Du khách đến Trung Quốc thường chỉ chú tâm khám phá các khu vực Bắc Kinh, Tô Châu, Thượng Hải hay mấy năm gần đây đổ xô đi Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy nhiên Trung Quốc còn có một Lệ Giang cổ trấn đẹp không tuổi. Cùng chúng mình khám phá 5 địa điểm phải checkin đến cổ trấn Lệ Giang nhé!
Lệ Giang cổ trấn – còn gọi là Đại Nghiên cổ trấn là thành phố cổ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam sát với Tây Tạng, dưới chân núi Ngọc Long cao 5.596m quanh năm tuyết phủ. Cổ trấn Lệ Giang là một trong những Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Là một trong 4 thành phố tượng trưng cho 4 mùa của tỉnh Vân Nam lần lượt là Côn Minh (Xuân Thành – 春城), Đại Lý (Hạ Thành – 夏城), Cảnh Hồng (Thu Thành – 秋城) và Lệ Giang (Đông Thành – 冬城)
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử sự bào mòn của thời gian, không khí cổ kính vẫn đặc quánh nơi đây, toát ra từ từng ngôi nhà, con phố, cho đến lối sống và sinh hoạt của người dân Naxi. Đến đây rồi, bạn chỉ hối hận mình không biết đến nơi này sớm hơn mà thôi. Cùng khám phá 5 địa điểm phải checkin khi tới phố cổ Lệ Giang.
1. Phố cổ Lệ Giang – Đại nghiên cổ trấn
Lệ Giang cổ trấn nằm ở Vân nam, Trung Quốc, thường được biết đến với tên gọi Đại Nghiên cổ trấn. Nơi đây được mệnh danh là thắng cảnh nên thơ nhất nhì Trung Quốc.
Lệ Giang được xây vào cuối đời Tống, đầu đời Nguyên. Lệ Giang cổ trấn, với tuổi đời khoảng 800 năm là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh lẫn lịch sử. Từ khi Kublai Khan, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Tống trị vì, Lệ Giang đó trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục.
Giờ đây, khi thả bộ dọc theo khu phố cổ này, bạn có thể cảm nhận được sự thịnh vượng và nét hoa văn trang trí tại những cửa hàng lưu niệm, chìm đắm trong bầu không khí hoài cổ, lãng đãng mà vẫn tươi tắn trong từng cảnh vật nơi đây
Lệ Giang cổ trấn tràn ngập sắc hoa
Cổ trấn này nổi tiếng với Đại Nghiên Thành, nhìn từ xa không khác gì một chiếc nghiên mực khổng lồ, xen lẫn là hệ thống kênh rạch uốn lượn quanh những ngóc ngách của thành cổ. Lệ Giang nằm ở giáp biên giới với Tây Tạng, nên kiến trúc nơi đây là sự giao thoa giữa nhiều dân tộc: Hán, Bạch, Tạng, Nạp Tây.
Một góc Lệ Giang cổ trấn từ trên cao (Ảnh – @cyrus2008)
Với vị trí nằm ngay dưới núi Ngọc Long quanh năm được bao phủ bởi tuyết trắng xóa, cho nên ở đây không có tường thành bao quanh như những cổ trấn khác.
Mái nhà cao thấp đan xen, trùng trùng điệp điệp. Nét đặc sắc của người Trung Quốc đó được thể hiện trong các kiến trúc của những bức tường đá, những hè phố lát đá, những mái ngói âm dương màu đỏ màu vàng, những dòng kênh dẫn nước từ núi chạy men theo hai bên hè phố thung thăng cá lội, róc rách tiếng reo ca. Những đường cây liễu thướt tha xanh mướt, những đường cây hòe nở hoa vàng rực.
Dòng sông Ngọc Hà chảy quanh cổ trấn
Hệ thống kênh đào ngang bằng sổ vạch lát đá xanh kiên cố, nước chảy trong văn vắt, cá vàng ngoe ngoắt tung tăng.Chỉ riêng dòng sông Ngọc Hà trong nội thành Lệ Giang cũng đã có hàng trăm cây cầu bắt ngang qua. Khi đến với nơi đây, khách du lịch có thể tận hưởng hết cảm giác lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ để có thể vượt qua mọi ngóc ngách phố phường. Và chính bởi thế, người ta gọi thành phố là “Venice” của phương Đông và “Tô Châu” trên cao nguyên.
Vào 3/12/1997, phố cổ Lệ Giang đó được tổ chức UNESCO xếp vào một trong những di sản văn hóa của thế giới. Giờ đây, thành phố ngày càng thu hút khách du lịch với nét văn hóa cổ kính đặc sắc và phong cảnh thiên nhiên trữ tình.
2. Mộc Phủ
Tiếp tục hành trình từ phố Tứ Phương, đi xuống phía nam trấn, bạn sẽ đến Mộc Phủ – phủ đệ uy nghi bậc nhất đất Lệ Giang. Nơi đây trước kia là nơi ở của nhà họ Mộc – thổ ty trị vì Lệ Giang.
Mộc Phủ xa hoa lộng lẫy thu hút du khách
Người Trung Hoa có câu: “Bắc có Tử Cấm Thành, Nam có Mộc Phủ”. Phủ đệ này xa hoa, lộng lẫy không kém gì cung thất hoàng tộc ở kinh đô. Mộc Phủ dài cả thảy gần 400m có cấu trúc chữ Quốc (国) cực kỳ chặt chẽ, đi từ trước ra sau chia làm 5 khu ngay ngắn: tiền điện, chính điện, hậu điện, nhà hội đồng, nhà thờ tổ; đồng thời hai bên là hai dãy hành lang nối dài chạy xuyên suốt toàn phủ.
Sở hữu một lịch sử lâu đời gần 470 năm, thăng trầm qua ba đời quân chủ, Mộc phủ mang trong mình nét đẹp cổ kính lộng lẫy, tượng trưng cho một thời kỳ huy hoàng đã qua. Chủ nhân của Mộc phủ là vị Thổ ty người Nạp Tây cai trị Lệ Giang qua 22 thế hệ. Vị Thổ ty này tuy chỉ là quan cai trị một vùng nhưng giống như “Thổ hoàng đế” với sự giàu sang không kém các vương tôn quý tộc. Điển hình là quy mô rộng lớn, kiến trúc nguy nga lộng lẫy của Mộc phủ.
Mộc phủ huy hoàng hơn cả phủ đệ của các bậc vương công
Mộc phủ không chỉ đơn thuần là một công trình kiến trúc vĩ đại, mà còn là nơi lưu giữ những nét lịch sử văn hóa, kinh tế chính trị tiêu biểu cho một thời kỳ đã qua của Trung Hoa. Bất cứ ai yêu thích lịch sử và lối kiến trúc của Trung Hoa cũng sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp của Mộc phủ. Đây cũng là phủ đệ lớn nhất của Trung Quốc còn lưu giữ nguyên vẹn được cho tới ngày nay.
Lối kiến trúc của Mộc phủ có nhiều điểm tương đồng với Tử Cấm Thành với diện tích 46 mẫu và gồm 162 gian nhà. Do là nơi ở của Thổ ty người Nạp Tây, kiến trúc Mộc phủ có sự kết hợp nét văn hóa Hán và dân tộc Nạp Tây, thấm đẫm hơi thở Đạo giáo và Phật giáo. Đến Mộc phủ, du khách sẽ được thăm thú tòa nghi môn, sảnh nghị sự, Vạn Lầu Quyển, Hộ Pháp điện, Quang Bích lâu, lầu Ngọc m, điện Tam Thanh.
3. Ngọc Long tuyết sơn
Núi tuyết Ngọc Long là ngọn núi thứ 71 trong dãy núi tuyết tại Lệ Giang, nằm trong những ngọn núi cao nhất thế giới. Có tất cả 13 đỉnh núi, trong đó Phiến Tử Đẩu (Shanzidou) là đỉnh cao nhất cao trên 5000m quanh năm phủ tuyết trắng xóa, phản chiếu ánh nắng bàng bạc như con rồng trắng bạc giữa trời nên được gọi là “Ngọc Long”.
Đỉnh núi bao phủ tuyết trắng quanh năm
Đỉnh núi tuyết vĩnh cửu vờn trong mây trắng sẽ là một khung cảnh ấn tượng không thể nào quên đối với những ai đến đây. Truyền thuyết kể rằng, xa xưa ở khu vực Lệ Giang có hai thần rồng là anh em sinh đôi: Yulong (Ngọc Long) và Haba (Cáp Ba) sống cùng nhau bên bờ sông Kim Sa. Một ngày ác quỷ chiếm đoạt dòng sông, hai anh em đã dũng cảm chiến đấu với kẻ thù. Trong trận chiến, ác quỷ đã bị đánh bại bởi Ngọc Long với 13 thanh gươm trong tay nhưng người anh em sinh đôi Cáp Ba thì đã hi sinh trong trận chiến. Thời gian trôi qua, Ngọc Long vẫn cầm 13 thanh gươm để canh giữ yên bình bên cạnh xác Cáp Ba cho tới tận cuối đời, rồi hai anh em hoá thành dãy núi tuyết vĩnh cửu Ngọc Long và dãy núi tuyết Cáp Ba, bị chia cắt bởi dòng sông Kim Sa. 13 thanh gươm ngày ấy vẫn nằm đó và tạo thành 13 đỉnh núi cao nhất của dãy núi Ngọc Long.
Có thể nói, năm tháng trôi qua, truyền thuyết trên về dãy núi tuyết Ngọc Long vẫn cứ sống động, âm vang và là bản tình ca hào hùng về tình yêu, sự hy sinh đối với người dân Nạp Tây sinh sống tại đây bao đời nay.
Ngọc Long Tuyết sơn thu hút đông đảo khách du lịch
Thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho Ngọc Long tuyết sơn nhiều cảnh đẹp ấn tượng, làm nao lòng những du khách có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ mà đầy thơ mộng của nơi đây. Gần dãy Ngọc Long tập trung nhiều hộ dân của những người Nạp Tây sinh sống. Những mái nhà gạch ngói, những ngôi nhà bằng đất nện của người dân nơi đây tựa như bức tranh đẹp mà ta có thể nhìn thấy trước đây qua những thước phim sống động trên truyền hình.
Những mái nhà gạch ngói, những ngôi nhà bằng đất nện của người dân nơi đây tựa như bức tranh. Ở đó, cuộc sống nơi miền núi cao mang đến cảm giác thanh bình đến lạ, là niềm mơ ước của nhiều người. Những dãy nhà nhỏ nhắn của người Nạp Tây nép mình lặng lẽ bên ngọn tuyết sơn hùng vĩ, hiểm trở. Những con người chất phác hiền lành đang sống một cuộc sống bình dị và đầy ắp tiếng cười hạnh phúc.
3. Phố cổ Bạch Sa
Nhiều người biết đến Lệ Giang cổ trấn như một thị trấn cổ với vẻ đẹp hòa hợp giữa núi sông, mây trời và nhịp sống lặng lẽ của người dân nơi đây. Đại Nghiên cổ trấn Lệ Giang đã đi vào những áng văn thơ lai láng như một chốn tiên cảnh, say đắm lòng người. Nhưng còn khá ít người biết đến Bạch Sa cổ trấn – một trong số những mảnh ghép không thể thiếu tạo nên một Lê Giang nổi danh như ngày hôm nay.
Bạch Sa cổ trấn (Baisha Old Town) là một trong những thị trấn lâu đời nhất ở thành phố Lệ Giang. Nơi đây từng là một khu định cư của người Nạp Tây và là nơi sinh của các thổ ty họ Mộc. Bạch Sa cổ trấn cũng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Lệ Giang trước thời nhà Minh (1368 – 1644)
Phố cổ Bạch Sa là một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Lệ Giang từ thời nhà Minh (1368-1644). Một cổ trấn từng phồn hoa, nhộn nhịp như vậy cũng ngả màu với thời gian và trở thành một trong những thị trấn lâu đời nhất ở Lệ Giang. Trước đây, người Nạp Tây định cư ở đây rất đông, cùng với một số thổ ty họ Mộc. Sau này, những thổ ty đã dời đi đến Đại Nghiên (Lệ Giang cổ trấn bây giờ), ở tại Mộc Phủ nhưng vẫn cho xây dựng lên những cung điện, các bức tranh tường Baisha nổi tiếng tại Bạch Sa cổ trấn.
Nét mộc mạc tại phố cổ Bạch Sa
Cho đến hiện nay, Bạch Sa cổ trấn có lẽ là nơi duy nhất tại Lệ Giang còn giữ gìn được vẻ đẹp mộc mạc, không đổi thay theo thời gian. Quần thể kiến trúc tại khu phố cổ này chia ra làm 2 phần: địa điểm văn hóa và nơi dân định cư. Ở khu vực trung tâm của thị trấn, người ta cho xây dựng một quảng trường, nơi giao nhau của 3 đại lộ rộng lớn.
4. Công viên Hắc Long Đàm
Hắc Long Đàm là một địa danh nổi tiếng của tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Nếu có dịp đi hành trình, ghé thăm công viên Hắc Long Đàm vào lúc bình minh, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí an yên, thanh bình vô cùng thú vị. Không chỉ có vậy, thi thoảng đến với nơi đây, du khách còn có cơ hội được thưởng thức những chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống của những người dân bản địa hết sức đặc sắc.
Bức tranh thủy mặc giữa lòng Lệ Giang
Công viên Hắc Long Đàm được xây dựng từ thế kỷ thứ 18 tại chân núi Voi, phía bắc thành cổ Lệ Giang. Có lẽ điều khiến du khách ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi ghé thăm công viên này chính là sự rộng lớn của toàn bộ khuôn viên với những hồ nước, những cây cầu đá mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa cổ.
Công viên Hắc Long Đàm còn là nơi bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn sự hùng vĩ và không kém phần lãng mạn của núi tuyết Ngọc Long ngàn năm tuổi. Sở dĩ có cái tên Hắc Long Đàm là bởi bởi nơi đây được nhận dòng nước tinh khiết từ núi tuyết Ngọc Long chảy về nuôi cả vùng đất lệ Giang. Phía dưới chân núi là đầm nước với mạch nước có màu đen sẫm từ đáy, chảy không ngừng nghỉ năm này qua tháng khác.
Công viên Hắc Long Đàm- bức họa đồ của Lệ Giang
Công viên Hắc Long Đàm rộng lớn có rất nhiều những địa điểm tham quan nhỏ mà du khách có thể ghé thăm khi có dịp đến với chuyến đi như: Long Thần tự, Nguyệt Điện, Tháp Ngũ Phượng,…
Không chỉ có vậy, dạo quanh Công viên Hắc Long Đàm, bạn có thể bắt gặp những ngôi lầu mang trên mình những đường nét kiến trúc đậm chất Trung Hoa với những cột trụ bằng gỗ to lớn, những mái ngói cong vút đẹp mắt,…Và nơi được xem là điểm nhấn của Công viên Hắc Long Đàm là hồ Hắc Long, nơi sở hữu dòng nước trong vắt với diện tích rộng lớn, là nơi sinh sống và cứ trú của hàng loạt những loài sinh vật dưới nước.
Tại công viên Hắc Long Đàm, du khách có thể chiêm ngưỡng núi tuyết Ngọc Long được bao phủ bằng lớp áo tuyết trắng vô cùng ấn tượng. Ai đó đã từng nói Ngọc Long trên cao, Hắc Long bên dưới, cứ thế bên nhau, cùng nhau vượt qua bao thăng trầm của lịch sử mảnh đất này và trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng ngày hôm nay. Công viên Hắc Long Đàm còn tọa lạc tại vùng có địa thế phong thủy đẹp đầy ấn tượng nên người dân nơi đây coi là vùng đất lành linh thiêng, trấn giữ và mang tới sự phồn vinh cho mảnh đất Lệ Giang cổ trấn.
5. Lam Nguyệt cốc
Lam Nguyệt Cốc (hay còn gọi là Lam Nguyệt Đàm và thung lũng Lam Nguyệt, tiếng anh là Blue Moon Valley) ẩn mình trong những ngọn núi cao chót vót ở miền nam Trung Quốc, nó là một dòng sông màu ngọc lam vô tận đi qua một dãy ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Khi nước chảy qua những bục bằng phẳng này, nó tạo thành hàng chục thác nước trắng thu nhỏ đổ xuống thung lũng núi.
Thung lũng xanh dưới chân núi Ngọc Long
Lam Nguyệt Cốc là một thung lũng nằm dưới chân núi tuyết Ngọc Long ở Lệ Giang, Vân Nam, Trung Quốc. Tính từ phố cổ Lệ Giang đến đây, khách du lịch Lệ Giang phải đi mất tầm 15km. Nơi đây nổi tiếng có dòng nước xanh biếc quanh năm tạo thành một cảnh sắc vô cùng ấn tượng. Từ trên đỉnh núi tuyết Ngọc Long nhìn xuống, bạn sẽ thấy Lam Nguyệt Đàm như một vầng trăng khuyết xinh đẹp thấp thoáng ẩn hiện dưới màn sương
Mảnh trăng xanh giữa trời Lệ Giang
Giống như ruộng bậc thang nước Pamukkale ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lam Nguyệt Cốc giống như dòng sông chảy xuống ruộng bậc thang bằng phẳng như những chiếc bánh xếp chồng lên nhau.
Truyền thuyết địa phương của người Naxi tuyên bố nước trong Lam Nguyệt Đàm có sắc tố màu xanh từ chiếc bè mà các vị thần đưa đến thung lũng. Trên thực tế, dòng sông bắt nguồn từ tuyết tan chảy của dãy Hy Mã Lạp Sơn ở trên có màu xanh ngọc từ các ion đồng trong nước.
Bức tranh thủy mặc giữa thiên nhiên
Lệ Giang cổ trấn với nét đẹp hài hòa sông, núi và con người, đã khiến bao du khách đắm mình trong khung cảnh nơi đây. Cổ trấn Lệ Giang sẽ không khiến bạn thất vọng khi trải qua một hành trình vất vả để đến được nơi đây.
Núi Hổ Hổ (Khe hgyy) Dôn Khoả 15 km và Tối cao Hẻm nún nàn dotc adnhtcets cùi và năm 1993 Cho khỏi du mả Nước Nước Và. Trọng Nhật Năm 1990, Du (Đạo Tảo Bá và Khổng Sơn. Năm 2003, Hẻm Núi Hổ Tiger nhảy xuống tử lâm Hẻm Trên Khe Hổ Háng Hẻm Núi Đổ Chia Thành Đô 3 Đội Giễm Là: Hẻm Trê, HẻM NEWA và HẻM. Toàn bộ Thung Lũng Dài Khoáng 18 km và Theo hướng từ Tây Nam Sang Đông Bắc. Nóng Nấc Hutiaoxia Zhen (Tiger Leaping Gorge Town) Còn yêu Một món săn sănh Khi Đồn, HẹP Nhất, Con Hổ Nhân Jinsha, Thoát khži người Tháp Hàng treo theo nghĩa. Hòn Đá Núi Con H-INH CÔNG TỚI CÔNG TRÌNH NÓ THỰC GIỜ NHIỀU ĐIỆN THOẠI ĐỔI MANG TÍN KINH TÍN VÀO HÙNG NÚC Gần cửa núp núp có mple tame le newa Sông Cát Vàng có tiếng Mongi Người Nói Rằng Con Hổ Băng Qua Đóng Liêu Nhân Lên Tâm Đá. Đà là Huyền Thơ Truyền Truyền Thiện, Hiệp Núi Tiger Leaping. Theonng Vách Đá Đức Khe hgnng trên Sông Trường Trường Đá Cheong Đá Leo Nơi Háng Núi Hổ Sông Jinsha, Sông Nẵng Sông Dương Tử Huyền, Đá Đình Đá Tràng Tràng Tràng Bạc Đảo Đời ĐẹP có thể có ở nơi ở khu vực Trọng Nhò, lang du khách Gan Dạ khàn
Đăng bởi: Nguyễn Cẩm Tú