Sapa là nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc thiểu số vì thế ở đây có rất nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Những lễ hội đã trở thành nét văn hóa độc đáo, thu hút du khách đi Tour Sapa giá rẻ tò mò, muốn tìm hiểu và trải nghiệm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn cảm nhận sự náo nhiệt, sức hút của các lễ hội Sapa này nhé!
1. Lễ hội Tết nhảy
Tết nhảy là lễ hội vô cùng quan trọng của người Dao Đỏ tại Sapa, và cũng là một trong những lễ hội mà du khách đi tour Sapa từ Hà Nội mong muốn khám phá. Để lễ hội diễn ra thành công nhất khâu chuẩn bị đã được thực hiện từ rất sớm và công phu. Nam thanh niên Dao Đỏ sẽ cùng tập luyện các điệu múa, điệu nhảy… Còn đối với nữ chuẩn bị trang phục như nhuộm màu chàm, thuê các họa tiết lên thân áo để ngày lễ trở nên xinh đẹp nhất.
Lễ Tết nhảy thường tổ chức ở nhà trưởng họ, tất cả các thành viên trong dòng họ từ già đến trẻ sẽ cùng tụ họp lại để cùng chuẩn bị. Lúc này bàn thờ tổ tiên được trang trí lộng lẫy nhất, ngập tràn màu sắc cùng các câu đối đỏ ở hai bên.
Vào sáng ngày mùng một sau khi đã chuẩn bị các thủ tục, thầy mo sẽ khấn chuẩn bị làm lễ rước tổ tiên. Tiếp theo thầy thổi tù và bằng sừng trâu thổi về bốn hướng và làm phép cho các chàng trai nhảy vào bếp than đang cháy rực. Đây là nghi thức tắm than, vì đã được làm phép nên dù lửa nóng đến đâu cũng không hề bị bỏng rát. Sau khi đã trình báo tổ tiên xong thầy cúng cùng các phụ lễ sẽ nhảy 14 điệu với động tác khác nhau, mang tính biểu tượng. Nhảy lò cò một chân, hết một vòng quay lại bàn thờ để lạy. Kết thúc điệu nhảy mới đến lễ rước tổ tiên.
2. Lễ xuống đồng
Lễ hội xuống đồng là thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, đây là lễ hội truyền thống của người Tày tại xã Bản Hồ. Thông thường vào ngày mùng 8 Tết là khai hội, thời điểm này không ít du khách mua Combo Du lịch Sapa du xuân nên thu hút rất nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến dự.
Phần đầu của lễ chính là tục rước đất, rước nước, đoàn người được cử rước sẽ đi từ rất sớm lúc chưa nhìn rõ mặt người. Trong đoàn sẽ có thầy cúng, đội kèn, đội trống, hai nam, hai nữ thanh niên chưa lập gia đình phụ trách khiêng kiệu rước. Thầy cúng với vai trò làm sứ giả giao tiếp với thần linh, sau khi hoàn thành thủ tục sẽ bắt đầu dâng mâm lễ lên các vị thần.
Mâm lễ bao gồm xôi 7 màu, gà luộc, bánh dày ngũ sắc, thủ lợn cùng hoa quả… Đội kèn đi hai bên thổi liên tục để thầy cúng giao giao tiếp với thần linh. Khi đến địa điểm làm lễ đội kèn tấu lên ba điệu rồi ngừng. Lúc này bắt đầu làm lễ, phun nước làm phép nhằm xua đuổi ma quỷ, điềm xui mong cho năm mới nhiều may mắn.
Sau khi các thủ tục đã hoàn thành chính là lúc giao lưu giữa những người tham dự lễ hội. Du khách đi tour Sapa có thể cùng tham gia với người dân trong xã các trò chơi như kéo co, ném còn, đẩy gậy, đu cầu tre, leo cột mỡ… Đây chắc chắn sẽ giúp khách du lịch có thật nhiều kỷ niệm khó quên cùng nơi đây cùng xã Bản Hồ nói riêng và xã Bản Hồ nói chung.
3. Lễ đón hồn lúa mới
Lễ đón hồn lúa mới là một trong những nghi thức quan trọng của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc nước ta. Lễ hội này thường được tổ chức sau khi lúa chín. Vào ngày này người dân sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, đón thóc mới về để thay thế vụ mùa cũ.
Mỗi gia đình sẽ chọn lấy người phụ nữ ‘mát tay’ ra đồng từ sớm để cắt lúa và đón hồn lúa về nhà. Khi cắt phải quay người về hướng đông với ý nghĩa mùa lúa mới bội thu, vàng rực như ánh bình minh. Sau khi đã đón hồn lúa về mỗi nhà sẽ làm lễ cơm mới, bày thành hai mâm để cúng tổ tiên và cúng đất trời. Mâm cỗ gồm có xôi, cơm tẻ, một gói cát, một gói cà, gói hoa chuối và một đĩa thịt gà. Rượu cúng đựng trong ống nứa đặt ở bên cạnh mâm cỗ. Bên cạnh đó, quần áo, vòng bạc trong gia đình cũng được bày bên cạnh mâm lễ trước khi thầy mo bắt đầu cúng.
Ngoài ra khi làm lễ cơm mới gia chủ sẽ lấy cuộn chỉ buộc tay các thành viên lại để thể hiện sự gắn kết, yêu thương nhau. Đồng thời, nghi thức này còn để cầu chúc sự may mắn, sức khỏe và những điều tốt lành đến tất cả mọi người. Khi dùng bữa chủ nhà sẽ rót rượu ba lần, tất cả mọi người đều phải uống hết rồi mới chúc tụng nhau. Đây là một trong những phong tục thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Vì vậy du khách đi tour Sapa 2 ngày 1 đêm nếu có cơ hội tham dự phải lưu ý ‘nhập gia tùy tục’.
Mùa lúa chín ở Sapa
Trong bữa cơm tràn ngập niềm vui và tiếng cười, mọi người đều chúc nhau cho mùa màng bội thu, gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Sau đó quây quần bên bếp lửa nhảy múa, hát hò. Không khí này vô cùng bình yên, có lẽ khoảnh khắc đó cũng là thứ mà nhiều vị khách đang kiếm tìm tại Sapa.
Trên đây là ba lễ hội đặc sắc nhất tại Sapa được nhiều du khách tham quan hưởng ứng và mong muốn trải nghiệm. Có thể nói tham dự lễ hội truyền thống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con người và những nét đẹp của nơi đây. Đừng bỏ lỡ hành trình du lịch Sapa để hòa mình với không gian văn hóa đặc sắc của nơi đây nhé!
Đăng bởi: Dũng Phạm