Báo chí truyền thông trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là ngành học rất thú vị thu hút sự quan tâm của các bạn có khả năng viết lách, sáng tạo cao. Theo học báo chí là mơ ước của rất nhiều các bạn học sinh trong đó có các bạn chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông và có nguyện vọng theo học đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có cơ hội biết đến các trường đào tạo về báo chí. Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu cho bạn top những trường đại học, cao đẳng đào tạo về báo chí chất lượng nhất ở Việt Nam.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962, theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân. Trường tọa lạc trên khu vực vốn là lỵ sở phủ Hoài Đức. Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi chức danh Thủ tướng Chính phủ lúc trước) đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học, kể từ đây Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường trở thành trường đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Học viện báo chí và tuyên truyền là trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ các phóng viên, biên tập viên làm việc ở nhiều các cơ quan báo chí lớn nhỏ trên cả nước. Trường được thành lập năm 1962, cho đến nay đã có gần 400 cán bộ, viên chức với hơn một nửa là giảng viên. Trường hiện đang đào tạo 19 chuyên ngành được chia theo 4 nhóm, riêng báo chí được xếp vào nhóm 1 bao gồm các chuyên ngành: Báo in, báo ảnh, báo mạng điện tử, báo đa phương tiện, báo phát thanh, báo truyền hình, quay phim truyền hình. Theo thông tin mới nhất thì trong năm 2017, trường sẽ dừng tuyển sinh chuyên ngành báo chí đa phương tiện. Để được theo học nhóm ngành 1, học viện sẽ quyết định môn bắt buộc và môn tự chọn để xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, thí sinh phải thi bổ sung môn năng khiếu báo chí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – hệ thống đại học xếp hạng 158 Châu Á (QS 2021), TOP 101-150 đại học dưới 50 tuổi (QS 2021), TOP 301 – 500 trong 786 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu đến từ 78 quốc gia do QS GER 2022 xếp hạng, TOP 601 – 800 trường đại học trên thế giới trong lĩnh vực Khoa học Xã hội (THE 2022), TOP 193 thế giới về chất lượng đầu ra của cựu sinh viên (QS GER 2022). Trường có tiền thân là Đại học Văn khoa/ Văn khoa Đại học đường (thuộc Viện Đại học Sài Gòn), Đại học Tổng hợp TP. HCM. Hiện nay, Trường là trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất miền Nam Việt Nam. Vào tháng 10/2021, Trường ĐH KHXH&NV chính thức công bố lộ trình tự chủ trong chiến lược phát triển Nhà trường.
Trong quá trình phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh quy tụ đội ngũ giảng viên đầu ngành, chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phía Nam Việt Nam. Tính đến tháng 02 năm 2021, Trường có 897 cán bộ, giảng viên. Trong 522 giảng viên có 44 giáo sư, phó giáo sư, 211 tiến sĩ, 271 thạc sĩ. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là hơn 48%. Nhiều giảng viên được đào tạo, tu nghiệp và thỉnh giảng tại các trường đại học uy tín trên thế giới. Hằng năm, Trường mời nhiều giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước đến giảng dạy và nghiên cứu. Khoa báo chí trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM) là cơ sở đào tạo báo chí công lập duy nhất tại miền Nam. Dù mới thành lập năm 2007 nhưng với đội ngũ cán bộ giảng viên dày kinh nghiệm trường đã và đang đào tạo ra nhiều phóng viên, nhà báo giỏi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ:
Điện thoại: 028 3829 3828.Email: [email protected]: https://hcmussh.edu.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/ussh.vnuhcm
Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II
Sau ngày giải phóng Miền nam 30/04/1975, Tổng cục Thông tin đã sớm cho xúc tiến thành lập trường đào tạo cán bộ thông tin, tuyên truyền phục vụ cho sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau khi đất nước thống nhất. Tháng 01/1977 – Trường Thông tin và Truyền thanh II chính thức được thành lập. Ngày 12/01/1998 Đài Tiếng nói Việt Nam đã ra Quyết định nâng cấp trường lên trung cấp, mang tên Trường Trung học Phát thanh Truyền hình II. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đa hệ, bổ sung ngành học phóng viên báo chí Phát thanh – Truyền hình, tăng cường mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng, đào tạo lại phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên và các lớp kỹ thuật công nghệ cao. Bên cạnh đó, từ năm 2002 trở đi nhà trường đã tổ chức liên kết đào tạo với trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh để mở các khóa đại học tại chức.
Để đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao cho nhu cầu phát triển nhanh chóng của ngành phát thanh và truyền hình Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, ngày 19/6/2006 Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép nâng lên thành trường Cao đẳng Phát thanh -Truyền hình II trên cơ sở trường trung cấp (Quyết định số 3016/QĐ-BGD-ĐT ngày 19/06/2006). Quy mô đào tạo của trường được mở rộng thêm với các ngành: Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông, Quay phim, Thiết kế đồ họa, Tin học ứng dụng và nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn trong nước và quốc tế.
Điện thoại: 02837151994 & 0977.228.009.Email: [email protected]: https://www.vov.edu.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/PTTH2/
Trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II
Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trụ sở chính của Trường đặt tại số 336 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 15 Giáo sư, 94 Phó Giáo sư, 168 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ. Tháng 9 năm 1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường là GS.TS Phùng Hữu Phú (Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội).
Khoa báo chí và truyền thông của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn được thành lập năm 1990, sau hơn 30 năm thành lập đến nay khoa đã trở thành một trong những khoa dẫn đầu của nhà trường. Khoa bao gồm có hai ngành học là Báo chí và Quan hệ công chúng, đào tạo cả 3 bậc học từ cử nhân để tiến sĩ. Theo học tại đây bạn sẽ được trang bị những kiến thức lý thuyết chuyên sâu về ngành học, kỹ năng thực hành với từng loại hình báo chí với hệ thống các thiết bị công nghệ hiện đại. Năm nay trường ĐHKHXH&NV xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức và thi THPT Quốc gia năm 2017. Tổng điểm bài thi đánh giá năng lực là 140 điểm, chỉ tiêu cho ngành báo chí là 100 sinh viên trong cả hai năm. Nguyên tắc xét tuyển là lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
trường Cao đẳng phát thanh và Truyền hình I
Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I là đơn vị đào tạo trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1957, chỉ sau 2 năm giải phóng miền Bắc, “Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ Truyền hình” đã ra đời tại Nghi Tàm, Từ Liêm, Hà Nội, nhằm khai thác các thiết bị Truyền thanh do Liên Xô giúp đỡ, phục vụ yêu cầu công tác tuyên truyền của đất nước và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Phát thanh, Truyền hình Việt Nam sau này. Đó là tiền thân của Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I.
Qua hơn 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, từ Trường Công nhân Kỹ thuật Truyền thanh đến Trường Trung cấp Phát thanh – Truyền hình 1 và từ năm 2003 là Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; trải qua nhiều cơ quan chủ quản như Tổng cục Bưu điện, Ủy ban Phát thanh Truyền hình, Bộ Văn hóa – Thông tin, Thể thao và Du lịch, Đài Tiếng nói Việt Nam. Địa điểm đặt trường cũng di chuyển qua nhiều nơi, từ Nghi Tàm (Hà Nội) đến Đoan Hùng (Phú Thọ), Lý Nhân (Hà Nam) và nay là thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Điện thoại: 0835.828.228 & 02263.626.969Website: https://edu.vov.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/vovedu.cdptth1
trường Cao đẳng phát thanh và Truyền hình I
Trên đây là top những trường đào tạo báo chí chất lượng hàng đầu Việt Nam, ngoài ra cũng có những trường đào tạo báo chí khác như: Đại học khoa học Huế, Đại học sư phạm Đà Nẵng, Đại học Hồng Bàng… Vì vậy các bạn có thể tham khảo và lựa chọn trường phù hợp với bản thân mình.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thu Hiền