Ngày 12/11/2010, Cao Nguyên Đá Đồng Văn được Unesco công nhận là công viên địa chất toàn cầu giai đoạn 2015-2018. Kể từ khi đạt danh hiệu này, lượng khách du lịch đến Hà Giang liên tục tăng. Đây không chỉ là niềm tự hào của của người dân Hà Giang mà còn là của cả dân tộc.
Giới thiệu về tổ chức Unesco
UNESCO là viết tắt của tên tiếng anh “United Nations Educational Scientific and Cultural Organization”, được dịch nghĩa là “Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc. Unesco được thành lập từ năm 1945, trụ sở chính được đặt tại Pháp. Với hơn 195 quốc giá thành viên và 9 quan sát viên, Unesco thể hiện được sức mạnh và tầm quan trọng trong việc duy trì và bảo tồn các di sản văn hóa và giá trị con người. Hiện tại, Unesco có hơn 50 văn phòng đại diện đặt ở khắp nơi trên thế giới.
Tổ chức Unesco là một tổ chức lớn và uy tín.
Tổ chức hoạt động với mục đích thắt chặt sự giao lưu văn hóa, giáo dục, khoa học giữa các quốc gia trên thế giới dựa trên sự tôn trọng công lý, nhân quyền và tư do cơ bản.
Những dự án nổi bật của Unesco bao gồm khu dự giữa sinh quyển thế giới, di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại,…
Năm 2010, Việt Nam được công nhận có công viên địa toàn cầu đầu tiên, đó chính là địa danh Cao Nguyên đá Đồng Văn. Đây là một niềm tự hào lớn của không chỉ người dân Hà Giang mà còn là của cả dân tộc.
4 lý do khiến Cao Nguyên Đá Đồng Văn được công nhận
1. Vùng đất của những di sản kiến tạo
Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những địa danh có núi đá vôi đặc biệt nhất của cả nước với khoảng 50-60% diện lộ đá vôi được hình thành theo cơ chế của tự nhiên, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
Các nhà khoa học đã thống kê được hơn 138 di sản địa chất các loại tồn tại ở Cao Nguyên Đá Đồng Văn. Trong đó có 19 di sản được xếp hạng địa phương, 61 xếp hạng quốc gia và 58 xếp hạng quốc tế.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã thống kê được 33 di sản kiến tạo, nổi bật là ở khu vực thung lũng núi Lao Và Chải, Quản Bạ, Sùng Là, dọc sông Nho Quế, hẻm vực Tu Sản. Các di sản này được hình thành do sự đứt gãy của lớp vỏ trái đất với bề sâu trên 1km, những vách đá vôi dựng đứng hiếm thấy trên thế giới. Đây là một trong những di sản bậc nhất của Cao Nguyên Đá Đồng Văn được Unesco công nhận.
2. Quy tụ nhiều loại di sản địa mạo
Theo đó, người ta cũng phát hiện được ra 45 di sản địa mạo tồn tại ở Cao Nguyên Đá Đồng Văn, tiêu biểu có hẻm vực Sông Miện, hẻm vực Nậm Lang, hẻm vực Khe Lía, hẻm vực Tu Sản – đèo Mã Pì Lèng,…cùng nhiều rừng đá và hoang mạc đá ở Sảng Tủng, Quản Bạ, Lũng Cú, Khâu Vai, Mèo Vạc,…
3. Nhiều hóa thạch được tìm thấy
Các nhà khoa học đã phát hiện được 17 nhóm hóa thạch cổ sinh tồn tại trong các tầng đá trầm tích, rất phong phú và đa dạng về giống loài, điển hình như hóa thạch Trùng Thoi ở Đồng Văn, hóa thạch Tay Cuộn ở Ma Lé,…Nổi bật trong số đó có 26 loài lần đầu tiên được phát hiện trên thế giới.
4. Vô số hang động kỳ bí
Tại Đồng Văn, các nhà khoa học phát hiện được 54 hang động có giá trị về mặt ý nghĩa và thẩm mỹ như hang ong, hang Sảng, hang Tia Sáng, hang Dơi, Hang Mẹ Chúa,…Và còn vô số những hang đầu còn ẩn mình trong núi đá mà cho tới nay vẫn chưa được con người khám phá.
Hang động Hà Giang cũng là điểm đến lý tưởng! (Ảnh FB)
Cao Nguyên Đá Đồng Văn còn là nơi tập trung của 17 dân tộc vùng cao như H’Mông, Giáy, Tày, Lô Lô, Dao, Nùng, Kinh, Hoa,…, quy tụ hơn 250.000 cư dân.
Họ đều có những nét văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng, phong tục, tín ngưỡng đến văn nghệ dân gian đều vô cùng đặc sắc. Sự hiện diện của người dân nơi đây đã mang lại cho Cao Nguyên đá Đồng Văn một giá trị tự thân hiếm thấy, một bề dày văn hóa lịch sử truyền thống mà hiếm vùng miến nào trên đất nước Việt Nam có được.
Nguồn ảnh: Pinterest
Đăng bởi: Lực Trần Công