Nhiễm nấm da chân xảy ra ở móng chân có thể trở nên nặng hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể dừng ngay việc này xảy ra bằng cách giữ đôi giày sạch sẽ. Hãy chắc chắn rằng bạn đang mang đúng size giày trước khi thực hiện các bước xử lý nấm mốc trong đôi giày của bạn. Với một đôi giày không vừa vặn, rủi ro gây ra nấm da chân sẽ rất cao, đồng thời, việc này cũng làm móng chân của bạn yếu hơn, gây thêm nhiều đau đớn cho bạn.
Nấm da chân tồn tại ở khắp mọi nơi. Mặt khác, chúng cần nơi tối, ấm và có độ ẩm cao để phát triển. Vì thế, chúng thường sinh sôi nhanh chóng ở những nơi như bên trong giày. Đây là một vấn đề khá phổ biến, đặc biệt xảy ra với các vận động viên vì họ luôn đổ mồ hôi chân nhiều. Mặc dù việc này rất dễ gặp ở những người phải liên tục đối mặt với đôi giày liên tục bị ẩm ướt như các vận động viên, nhưng cũng có nhiều lý do khác dẫn đến sự lan rộng của nấm da chân.
Bài hướng dẫn dưới đây nói đến 6 cách hiệu quả để xử lý nấm mốc trong giày. Bạn có thể làm theo những phương pháp này mỗi ngày nếu có thể, hoặc không, làm việc này 2 lần trên mỗi tuần. Thông qua bài hướng dẫn của chúng tôi, bạn sẽ ngăn ngừa bệnh nấm da chân tái phát, và giữ cho bản thân một đôi chân hoàn mỹ cũng như giúp bạn tự tin hơn trong mọi việc.
Cần có:
Nội dung các bước
Làm thế nào để xử lý nấm mốc trong giày của bạn?
Giày bị mốc làm thế nào để xử lý
Bước 1 – Làm khô bề mặt bên trong giày
Hãy giữ đôi giày của bạn được khô thoáng dưới ánh nắng mặt trời sau một ngày dài để tránh gây ra bệnh nấm da chân. Bởi ánh nắng có thể giúp bạn diệt được nhiều loại vi khuẩn đang sinh sôi trong giày. Dù bạn đã hoặc đang sử dụng những biện pháp điều trị cho bệnh nấm chân thì việc phơi giày dưới mặt trời cũng có thể cải thiện căn bệnh này.
Nếu thời tiết không thuận lợi cho phương pháp này, thì làm khô chúng ở một ở nơi thoáng mát, có gió và ngăn chặn được sự phát triển của nấm mốc. Bạn có thể cho giày nhận ánh nắng trực tiếp ngoài sân hoặc ở nơi có bóng mát với nhiều luồng gió thoang thoảng. Khi làm theo cách này hằng ngày, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn và cũng không tốn quá nhiều thời gian.
Bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản này trước khi bắt đầu các quá trình trị liệu chuyên sâu. Phương pháp này loại bỏ toàn bộ hơi ẩm, giữ giày luôn khô ráo, đồng thời, phá hủy môi trường sống của nấm mốc. Bạn có thể xem bước này như một dạng việc vặt trong lúc bạn đang làm những thứ khác trong ngày.
Bạn cũng có thể kết hợp cách phơi khô này với việc sử dụng tất chống mốc ẩm. Lớp tất này tạo nên một màng ngăn, hút hầu hết hơi ẩm từ mồ hôi bàn chân và ngăn không cho phần bên trong giày bị ẩm. Do đó, giày của bạn sẽ giữ ít hơi ẩm hơn. Ngoài ra, khi làm khô vào ban đêm cũng sẽ có hiệu quả khá cao trong việc ngăn chặn nấm mốc.
Bước 2 – Sử dụng xịt khử mùi, nước hoa giày
Lưu ý rằng, khi bạn không sở hữu sản phẩm chuyên dùng cho diệt nấm chân, hãy dùng những dung dịch khử trùng có hiệu quả tương tự như bình xịt của hãng Dettol hoặc hãng Lysol cũng có thể cho cùng một kết quả.
Bạn có đang tự hỏi làm thế nào để diệt nấm trong giày bằng cách dùng chất khử trùng không? Bạn không cần phải lo, vì chất khử trùng rất dễ sử dụng. Bạn có thể cho loại dung dịch này vào một chiếc bình xịt có kích cỡ nhỏ để dễ mang theo bên mình. Đây là một trong những cách xử lý nấm mốc một cách nhanh gọn và dễ dàng. Tuy nhiên, phải cẩn thận tuyệt đối khi sử dụng những dung dịch khử trùng, bởi nhiều loại có đi kèm với chất tẩy trắng, việc này có thể gây hư hỏng đến chất liệu đôi giày của bạn. Vì thế, trước khi dùng phương pháp này với những sản phẩm không chuyên dụng, hãy tìm hiểu lời khuyên từ chuyên gia để giữ cho đôi giày không bị mất màu, mất đi giá trị vốn có.
Bước 3 – Dùng phấn rôm để chống giày bị mốc
Vài loại phấn rôm chuyên dùng cho giày có thể ngăn chặn bệnh nấm chân. Mặc dù những sản phẩm này được chủ yếu quảng cáo rộng rãi cho các vận động viên, nhưng chúng cũng mang lại khả năng hiệu quả đến với mọi người. Vậy làm thế nào để xử lý nấm mốc trong giày bằng phấn rôm chuyên dụng? Bạn không cần phải làm gì nhiều, chỉ cần rắc một lượng nhỏ phấn rôm vào trong giày mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi tối. Phấn có khả năng hút ẩm và giữ cho giày bạn luôn khô thoáng trong khi diệt nấm mốc. Hãy loại bỏ phấn còn thừa vào sáng hôm sau trước khi mang lại giày.
Bước 4 – Luân phiên mang giày khác nhau
Nếu chỉ làm theo các bước để xử lý nấm mốc bên trong giày thì vẫn chưa đủ, khi bạn mang cùng một đôi giày trong nhiều ngày. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn đầu tư thêm một đôi giày khác và thay luân phiên với đôi giày còn lại mỗi ngày. Việc này giúp giày có thể khô hoàn toàn trước khi bạn mang chúng lại. Nấm chân chủ yếu phát triển ở những đôi giày bí, hơi ẩm, không thông thoáng. Thế nên thay vì mang giày với vải từ chất liệu tổng hợp, hãy thử với đôi giày thoáng khí, vải thoáng khí.
Bước 5 – Luôn giặt tất và mang tất khô
Mang đi mang lại một đôi tất sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển dễ dàng. Mặc dù tất có thể hút ẩm tốt và giữ giày khô ráo nhưng với việc mang cùng một đôi tất mỗi ngày chỉ làm mọi vấn đề trở nên tệ hơn. Nếu bạn đang mắc phải bệnh nấm da chân thì bạn càng phải để ý về vấn đề này. Bạn nên ngâm với chất khử trùng trước khi đem chúng đi giặt sạch. Để giữ vệ sinh một cách tốt nhất, nhiều lời khuyên cho rằng đặt tất ở những nơi mát mẻ và khô thoáng. Một số người có thói quen nhét tất vào trong giày sau khi sử dụng, việc này nên hạn chế nghiêm ngặt hơn. Bạn có thể treo tất ở một nơi khô thoáng, thay vì nhét vào trong giày. Một số loại tất làm từ vải cotton, sợi dệt hay sợi tre mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giữ vệ sinh cho bàn chân.
Bước 6 – Giấm là một cách xử lý nấm mốc hiệu quả
Bên cạnh những phương pháp trên, sử dụng giấm cũng là một phương pháp dễ thực hiện để ngăn chặn nấm. Giấm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn do nó có tính axit. Vậy làm thế nào để xử lý nấm mốc trong giày bằng giấm? Thật ra, bạn có thể hòa một ít giấm với nước, đổ vào bình xịt. Sau khi cởi giày, bạn có thể xịt hỗn hợp này vào bên trong giày để diệt nấm và đồng thời giảm bớt mùi hôi khó chịu.
Kết luận
Đăng bởi: Hùng Nguyễn Thái