tự đứng dậy mà không cần sự hỗ trợ hoặc vịn vào các đồ vật xung quanh.
Đi những bước đi đầu tiên
Đến khoảng cuối tháng thứ 11, khi đã có thể đứng vững, trẻ sẽ bắt đầu tập đi những bước đi đầu tiên dưới sự hỗ trợ của bố mẹ. Khi tròn 1 tuổi, trẻ sẽ cố gắng tự mình bước đi. Đây chắc chắn sẽ là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé.
Mỉm cười
Khi ở giai đoạn sơ sinh, thỉnh thoảng bé sẽ trông như đang mỉm cười lúc ngủ. Tuy nhiên, nụ cười đầu tiên của bé khi giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ là khi bé được khoảng 2 tháng tuổi. Đến khoảng 5 – 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự nhận biết những người thân xung quanh hay các món đồ chơi quen thuộc và mỉm cười.
Phát triển về thính giác
Song song với việc phát triển những kỹ năng đi đứng, nói cười thì thính giác của trẻ cũng dần được hoàn thiện. Khi còn ở giai đoạn sơ sinh, trẻ có thể nghe thấy và làm quen với giọng nói của bố mẹ. Khi lớn hơn một chút, trẻ sẽ cảm nhận được sự an toàn khi nghe giọng của người thân. Cụ thể, các giai đoạn phát triển về thính giác của trẻ như sau:
- Khi được 2 tháng tuổi, trẻ sẽ có khả năng quay đầu và nhìn về phía có âm thanh.
- Khi được 3 tháng tuổi, những hành động quay đầu của bé về âm thanh sẽ được thực hiện thường xuyên và chính xác hơn.
- Đến tháng thứ 6, trẻ đã có thể xác định được nơi phát ra âm thanh và có những phản ứng ban đầu với âm thanh đó.
- Sang tháng thứ 9, hệ thống não bộ của trẻ đã có thể xử lý âm thanh chuẩn xác hơn, đồng thời trẻ cũng có thể lặp lại những âm thanh mà mình nghe được.
- Đến tháng thứ 12, thính giác của trẻ đã gần như hoàn thiện, trẻ đã có thể phân biệt được những âm thanh xung quanh và nhận biết được tiếng nói của bố mẹ.
Phát triển về thị giác
Ở giai đoạn sơ sinh, tầm nhìn của bé còn hạn chế, chỉ khoảng 20 – 30cm trước mắt, bên cạnh đó bé vẫn chưa thể nhìn rõ. Tuy nhiên, qua những tháng sau, thị giác của bé sẽ dần phát triển hơn:
- Cuối tháng thứ 3, tay và mắt của trẻ đã có thể bắt đầu phát triển, bé đã có thể nhìn đồ vật và sử dụng tay để bắt lấy chúng. Khả năng nhận biết màu sắc của bé ở giai đoạn này cũng chưa thật sự phát triển.
- Khi được 5 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu phát triển về thị giác màu sắc. Bên cạnh đó, bé cũng có thể nhìn xa hơn và nhận biết được xa gần. Đồng thời, bé cũng có thể nhận diện được khuôn mặt của bố mẹ, người thân.
- Đến tháng thứ 6, khả năng phối hợp giữa tay và mắt của bé sẽ được hoàn thiện tốt hơn.
- Đến 9 tháng tuổi, bé đã có thể xác định được khoảng cách và biết chơi các trò chơi.
- Khi 1 tuổi, bé có thể quan sát thế giới xung quanh một cách rõ nét và biết theo dõi được một số đối tượng đang di chuyển như bố mẹ, người thân,…
Giấc ngủ của bé
Khi còn ở giai đoạn sơ sinh, hầu hết các thời gian trong ngày bé đều ngủ. Tuy nhiên, những tháng sau thì việc ngủ của bé cũng dần thay đổi. Cụ thể ở 2 tháng đầu tiên, thời gian của bé vào ban ngày và ban đêm sẽ bằng nhau. Sau đó sẽ được điều chỉnh lên khoảng 4 – 5 giờ vào ban ngày và đến tháng thứ 6, bé sẽ ngủ khoảng 8 – 10 giờ vào ban ngày.
Khi được 1 tuổi, bé sẽ ngủ khoảng 3 – 4 giờ ban ngày và từ 8 – 10 giờ vào ban đêm.
Cầm nắm
Những đứa trẻ sơ sinh thường sẽ nắm chặt lòng bàn tay lại khi mẹ chạm vào ngón tay. Đây cũng là những phản xạ đầu tiên của bé và là nền tảng để bé phát triển khả năng cầm nắm sau này.
- Từ 3 – 6 tháng tuổi, bé sẽ biết cách sử dụng bàn tay của mình một cách chủ động và có khả năng nắm một vật bằng tay của mình.
- Khi trẻ được 7 – 9 tháng tuổi, khả năng cầm nắm của trẻ được phát triển tốt hơn. Lúc này, trẻ có thể sử dụng đầu ngón trỏ và ngón cái để nắm các vật nhỏ.
- Khi được 12 tháng tuổi, trẻ đã có thể phối hợp các ngón tay một cách linh hoạt và cầm thìa tự ăn.
Ăn thức ăn đặc
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn non yếu, do đó mà chỉ có thể tiêu hóa những thức ăn ở dạng lỏng. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau mẹ có thể tập dần cho bé những loại thức ăn đặc và cứng hơn.
- Ở tháng thứ 6, bé có thể ăn dặm với các món súp nghiền nhuyễn hoặc bột ăn dặm.
- Đến tháng thứ 7, cơ hàm của bé đã bắt đầu phát triển, do đó mẹ có thể cho bé ăn bằng muỗng.
- Đến tháng thứ 8, bé đã có thể ăn những loại thức ăn cứng hơn một chút.
- Qua tháng thứ 9, mẹ có thể tập cho bé ăn bốc.
- Khi được 1 tuổi, bé có thể tự bốc thức ăn và dần làm quen với việc sử dụng thìa.
Mọc răng
Các mốc thời gian mọc răng của bé như sau:
- Ở tháng thứ 7 đến tháng thứ 8, bé sẽ mọc những chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới.
- Khoảng 1 – 2 tháng sau, những chiếc răng cửa ở hàm trên cũng được mọc lên, sau đó là những chiếc răng khác.
- Khi được 1 tuổi, trẻ đã có 8 răng bao gồm 4 chiếc răng cửa và 4 chiếc răng cửa bên.
Nhận thức
Thông thường, ở giai đoạn sơ sinh cho đến 2 tháng tuổi, trẻ đã có thể quan sát xung quanh ở khoảng cách gần. Đây cũng là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển khả năng nhận thức ở những tháng sau:
- Đến tháng thứ 6, bé sẽ bắt đầu quan sát và tò mò về mọi vật xung quanh. Đây cũng là lúc bé có thể làm quen và ghi nhớ tên gọi, hình dáng của mọi vật.
- Cuối tháng thứ 7, bé đã biết giấu và tìm kiếm các đồ vật.
- Từ tháng thứ 8, bé đã biết chơi đồ chơi và khám phá về chúng.
- Qua tháng thứ 9, bé đã có thể làm theo những hành động, cử chỉ của người thân và tương tác với bố mẹ.
- Khi được 1 tuổi, bé đã có thể nhớ được tên gọi và đặc điểm, hình dáng của những đồ vật quen thuộc.
Phát triển về mặt tình cảm
Khi bé được khoảng 2 tháng tuổi, bố mẹ sẽ nhận thấy được sự phát triển về mặt tình cảm của bé thông qua việc bé mỉm cười, vui vẻ khi được yêu thương, ôm ấp. Qua những tháng sau, những phát triển về mặt tình cảm của bé cũng dần hoàn thiện và rõ ràng hơn:
- Ở tháng thứ 4, bé đã có thể nhìn, cử động, phát âm để thu hút sự chú ý của bố mẹ.
- Đến 6 tháng tuổi, bé đã nhận diện được khuôn mặt của người thân và mỉm cười, vui vẻ. Đồng thời, bé cũng biết nhút nhát hoặc khóc khi gặp phải người lạ.
- Khi được 8 tháng tuổi, bé đã cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của bố mẹ nên sẽ không còn quấy khóc khi ở bên bố mẹ.
Bài viết trên đây Thcslytutrongst.edu.vn đã cùng các bạn điểm 16 mốc phát triển quan trọng của bé khi ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ có thể tham khảo và biết cách chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn cụ thể.
Thcslytutrongst.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 16 mốc phát triển của trẻ nên đạt được trong giai đoạn dưới 1 tuổi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.