Bạn đã đi được bao nhiêu tỉnh của Việt Nam rồi? Có bao giờ bạn nghe tới du lịch Lai Châu? Du lịch tại đây có gì thú vị, có gì để khám phá?. Nếu bạn hãy còn đang phân vân thì hãy cùng chúng mình khám phá top 33+ địa điểm thu hút du khách nhất tại Lai Châu hiện nay nhé!
I. Giới thiệu về du lịch Lai Châu
Lai Châu là địa điểm được tự nhiên ban tặng cho những người đi du lịch. Bạn có thể đến đây từ Sapa về phía đông, hoặc Mường Lay hoặc Sin Ho ở phía tây. Lai Châu còn giữ được cảm giác vắng vẻ và sự yên bình của một tỉnh miền núi Tây Bắc, đây là một thành phố sạch sẽ cây cối được cắt tỉa cẩn thận có lẽ là nơi sạch nhất mà chúng tôi thấy ở tất cả các tỉnh phía tây bắc.
Lai Châu tổng thể là cảnh quan tuyệt đẹp ở những đỉnh núi xa bao quanh thành phố, tại trung tâm có một công viên sinh hoạt cộng đồng rộng lớn và đẹp đẽ. Cùng với hệ thống các bản sắc văn hóa của hơn 20 dân tộc, nền ẩm thực phong phú.
Thành phố Lai Châu trong làn mây
Ngắm cảnh ngoài thành phố có các thác nước, cung đèo ấn tượng gần Tam Dương ở phía nam thị trấn (trên đường đến Sapa) và theo hướng ngược lại, hướng về Mường Lay, một quần thể hang động với sàn nhà hoàn toàn được ít người biết tới. Trong thị trấn có một khu chợ tươm tất với nhiều gian hàng mua sắm, ăn uống đủ để nạp đầy năng lượng cho bạn, đặc biệt trong khu chợ bạn có thể tìm thấy một buổi tối tuyệt vời và ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.
Thông tin du lịch Lai Châu cần thiết
Vị trí: thuộc vùng miền núi Tây Bắc, có đường biên giới với Trung Quốc.
Thời điểm đẹp nhất: tháng 3-4 (Khám phá núi đèo Ô Quy Hồ), tháng 9-10 (Mùa lúa chín Mù Cang Chải)
Phương tiện di chuyển: xe khách, xe máy
Địa điểm tham quan nổi tiếng: Đèo Ô Quy Hồ, Tam Đường, Thành phố Lai Châu, Tân Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè,…
II. Các địa điểm du lịch tại Lai Châu:
Tây Bắc được biết đến như là một cung đường mang lại nhiều cảm xúc đặc biệt, với điểm nhấn là núi non hiểm trở uốn lượn theo những con đường đèo tạo nên sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
1. Đèo Ô Quy Hồ
Một trong những cung đường đèo hiểm trở nhất Tây Bắc có thể kể đến đó chính là Ô Quy Hồ.
Vẻ đẹp đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai chứa đựng đỉnh Fansipan- Nóc nhà Đông Dương. Nằm ở độ cao hơn 2000m cung đường đèo hiện ra tựa một dải lụa mềm mại uốn lượn theo những con núi dựng đứng.
Điều hấp dẫn mà chỉ những người tinh tế nhận ra ở đây đó là đèo có sự khác biệt về nhiệt độ đáng kể ở hai phía con đèo. Sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận Lai Châu) mang lại cho bạn cảm giác khô nóng đến khi vượt qua đỉnh đèo Cổng Trời của Ô Quý Hồ sẽ có một chút rợn người vì gió ẩm và mát lạnh bên phía Sapa (Lào Cai) thổi qua.
Đến Ô Quý Hồ vào mùa đông, nếu may mắn ta có thể được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm gặp ở Việt Nam đó là những bông tuyết và hiện tượng băng đá. Những giọt nước đọng lại trên những cành cây, bông hoa bị đóng băng tạo nên hình ảnh thật đẹp và độc đáo. Ở nơi cao hơn, ta có thể thấy sự hùng vĩ, cảnh sắc thiên thiên của đại ngàn được thu trọn vào tầm nhìn của mình. Trong những gang màu trắng xóa của tuyết bắt gặp hình ảnh của những cụ già với những chiếc khăn choàng sẫm màu, những cặp trai gái đang trao nhau hơi ấm hay những đứa trẻ đang nô đùa như cho quên đi cái lạnh của thời tiết.
2. Guồng nước Bản Bo
Cách thị trấn Tam Đường khoảng 9km, Guồng nước Bản Bo là điểm du lịch có tiếng và độc đáo bậc nhất tại Lai Châu. Vì xã Bản Bo nằm cao hơn dòng suối Nậm Mu nên khi đến đây sải bước qua chiếc cầu treo bạn sẽ thấy một hệ thống 35 guồng nước (cọn nước) do người Thái làm nên để lấy nước từ dưới suối lên phục vụ tưới tiêu.
Cọn Nước Bản Bo
Tại đây vào vụ lúa cánh đồng lúa chín vàng ươm nằm lọt thỏm giữa các đồi núi bao quanh. Thời gian các cọn nước được dựng nhiều nhất khoảng tháng 9 – tháng 11 hằng năm. Những cọn nước như những bánh xe khổng lồ phát ra âm thanh như tiếng sáo, làm say đắm mỗi du khách khi đến thăm nơi đây.
Địa chỉ: Bản Bo, thị trấn Tam Đường, Lai Châu
3. Bản Hon
Một gia đình người Lự tại Bản Hon
Cách thành phố Lai Châu khoảng 20km, Bản Hon đang dần trở thành địa điểm du lịch cộng đồng đặc sắc tại Lai Châu. Nhờ sự đầu tư đồng bộ của hệ thống đường, điện, cơ sở lưu trú kết hợp với văn hóa của 2 dân tộc Lư và Mông. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm gần như nguyên vẹn bản sắc phong phú tiêu biểu là kiến trúc nhà ở, đồ thủ công, ẩm thực.
Địa chỉ: Bản Hon, Lai Châu
4. Sì Thâu Chải
Hình thành bản du lịch cộng đồng cách đây không lâu, bản Sì Thâu Chải nằm ở độ cao 1400m so với mặt nước biển. Cách trung tâm huyện Tam Đường khoảng 6km, với người dân sinh sống là dân tộc Dao.
Bản Sì Thâu Chải
Quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cùng những phong tục tập quán độc đáo của người Dao. Sì Thâu Chải dần trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến huyện Tam Đường.
Địa chỉ: Hồ Thầu, Tam Đường, Lai Châu
5. Thác Tác Tình
Ngọn thác kì vĩ mang tên “Tác Tình” từ lâu đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của người Dao tại đây. Theo người Dao thì Tác Tình nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống và tạo thành một chiếc hồ trên mặt đất.
Thác Tác Tình – Lai Châu
Tại đây tồn tại nhiều truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của đôi trai gái yêu nhau mà gặp nhiều khó khăn trắc trở. Thác nằm trong thị trấn Tam Đường nên việc di chuyển đến đây khá đơn giản, nếu bạn đang tìm một địa điểm để thật sự hòa mình vào núi rừng Tây Bắc thì nhất định phải đến đây một lần.
Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường, Lai Châu
6. Động Tiên Sơn
Bia Đá Động Tiên Sơn
Nằm trên quốc lộ 4D, Tiên Sơn là một hang động rất đẹp để khám phá trên đường đến Lai Châu. Tại đây bạn sẽ thuê dép và đèn lồng để tự mình khám phá hang động. Tại lối vào sẽ có một số ngôi miếu thờ để bạn có thể tôn trọng trước khi vào hang. Trong hang động là một dòng suối trong vắt chảy qua, tạo nên cảm giác thư thái và thanh tịnh. Bạn sẽ cần 1-2 giờ để khám phá nó.
Địa chỉ: Xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu
7. Tả Liên Sơn
Cột mốc Tả Liên Sơn
Tả Liên Sơn là đỉnh núi cao thuộc khu vực xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Đỉnh núi đây có điểm cao nhất 2996m, là mái nhà chung của 3 dân tộc Kinh, Mông và Dao.
Địa chỉ: Trung Lèng Hồ, Tam Đường, Lai Châu
8. Pu Ta Leng
Cột Mốc Pu Ta Leng
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Với chiều cao 3049m so với mực nước biển. Pu Ta Leng được mệnh danh là nóc nhà thứ 2 của Đông Dương chỉ đứng sau đỉnh Fansipan (3143m).
Địa chỉ: xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu
9. Thành phố Lai Châu
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, đô thị duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Tại đây bạn có thể khám phá nhiều trải nghiệm thú vị, với các địa điểm du lịch như: Bản San Thàng, Pu Sam Cap, Chợ Phiên San Thàng,…
Thành phố Lai Châu từ trên cao
9.1 Khi nào đi Lai Châu
Cũng như phần còn lại của phía tây bắc, từ tháng 6 đến tháng 9 là mùa mưa. Nên thời gian đến đây đẹp nhất là cuối tháng 9 đến tháng 10 và tháng 3 đến tháng 5 là những lựa chọn tốt nhất. Buổi tối và buổi sáng sớm có thể mát mẻ quanh năm lạnh. Nếu đi xe máy, hãy chắc chắn bạn có trang phục phù hợp.
Lai Châu rất dễ di chuyển, nhưng có diện tích khá lớn và các điểm tham quan thường cách nhau khá xa trung tâm để đi bộ. Nếu bạn không có phương tiện giao thông riêng và không quá bận tâm về việc khám phá, vì có thể tham quan bằng xe buýt.
9.2: Lai Châu ở đâu
Các phòng (100.000 đến 140.000 đồng) có kích thước vừa phải, các khách sạn có một tầng trên phía trước nhìn xuống thành phố. Trong phòng có chiếc giường hơi sần với sự thoáng đãng, nhiều ánh sáng.
9.3: Lai Châu ăn gì
Lai Châu nổi tiếng với nhiều món ăn đặc trưng dân tộc, ngoài ra vẫn có những món ăn của vùng xuôi ví dụ như bánh xèo, đồ nướng, lẩu,… Dọc tuyến đường lớn Trần Phú bạn sẽ thấy hàng thịt nướng BBQ bán mở và các quán cà phê ốc cũng phục vụ đồ uống lạnh trong một khung cảnh thư thái.
Các món ăn phổ biến tại Lai Châu
Một số tiệm ăn ngon tại đây
- Biên Cương Quán
- Kim Ngân Bánh Xèo
- Nhà Hàng Châu Tuấn
- Ốc & BBQ cafes
- Quán 25
- The Moon Coffee
- Viewpoint restaurant
Đối với cà phê, mình thích The Moon Coffee với view một cái bàn vỉa hè nhìn ra 2 đại lộ chính của thành phố. Nhìn dòng người qua lại như bớt sự thiếu vắng khi qua những cung đường đèo.
10. Chợ Phiên San Thàng
Nằm ngoại ô thành phố Lai Châu chừng 5km, chợ phiên San Thàng là phiên chợ nổi tiếng thu hút sự tụ họp trao đổi mua bán của cả 20 dân tộc anh em tỉnh Lai Châu.
Chợ đêm tại Chợ Phiên San Thàng
Chợ thường họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hằng tuần, ngày bình thường thì chợ họp từ 5h – 9h sáng. Đặc sắc vào những ngày Lễ Tết hay ngày thu hoạch nông sản thì phiên chợ có thể kéo dài tới trưa.
Khi tham gia phiên chợ bạn sẽ được hòa mình vào rất nhiều màu sắc văn hóa đến từ những bộ trang phục mà các dân tộc mang, người dân bán chủ yếu là sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, thuốc thang, dụng cụ làm nông,… Ngoài ra còn các sản phẩm thủ công truyền thống như khăn, vải, hương, mây tre đan,… Phiên chợ là điểm nhấn lưu giữ những nét riêng của bà con các dân tộc Lai Châu.
Địa chỉ: Tam Đường, QL4D, Thị xã Lai Châu, Lai Châu.
11. Pu Sam Cap
Pu Sam Cap
Pu Sam Cap là một quần thể hang động nằm trên hệ thống núi Pu Sam Cap có độ cao 1300m đến 1700m, cách trung tâm thành phố chừng 5km bao gồm 3 động lớn là Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh. Địa danh mang lại sự hùng vĩ, hoành tráng và gắn liền với nhiều điển tích, truyền thuyết của người dân địa phương.
12. Đồi chè Tân Uyên
Đồi chè Tân Uyên
Thương hiệu chè nổi tiếng xứ Tây Bắc, Chè Tân Uyên trải dài theo quốc lộ 32, với độ tuổi các gốc chè lớn nhất từ 40 – 50 năm nằm giữa cảnh vật và thiên nhiên trong lành. Nơi đây sớm trở thành địa điểm lựa chọn của các cặp đôi du lịch, cặp đôi địa phương chụp hình cưới hoặc một kiểu ảnh check in không thể bỏ qua khi đến Tân Uyên.
Các sản phẩm chè nổi tiếng ở đây như: San Tuyết, Ô Long, Thanh Tâm,…
Địa chỉ: QL32, huyện Tân Uyên, Lai Châu
13. Suối nước nóng Phiêng Phát
Suối nước nóng Phiêng Phát
Thuộc địa phận xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, suối nước nóng Phiêng Phát nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh cấp tỉnh Phiêng Phát. Ẩn mình trong núi đá vôi và được rừng già bao phủ, con suối nóng ngày càng thu hút được nhiều hơn du khách đến tắm vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Địa chỉ: xã Trung Đồng, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu.
14. Đèo Khau Cọ
Đỉnh Gió, Đèo Khau Cọ
Đèo Khau Cọ nơi còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của nghĩa quân Mường Lay, Mường Hoa chống lại thực dân Pháp, và chiến tranh biên giới 1979. Từ đây bạn có thể nhìn thấy cánh đồng lúa Mường Than, cánh đồng lớn thứ ba của Tây Bắc.
15. Cánh đồng Mường Than
Cánh đồng lúa Mường Than Nguồn: internet
Người Tây Bắc có câu “Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc”. Cánh đồng lúa Mường Than là cánh đồng lúa lớn thứ ba Tây Bắc nối một vùng từ huyện Mù Cang Chải sang huyện Than Uyên. Cảnh sắc vào mùa lúa chín nhuộm vàng cả một vùng trời, mênh mông như tranh vẽ.
Địa chỉ: huyện Than Uyên nằm trên quốc Lộ 32 nối liền huyện Mù Cang Chải với Lai Châu.
16. Cao Nguyên Dào San
Cao nguyên Dào San
Cao nguyên Dào San là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Mông, Dao, Thái, Hà Nhì… Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là những đồi cây thảo quả trải dài đến vô tận. Những cung đường đèo nhiều tầng xuyên qua các tầng mây trắng. Tiếng suối chảy róc rách với tiếng chim muông tạo nên sự kì vĩ tới lạ. Với nhiều địa điểm tham quan, trải nghiệm văn hóa nổi tiếng như Chợ phiên Dào San, suối nóng Vàng Pó, chợ Sừng Sì Lờ Lầu,… thu hút ngày càng đông du khách vùng xuôi đến đây.
Địa chỉ: Phong Thổ, Lai Châu
17. Suối nước nóng Vàng Pó
Suối nước nóng Vàng Pó
Suối nước nóng Vàng Pó nằm trong bản Vàng Bó, thị trấn Phong Thổ. Suối nóng tại đây có nhiệt độ rất dễ chịu, mùa hè khi ngâm mình tại đây cũng không cảm thấy quá nóng. Tạo nên cảm giác thoải mái thư giãn.
Địa chỉ: Cách thành phố Lai Châu 27km, rẽ vào Vàng Bó một đoạn.
18. Cửa khẩu Ma Lù Thàng
Cửa khẩu Ma Lù Thàng
Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ. Ma Lù Thàng được coi là mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế của huyện. Ma Lù Thàng là cửa khẩu cách khá xa các trung tâm, địa phương phát triển, gần như hàng hóa tới đây chỉ đi được đường bộ. Đường bộ tại vùng đồi núi sâu chưa thể đáp ứng các trạm trung chuyển xe trọng tải lớn. Nhờ đó mà du khách có thể thoải mái chụp hình với cửa khẩu hơn là các cửa khẩu lớn ra vào tấp nập khác.
Địa chỉ: Xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, Lai Châu.
19. Chợ Sừng Sì Lờ Lầu
Chợ Sừng Nguồn: Vnexpress
Chợ Sừng Sì Lờ Lầu chỉ cách biên giới 1km là điểm chợ cao nhất, xa nhất, chót cùng của vòng cung 8 xã biên giới Lai Châu. Chợ họp cứ 6 ngày một lần vào ngày Mùi và ngày Sửu nên có tên gọi là chợ Sừng (Sừng Dê, Sừng Trâu). Nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì, Dao Đỏ, Mông tới giao lưu và buôn bán trao đổi hàng hóa.
Địa chỉ: huyện Phong Thổ, Lai Châu
20. Thác Trái Tim
Thác Trái Tim
Ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ, đổ trắng xóa cả một góc khu rừng với phong cảnh hữu tình, thác Trái Tim nằm trên địa phận xã Sin Suối Hồ huyện Phong Thổ cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 32 km đã khiến không ít người “mê đắm” bởi vẻ đẹp non nước.
Ngọn thác này mang trong mình nhiều điển tích về tình yêu đôi lứa trong bản, là nơi người bản truyền lại cho con cháu của họ những câu chuyện, phong tục được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Địa chỉ: Xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu.
21. Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử Nguồn: Hoang Tung
Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử thuộc địa phận xã Sin Suối Hồ, Phong Thổ. Với độ cao 3.045m so với mực nước biển, Bạch Mộc Lương Tử là một trong 5 ngọn núi cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Không phải là đỉnh núi cao nhất, nhưng Bạch Mộc Lương Tử thu hút các phượt thủ với phong cảnh hiếm có của mình, ngoài sự hùng vĩ là một một tầm nhìn rất rộng không bị các ngọn núi khác che khuất. Hằng năm rất nhiều người đã chọn Bạch Mộc Lương Tử là địa điểm chinh phục núi khi đến Lai Châu.
Địa chỉ: Xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu.
22. Bản Vàng Pheo
Bản Vàng Pheo Nguồn: Hoàng Bảo Ngọc
Bản Vàng Pheo cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km. Mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng của người Thái trắng, cùng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, bản Vàng Pheo được nhắc đến như “thung lũng mỹ nhân”, một trong những bản cổ xưa nhất ở Lai Châu, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.
Đến với Vàng Pheo bạn sẽ đắm chìm trong không gian văn hóa nhiều màu sắc từ các lễ hội như: Nàng Han (tháng 2 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch),… các trò chơi dân gian độc đáo: Ném còn, tù lu, đẩy gậy.
Du khách đến đây vừa được tham quan vừa được lưu trú tại các nhà sàn cổ, với người dân hiếu khách sẵn sàng mời bạn bằng tất cả những gì họ còn trong bếp như cá suối nướng, măng ngọt, thịt trâu gác bếp,…Đặc biệt bạn còn được hòa mình cũng các làn điệu múa, lời ca trao duyên đặc sắc vùng cao.
23. Sìn Hồ
Thị trấn Sìn Hồ
Sìn Hồ là một huyện vùng cao nằm giữa tỉnh Lai Châu, nằm ở độ cao trung bình 1500m cao nguyên Sìn Hồ có khí hậu khá giống Sapa quanh năm mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các giống hoa, cây trồng ôn đới phát triển. Sìn hồ có thị trấn tên Sìn Hồ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lưu trú du lịch. Nổi tiếng tại đây với dịch vụ ngâm tắm thảo dược được đánh giá rất cao bởi các du khách trong và ngoài nước.
Địa chỉ: Sìn Hồ, Lai Châu
24. Núi Đá Ô
Núi đá Ô
Núi đá Ô nằm trên địa phận xã Tả Phìn huyện Sìn Hồ, gắn với sự tích của người Dao Khâu kể về Ông Tiên xuống hạ giới du ngoạn để quên cái ô, qua thời gian cái ô hóa thành đá. Núi Đá Ô đã trở thành là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của bà con dân bản, người dân thường đến thắp hương cầu nguyện tổ chức lễ hội, đặt các lễ vật để dâng cúng cầu mong mùa màng bội thu, dân sinh khỏe mạnh.
Địa chỉ: xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, Lai Châu
25. Động Ông Tiên
Nằm gần khu vực Núi Đá Ô còn có Động Ông Tiên, động có nhiều thạch nhũ với hình thù như râu của Ông tiên làm nên một địa điểm khám phá bí ẩn.
Địa chỉ: xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, Lai Châu
26. Đền Thờ vua Lê
Bảo vật Quốc Gia trong Đền thờ vua Lê
Bia Lê Lợi nằm giữa ngã ba sông nơi giao nhau của dòng Nậm Na và con sông Đà kỳ vĩ.
Tại đây hơn vào năm 1432, vua Lê Lợi sau khi dẹp tan quân Minh đã bắc tiến theo dòng sông Đà dẹp tan bè lũ bán nước của Đèo Cát Hãn. Người đã đích thân ngự bút tích lên bia đá này, nhằm răn đe những kẻ mưu đồ làm phản và khẳng định chủ quyền đất nước ta.
Địa chỉ: Xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu.
27. Di tích vua Thái – Đèo Văn Long
Dinh thự Đèo Văn Long
Dinh thự Đèo Văn Long được xây dựng bởi vua Thái – Đèo Văn Long nhân vật động tài khét tiếng, bị Pháp dụ dỗ tiếp tay, Đèo Văn Long nhanh chóng thâu tóm các cung đường mua bán và ra sức bóc lột bà con tại đây. Để thuận tiện kiểm soát các con đường giao thương lên Phong Thổ, Sapa, Mường Tè và xuôi về Hòa Bình cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào, ông đã cho xây dựng Dinh thự tại đây. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long mang vợ con chạy sang Pháp. Dinh thự của Đèo Văn Long không có người ở, lâu ngày đã bị đổ nát, trở thành phế tích. Nay dinh thự này đã ngập chìm dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.
28. Bản Pú Đao
Nhãn
Pú Đao dịch từ tiếng H’Mông có nghĩa là “điểm cao nhất”, thả mình những con đèo ngoằn ngoèo, hiểm trở. Pú Đao có địa thế xa xôi, hẻo lánh nhưng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, Pú Đao khá phù hợp cho những ai đam mê phượt và khám phá những vùng đất mới.
29. Nhà máy thủy điện Lai Châu
Thủy điện Lai Châu
Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 tại xã Nậm Hàng huyện Mường Tè (nay xã Nậm Hàng được chuyển về huyện Nậm Nhùn). Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La đang xây dựng. Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển – kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên
Địa chỉ: xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, Lai Châu
30. Mường Tè
Mường Tè
Mường Tè là một thị trấn mới và huyện rộng hơn là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số Si La, La Hủ, H’mong và Hà Nhi. Tại Mường Tè có một trong những nhóm dân tộc thiểu số nhỏ nhất ở Việt Nam là người La Hủ. Sống theo lối sống bán du mục cho đến năm 1996, nhiều người La Hủ vẫn là những thợ săn tích cực trong những khu rừng rậm rạp của vùng núi phía Tây Bắc xa xôi. Gần đây, cuộc sống của họ thay đổi vô cùng với việc di dời do các dự án thủy điện và quyết định chuyển đổi sang các khu định cư lâu dài. Người La Hủ hiện sống ở ba làng thuộc huyện Mường Tơ của Châu Châu. Hầu hết các hộ gia đình bây giờ trồng lúa khô và ngô.
31. Đỉnh Pu Si Lung
Đỉnh Pu Si Lung
Đỉnh Pu Si Lung cao 3083m nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được mệnh danh là nóc nhà biên giới vẹn nguyên sự hoang sơ, bí ẩn. Luôn là điểm đến trong mơ của các phượt thủ ưa khám phá.
Địa chỉ: Xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
32. Mốc 17 – Thượng nguồn sông Đà
Mốc 17
Mốc 17 là điểm đầu của sông Đà khi chảy vào Việt Nam, cũng là nơi con suối Nậm Náp chảy vào sông Đà, tạo nên một khung cảnh tự nhiên hùng vĩ hiếm có.
33. Đá thiêng Hà Nhì
Đá thiêng của người Hà Nhì
Đá thiêng của người Hà Nhì là biểu tượng của niềm tin, may mắn hạnh phúc cho người dân Hà Nhì. Hằng năm tại đây có tổ chức lễ hội “Thánh thạch” là lễ hội quan trọng nhất gìn giữ được nhiều nhất nét đẹp văn hóa của người Hà Nhì.
III. Các lưu ý khi du lịch tại Lai Châu:
- Lai Châu là một tỉnh vùng núi Tây Bắc, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất còn hạn chế. Nên du lịch tháng hè khoảng 3, 4, 5 tránh vào mùa mưa có thể gây nguy hiểm.
- Các điểm du lịch chính tại Lai Châu nằm xung quanh thành phố Lai Châu, nếu không có xe máy bạn có thể sử dụng xe bus.
- Nếu đi phượt, chinh phục các ngọn núi cao ở đây nên đi theo nhóm từ 10 người trở lên, am hiểu kiến thức để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình leo núi.
- Đến Lai Châu đừng bỏ lỡ chợ phiên như Chợ phiên San Thàng được họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần hoặc chợ phiên Sìn Hồ mỗi sáng chủ nhật hàng tuần.
- Thưởng thức đặc sản tốt nhất tại chợ Phiên hoặc tại nhà người dân bản đây.
- Tháng 9 – 10 là mùa lúa chín, là khoảng thời gian để chụp phong cảnh, hoạt động lễ hội mùa gặt đẹp nhất trong năm.
- Lai Châu chưa có sân bay nên bạn phải đi xe từ Hà Nội lên.
Trên đây là tất cả địa danh mà khi đến Lai Châu bạn có thể tìm hiểu sắp xếp lộ trình tham quan. Lai Châu thật sự là một điểm đến nguyên sơ với đa dạng phong cảnh và văn hóa đa dân tộc. chúng mình chúc các bạn có một chuyến khám phá kỳ thú và an toàn!
Đăng bởi: Nguyệt Triệu