Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” trích từ thiên thứ 8, trong tập “Nam Ông mộng lục” của Hồ Nguyên Trừng – con trai trưởng của Hồ Quý Ly. Tác phẩm được sáng tác trong thời gian ông ở Trung Quốc. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 6
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó:
a. Trả lời các câu hỏi sau:
– Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:
+, Đem hết của cải ra mua thuốc, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.
+, Không quản ngại những người bệnh có dầm dề máu mủ.
+, Cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém.
+, Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa đến vua.
– Vị Thái y lệnh là người: hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu.
– Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua.
b. Phân tích, bình luận lời đối thoại: “Ngài đáp: Tôi có mắc tội…tôi xin chịu”.
Đây là lời đối đáp vừa khiêm nhường vừa thấm thía lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mạng của bản thân thầy thuốc.
Câu 2:
*Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh nói rõ đầu đuôi câu chuyện thì đã hết giận và ca ngợi Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ răng Trần Anh Vương là một ông vua thương dân, có lòng nhân đức.
Câu 3: Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
Người làm y hôm nay cần phải trước hết cần trau dồi kiến thức, giữ gìn và luôn luôn phải giữ lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu, không được bên trọng bên khinh, bên cứu giúp, bên thờ ơ. Ngoài ra, phải hiểu rộng, biết nhiều, tu luyện chuyên môn cho giỏi. Vì nghề y là nghề chữa bệnh cứu người.
Câu 4: So sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” với văn bản kể về Tuệ Tĩnh.
Cả 2 văn bản đều biểu dương y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội.
Tuy nhiên, so với truyện về Tuệ Tĩnh thì truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” nội dung y đức được kể cụ thể và phong phú, sâu sắc hơn.
+, Với Thái y lệnh họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước sau còn truyện về Tuệ Tĩnh chỉ kể về cách xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời chữa bệnh.
+, Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gay gắt so với Tuệ Tĩnh: vì Thái y là đụng độ với cả vua còn ở Tuệ Tĩnh mới chỉ đụng độ đến người có chức cao hơn.
+, Cuộc đụng độ trực tiếp của Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn rất nhiều so với Tuệ Tĩnh và con nhà quý tộc.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1:
*Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là: giỏi trong nghề nghiệp vừa phải có tâm, có lòng nhân đức.
*Nội dung trên giống với lời thề của Hi-pô-cờ-rát: vì cả hai đều đề cao y đức, đều muốn cứu giúp, chữa trị bệnh cho mọi người và đặc biệt là người nghèo.
– Cách dịch đầu tiên “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” đúng nhưng chưa đủ. Nếu thầy thuốc chỉ có lòng tốt mà không giỏi nghề thì có khi giết oan người mất.
– Cách dịch còn lại “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” chú trọng đến y đức nhưng chú trọng cả chuyên môn. Người thầy thuốc chân chính là phải giỏi chuyện môn và luôn có tấm lòng nhân ái.
=> Cách dịch thứ 2 chính xác, đầy đủ hơn.
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 6
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 5
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
Hồ Nguyên Trừng ( 1374 – 1446) tự: Mạnh Nguyên; hiệu: Nam Ông
Là con trai vua Hồ Quý Ly.
Tác phẩm:Rút từ tập truyện ký : ” Nam ông mộng lục”.Sáng tác trong thời gian ông sống ở Trung Quốc.
Phương thức chính: Tự sự
Bố cục: 3 phầnPhần 1: Từ đầu đến….. Ngài được người đương thời trọng vọng.
=> Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân
Phần 2: Tiếp theo đến…. thật xứng với lòng ta mong mỏi.
=> Y đức của Thái y lệnh
Phần 3: Còn lại
=> Hạnh phúc chân chính của bậc lương y.
Tóm tắt tác phẩm:
Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì s? giả của nhà vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với nhà vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông.
Câu 1: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh…
Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi:
a. Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
b. Phân tích, bình luận lời đối thoại của Thái y với vị quan Trung sứ.
Trả lời:
Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:
Làm quan giữ chức Thái y lệnh (quan to)Đem hết của trong nhà mua thuốc tốt và tích trữ lúa gạo.Gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình cắp cháo, chữa trị không hề từ nan, cứu hơn ngàn người.
a. Thái y lệnh là người yêu thương và giúp đỡ mọi người hết sức tận tình và được mọi người trọng dụng.
Điều khiến em cảm phục nhất về hành động của ông là ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân. Điều này thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.
b. Phân tích lời đối thoại của Thái y với vị quan Trung sứ:
Lời đối thoại:Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.Phân tích: Qua lời đáp của Thái y với vị quan Trung sứ ta thấy được hai điều:Thứ nhất, ông không phân biệt người bệnh là dân nghèo hay quan lại, người nào bệnh tình nguy kịch hơn ông ưu tiên cứu chữa trước. Đó là đạo đức của người làm thầy thuốc.Thứ hai, Thái y đã đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy. Dù có thể nguy hiểm đến chính bản thân mình nhưng ông vẫn nghĩ cho người bệnh.
=> Qua lời đáp nhẹ nhàng mà dứt khoát, khẳng khái của vị Thái y, ta thấy bản lĩnh và nhân cách của ông trước uy quyền và khả năng ứng xử rất trí tuệ và khéo léo “tính mạng của hạ thần còn trông cậy vào chúa thượng”. Nhà vua có lương tri chắc chắn không nỡ xử tội Thái y lệnh.
Câu 2: Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào?…
Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”.
Qua hành động và lời nói của Trần Anh Vương đã cho thấy ông là vị vua nhân từ, sáng suốt, biết nhìn nhận nhân cách của một bề tôi toàn tài toàn đức. Là người biết coi trọng người tài, biết những lí lẽ phải trái, ủng hộ hành động đúng đắn của người bề tôi.
Câu 3: Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề…
Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
Qua tấm gương của người lương y Phạm Bân, ta có thể rút ra những bài học cho người thầy thuốc hôm nay và tương lai:
Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi, vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.Người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, tận tụy vì người bệnh.Không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng và tài năng của mình.Ưu tiên bệnh nặng cứu trước, bệnh nhẹ chữa trị sau, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.
Câu 4: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản…
Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” và văn bản kể về Tuệ Tĩnh.
Điểm giống nhau:Đặt người nguy kịch, bệnh nặng lên trước.Cứu người không mong trả ơn.Không sợ uy quyền.Điểm khác nhau:Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc.
Luyện tập
Câu 1: Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương…
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải giỏi cả về nghề nghiệp cả về lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ.
So sánh với lời thề Hi-pô-cờ-rát, đều đề cao chữ “tâm”, thể hiện tấm lòng của người thầy thuốc với người nghèo khổ, riêng sự mong mỏi của Trần Anh Vương còn có yêu cầu về tay nghề người thầy thuốc phải giỏi.
Câu 2: Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm…
Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” chỉ nêu được một vế là y đức.Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” đề cao y đức nhưng không coi nhẹ tay nghề.
=> Như vậy, tiêu đề thứ hai hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 5
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 4
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tóm tắt truyện
Ông Phạm Bân có nghề gia truyền, giữ chức Thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương. Ông đem của cải mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo chữa trị cho người nghèo. Năm đói kém ồng cứu sống hơn ngàn người, được mọi người quý trọng.
Một hôm có người dân đến xin ông chữa gấp. Đang lúc đó thì sứ giả của Trần Anh Vương triệu ông vào cung khám cho một quý nhân bị sốt. Ông đã đi chữa cho người đàn bà nguy kịch. Sau khi cứu sống người đó, ông đến bày tỏ lòng thành với Vương. Vương từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “là bậc lương y chân chính đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.
Con cháu của ông sau đều làm quan lương y, được người đời khen ngợi.
2. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là một truyện trung đại ghi chép chuyện thật, ca ngợi phẩm chất cao quý của vị – Thái y lệnh họ Phạm, người thầy thuốc có tấm lòng thương yêu người bệnh nghèo, quyết tâm cứu sống người bênh, không sợ quyền uy, không sợ nguy hiểm cho bản thân mình.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. – Các chi tiết về Thái y lệnh:
+ Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ cơ khổ.
+ Dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.
+ Đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương.
+ Được Trần Anh Vương khen ngợi.
– Qua các chi tiết đó, ta thấy Thái y lệnh là người đức độ, có tấm lòng yêu thương người bệnh nghèo, quyết tâm cứu giúp bệnh nhân nguy kịch, không ngại nguy hiểm đến tính mạng của mình.
– Chi tiết về việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng mình chăng ?” làm cho ta cảm phục nhất. Ở đây việc cứu cho người bệnh nặng được đặt lèn hàng đầu. Còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, nhưng ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, chứ không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.
Câu 2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi. Từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”.
Như vậy Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng, đã không hẹp hòi vì chuyện Thái y lệnh không làm theo ngay ý mình, lại còn khen ngợi ông là thầy thuốc chân chính.
Câu 3. Có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau các bài học:
– Thương yêu, giúp đỡ người bệnh nghèo,
– Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào.
– Người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến.
Câu 4. Nội dung y đức ở truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh có điểm giống nhau và điểm khác biệt:
– Người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, mặc dù người đó có thể đến sau (truyện về Tuệ Tĩnh) hay đến trước {Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng).
– Cứu giúp người bệnh không mong trả ơn (cả hai truyện).
– Dù nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ớ tấm lòng).
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người giỏi về nghề nghiệp, đồng thời có lòng nhân đức, thương xót dân nghèo.
Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch, mà còn thể hiện ở việc ông cấp cơm cháo, chữa trị cho người cơ khổ, cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém, dịch bệnh.
Nội dung đó cũng có phần giống như trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát ở việc sãn sóc miễn phí cho người nghèo, nhưng có nhấn mạnh hơn đến yếu tố giỏi nghề nghiệp.
Câu 2. Có hai cách dịch và có sự khác nhau ở hai cách dịch đó. Một bên chỉ nói tấm lòng, còn bên kia nhấn mạnh thêm hai chữ cốt nhất. Em có thể lựa chọn và nêu lên lí do sự lựa chọn của mình.
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 4
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 3
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻo, vừa thông minh nhưng cũng vừa láu lỉnh. Em đồng ý điểm nào và không đồng ý điểm nào ? Vì sao ?
Bài tập
1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻo, vừa thông minh nhưng cũng vừa láu lỉnh. Em đồng ý điểm nào và không đồng ý điểm nào ? Vì sao ?
2. Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở nhân vật Thái y lệnh trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với nội dung y đức được nêu trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (phần Đọc thêm, trang 166, SGK). Có thể có ý kiến cho rằng : Y đức của Thái y lệnh cao hơn y đức trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát. Em nghĩ sao về ý kiến đó ?
3. Hãy đặt các nhan đề khác cho văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mà không làm sai lệch ý cơ bản của nó.
4. Hãy phân tích lời thơ của Nguyên Đình Chiểu và lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế được trích ở phần Đọc thêm (trang 165 – 166, SGK). Qua đó, hãy nêu lên truyền thống y đức (đạo đức của người thầy thuốc) của dân tộc ta.
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về ý nghĩa của hai dòng cuối cùng trong văn bản : “Về sau… không để sa sút nghiệp nhà”.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Cần hiểu ý nghĩa của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực nhận xét, lựa chọn những ý kiến với độ chính xác cao và cũng là khả năng phân biệt những điều đúng, sai bằng cách giải thích được tại sao đúng, tại sao sai, trong khi học văn.
– Đọc kĩ lại văn bản, chú ý đặc biệt đến những hành động, lời nói của nhân vật Thái y lệnh để từ đó suy nghĩ về tính cách của ông biểu hiện khi có lệnh của nhà vua.
– Gạch dưới những nét tính cách của Thái y lệnh được nêu lên trong lời nhận định trên.
– Nhận xét về sự đúng sai trong từng nét tính cách được nêu lên trong đó. Giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
– Viết lại đầy đủ và chính xác những nét tính cách của Thái y lệnh qua ứng xử của ông.
Câu 2. Cần hiểu ý của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực so sánh những vấn đề nội dung trong các văn bản, nêu lên những điểm giống nhau hoặc khác nhau, mức độ của từng nội dung vấn đề sao cho chính xác, khách quan, không thiên vị. Mặt khác, còn nhằm rèn luyện khả năng phán xét đúng, sai trước ý kiến của người khác một cách thoả đáng.
Cách tiến hành :
– Đọc kĩ lại văn bản, xem kĩ lại bài giảng truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ghi lại đầy đủ những nét phẩm chất cao đẹp trong y đức của nhân vật Thái y lệnh.
– Đọc kĩ lời thề của Hi-pô-cờ-rát và ghi lại những ý cơ bản thuộc nội dung y đức được nêu lên trong đó.
– So sánh nội dung y đức của nhân vật Thái y lệnh và nội dung y đức của Hi-pô-cờ-rát. Nêu lên những điểm chung và mức độ khác nhau giữa các nội dung đó.
– Phát biểu ý kiến về nhận định cho rằng, nội dung y đức của nhân vật Thái y lệnh cao hơn nội dung y đức trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát.
Câu 3. Cần hiểu ý nghĩa của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực chuyển hoá và lựa chọn cách diễn đạt ý tứ tối ưu trong việc học văn.
– Viết lại chính xác nhan đề truyện đã được ghi trong SGK.
– Suy nghĩ và viết thêm các nhan đề khác mà vẫn đảm bảo đúng ý cốt lõi cho nhan đề. Ví dụ : Tấm lòng là gốc rễ của nghề thầy thuốc,…
– Chọn một nhan đề mà em cho là thích đáng nhất.
Câu 4. Trước hết cần hiểu ý nghĩa của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực phân tích và tống hợp trong khi học văn. Ở đây là phân tích lời thơ của Nguyễn Đình Chiểu và lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó tổng hợp và nêu lên những nét thuộc nội dung truyền thống y đức của dân tộc ta.
– Lần lượt phân tích từng văn bản trước khi tổng hợp nêu vấn đề y đức của dân tộc ta.
– Khi phân tích lời thơ của Nguyễn Đình Chiểu cần : đọc kĩ đoạn thơ ba, bốn lần. Gạch dưới những cụm từ, những câu thơ cần phân tích. Phân tích, làm rõ những ý quan trọng trong từng cụm từ, từng câu thơ đó. Tổng hợp, tìm ra những điểm chính trong nội dung y đức được Nguyễn Đình Chiểu nêu lên.
– Khi phân tích lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cần : đọc kĩ lời thư ba, bốn lần. Gạch dưới những ý cần phân tích. Phân tích, làm rõ từng ý đó. So sánh mức độ giữa các ý. Tổng hợp, tìm những điểm chính trong nội dung y đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên.
– Từ kết quả phân tích từng văn bản, tổng hợp nêu lên nội dung truyền thống y đức của dân tộc ta đã được Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh phát ngôn.
Câu 5. Cần hiểu mục đích của bài tập này là nhằm giúp các em bước đầu nhận thức được một vấn đề rất lớn trong cuộc sống là làm sao xây dựng được truyền thống gia phong, gia đạo vốn là một truyền thống vô cùng cao đẹp trong đạo lí làm người của dân tộc ta xưa.
– Đọc kĩ chú thích (17), trang 164, SGK và nhận xét xem địa vị xã hội của con cháu thuộc gia đình của vị Thái y lệnh là thế nào.
– Từ đó, suy rộng ra là vấn đề gia phong, gia đạo hiểu theo nghĩa là một dòng dõi gia đình có đạo đức, có văn hoá.
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 3
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 2
VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM1. Tác giảHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc.Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.
2. Tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòngÔng Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.Tóm tắtÔng Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó sứ giả đến triệu ông vào cung vua chữa bệnh cho một quí nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người dân trước, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông.Bố cụcBố cục: 3 đoạn- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “người đương thời trọng vọng”): Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân.- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “thật xứng với lòng ta mong mỏi.”): Y đức của Thái y lệnh.- Đoạn 3 (Còn lại): Hạnh phúc chân chính của bậc lương y.
Nội dung chính
Ca ngợi Thái y lệnh không những có tài chữa bệnh mà còn có tấm lòng nhân đức, đồng thời giáo dục lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ cho mỗi chúng ta.
Trả lời câu 1 (trang 164 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:
a) Vị Thái y lệnh là người thế nào? Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?
b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: “Ngài đáp: Tôi có mắc tội… tôi xin chịu tội”.
Lời giải chi tiết:
* Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh:
+ Đem hết của cải ra mua các loại thuổc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, chữa bệnh cho người nghèo khổ.
+ Không quản ngại bệnh máu mủ.
+ Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.
+ Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa bệnh cho nhà vua, dù có lệnh vua gọi.
a) Thái y lệnh là người hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu. Trong những hành động của ông, điều làm người đọc cảm phục nhất là Thái y nhận lời đi chữa bệnh cho người dân thường rồi mới đi chữa bệnh cho vua.
b) Lời đốì đáp của vị Thái y với quan trung sứ: “Tôi có tội, tôi xin chịu tội” vừa khiêm nhường vừa thấm thía lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuốc.
Trả lời câu 2 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
– Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không những hết tức giận mà còn ca ngợi Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua có lòng nhân đức.
Trả lời câu 3 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu; cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi. Vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.
Trả lời câu 4 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (tr. 44).
Cả hai văn bản đều biểu dương y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước quyền lực của xã hội thông qua hai tình huống gần giống nhau.
– Tuy nhiên, so văn bản thứ nhất với văn bản thứ hai thì ở văn bản thứ nhất nội dung y đức được kể lại phong phú, sâu sắc hơn, cụ thể:
+ Với vị Thái y lệnh người họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước và sau đó của ông, trong khi với Tuệ Tĩnh, chỉ kể chuyện xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời đi chữa bệnh.
+ Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gắt hơn so với Tuệ Tĩnh vì đây là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền lực tối cao có liên quan đến đạo làm tôi, đến tính mệnh của mình. Còn ở trường hợp Tuệ Tĩnh, mới chỉ là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền thế của một vị quý tộc, thấp hơn vua nhiều.
+ Cuộc đụng độ trực tiếp giữa Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn cuộc đụng độ giữa Tuệ Tĩnh với con nhà quý tộc.
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.
– Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương là giỏi nghề nghiệp, có lòng nhân đức.
– Nội dung trên giống với nội dung lời thề Hi-pô-cờ-rát (không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo) ở chỗ: đều đề cao y đức lên trên hết, trước hết đối với tất cả những ai trong nghề chữa bệnh cứu người.
Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm (y: chữa bệnh, thầy thuốc; thiện: giỏi, tốt, lành; dụng: dùng, đem dùng; tâm: lòng, tấm lòng). Có sách dịch nhạn đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa.
Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 2
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 1
I. Đôi nét về tác giả: Hồ Nguyên Trừng- Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly- Hồ Nguyên Trừng từng hăng hái tham gia chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt, đem về Trung Quốc- Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh đến chức Thượng thư- Ông qua đời trên đất Trung QuốcII. Đôi nét về tác phẩm: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng1. Xuất xứ
Văn bản trích từ thiên thứ 8, trong tập “Nam Ông mộng lục”. Tác phẩm được sáng tác trong thời gian ông ở Trung Quốc
2. Tóm tắtÔng Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó sứ giả đến triệu ông vào cung vua chữa bệnh cho một quí nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người dân trước, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông.3. Bố cục (3 phần)- Phần 1 (từ đầu đến “người đương thời trọng vọng”): Giới thiệu về vị Thái y lệnh Phạm Bân- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng ta mong mỏi”): Phạm Bân kháng lệnh để cứu người nguy cấp trước- Phần 3 (còn lại): Hạnh phúc chân chính của lương y họ Phạm4. Giá trị nội dungTruyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân5. Giá trị nghệ thuật- Cốt truyện đơn giản- Tình huống gay cấn, giàu kịch tính
– Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, sắc sảo, hàm súc
Câu 1 (trang 164 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Các chi tiết nói về Thái y lệnh:
+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ
+ Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.
+ Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.
+ Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y
→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng
b, Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh:
– Biết bản thân là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói “tôi có mắc tội”
– Qủa cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”
– Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.
→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân
Câu 2 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:
+ Từ trách giận sang mừng rỡ
+ Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta”
→ Trần Anh Vương sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.
Câu 3 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những bài học về người làm nghề y:
– Thương yêu, giúp đỡ người bệnh
– Có tấm lòng bao dung, rộng lượng.
– Coi trọng con người, tính mạng con người.
– Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào
Câu 4 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:
– Thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.
– Người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.
– Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:
– Có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh
– Giỏi về nghề nghiệp
→ Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém.
Bài 2 (trang 119 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
– Nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y.
– Đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.
Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.
Bài soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” số 1
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên chúng mình.
Đăng bởi: Bảo Bảo