Tổ chức UNESCO vừa quyết định công nhận thêm 21 địa điểm mới là di sản thế giới, đồng thời mở rộng phạm vi của 5 địa điểm được công nhận trước đó.
Thanh Hải Hy Nhĩ, Trung Quốc – Ảnh: Shutterstock
14. Thanh Hải Hy Nhĩ, Trung Quốc
Đây là cao nguyên lớn nhất và cao nhất trên thế giới, nằm ở độ cao trên 4.480km so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình dưới 0 độ C quanh năm.
15. Cổ Lãng Tự, Trung Quốc
Ảnh: UNESCO
Hàng năm, hàng triệu du khách đổ xô đến hòn đảo nhỏ và chỉ dành cho người đi bộ này để trải nghiệm văn hoá và cảnh quan độc đáo của nó.
16. Thủ đô Asmara của Eritrea
Ảnh: Shutterstock
Thành phố thủ đô ở châu Phi này được biết đến với kiến trúc ấn tượng đậm chất nghệ thuật.
17. Bến tàu Valongo, Brazil
Ảnh: Getty Images
Trong lịch sử, đây là nơi hàng triệu nô lệ từ châu Phi đặt chân lên đầu tiên ở Brazil.
18. Thị trấn Mbanza Kongo, Angola
Ảnh: UNESCO
Thị trấn Mbanza Kongo là thủ đô chính trị và tinh thần của Vương quốc Kongo, một trong những quốc gia lớn nhất ở phía nam châu Phi từ thế kỷ 14 tới 19.
19. Khu phức hợp Taputapuatea, Pháp
Ảnh: REX
Khu phức hợp Taputapuatea từng là trung tâm tôn giáo của vùng Đông Polynesia nước Pháp.
20. Hệ sinh thái Dauria, Mông Cổ và Liên bang Nga
Ảnh: Shutterstock
Hệ sinh thái quý giá này trải dài từ Mông Cổ sang vùng Siberia (Nga) và Đông Bắc Trung Quốc.
21. Cảnh quan văn hoá Khomani, Nam Phi
Ảnh: UNESCO
Khu vực cảnh quan Văn hoá Khomani nằm ở biên giới với Botswana và Namibia, nơi người Khomani San đã phát triển các chiến lược cho phép họ thích nghi với điều kiện sa mạc khắc nghiệt.
5 địa điểm đã công nhận, nay được mở rộng phạm vi:
1. Các khu rừng dẻ gai nguyên sinh trên dãy Carpathians và các khu vực khác của châu Âu
Ảnh: UNESCO
Rừng dẻ gai nguyên sinh trên núi Carpathians và Rừng dẻ gai cổ ở Đức hiện nay trải dài qua hơn 12 quốc gia.
2. Khu phức hợp rừng W-Arly-Pendjari Complex, Tây Phi
Ảnh: Getty Images
W-Arly-Pendjari Complex trải dài qua 3 quốc gia Niger, Burkina Faso và Benin ở Tây Phi. Khu vực này rộng gần 1,5 triệu ha, nằm tại nơi chuyển tiếp giữa đồng cỏ và rừng quanh một khúc của sông Niger ở Tây Phi, có hình như một chữ “W”. Nơi này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì sự đa dạng sinh học bản địa.
3. Kiến trúc Bauhaus, Đức
Ảnh: Alamy Stock Photo
Từ năm 1919 đến 1933, phong trào nghệ thuật Bauhaus đã “lật đổ” các tiêu chuẩn kiến trúc phổ biến tồn tại từ thời Phục hưng. Thẩm mỹ, thiết kế và cách xây dựng các tòa nhà Bauhaus ở Weimar, Dessau và Bernau ở Đức đã đặt nền móng cho một phong trào hiện đại có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc thế kỷ 20.
4. Thị trấn Neustadt, Đức
Trong khi thành phố Strasbourg đã được UNESCO công nhận vào năm 1988, thị trấn Neustadt thuộc Strasbourg mới đây lại được thêm vào danh sách các di sản thế giới mới của UNESCO năm 2017. Nơi này được xây dựng lấy cảm hứng từ giai đoạn cải tạo Paris dưới thời Napoléon III và phong cách kiến trúc của các dân tộc German (các nhóm dân tộc Ấn-Âu có nguồn gốc từ Bắc Âu).
5. Tu viện Gelati, Georgia
Ảnh: Getty Images
Tu viện Gelati ở Georgia là một trong những điểm đến tôn giáo và văn hoá quý giá nhất của đất nước. Bắt đầu xây dựng từ năm 1106, địa điểm này nổi tiếng với các bức tranh mosaic, tranh tường, men và đồ kim loại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19.
NGỌC ĐÔNG
Đăng bởi: Thảo Phương