Bích câu đạo quán là một di tích của đạo giáo Việt Nam, thờ chân nhân đắc đạo thành tiên.
Tranh vẽ Bích Câu Hội Quán xưa
Bích câu đạo quán là một di tích của đạo giáo Việt Nam, thờ chân nhân đắc đạo thành tiên. Nơi đây còn gắn liền với mối duyên kỳ ngộ giữa nàng tiên Giáng kiều và chàng trai họ Trần nơi hạ giới, gửi gắm ước mơ người và tiên hòa hợp của dân gian. Hiện, dấu tích của Bích Câu đạo quán chỉ còn lại chùa An Quốc Tự, đình Tú Uyên, tọa lạc tại số 14 phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bích Câu đạo quán
Bích câu đạo quán được xây dựng từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 đời vua Lê Thánh Tôn. Tương truyền, chân nhân Tú Uyên thuở nhỏ sống trong cảnh hàn vi nhưng rất hay chữ. Bố mẹ mất sớm, chân nhân họ Trần ra gò Kim Quy trên ngòi nước xanh (Bích Câu) dựng lều tu, học. Một hôm đi xem hội chùa Ngọc Hồ (còn gọi là chùa Bà Ngô nay thuộc phường Quốc Tử Giám, Hà Nội), chàng trai nhặt được chiếc lá đỏ dưới cây mẫu đơn, trên đề 4 câu thơ:
“Liễu biếc đào hồng tiết tháng ba.Xe loan hạ cánh cửa thiềnCầu Lam chật ních người như kiến
Ai biết thần tiên trước mặt ta”.
Chàng đang say sưa nghiền ngẫm bài thơ thì nhác thấy một thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời lướt qua cổng chùa, vội vàng gấp bài thơ lại và rảo bước theo nhưng đến đầu đình Quảng Văn thì cô gái biến mất. Tú Uyên ngơ ngẩn ra về, mất ăn, mất ngủ. Mấy hôm sau anh đến đền Bạch Mã khấn vái, cầu mộng và được thần bảo cho biết cứ đi ra chợ Cầu Đông (hàng Đường) có thể gặp được người trong mộng, nếu không thấy thì trên đường về gặp gì đầu tiên thì mua nấy. Đợi đến qúa nửa ngày, Tú Uyên chỉ thấy một cụ già bán tranh tố nữ. Xem tranh, thì thấy cô gái trong tranh giống hệt nàng tiên hôm nọ ở Ngọc Hồ, chàng liền mua về, treo ngay cạnh bàn học của mình, ngày đêm ngắm nghía. Ăn cơm, uống nước, Tú Uyên đều sắp ra hai đôi bát đũa, hai chén và mời mọc, trò chuyện với người trong tranh y như người thực. Một hôm về muộn, đã thấy trên bàn có mâm cơm bày biện sẵn cho mình rồi. Vài lần như vậy, chàng họ Trần bí mật rình xem thì thấy một nàng tiên xinh đẹp dịu hiền trong tranh bước ra. Nàng nhẹ nhàng dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị làm cơm cho chân nhân. Tú Uyên từ chỗ nấp vội xuất hiện, nàng tiên không biến đi được nữa đành thú thực mình là tiên nữ Giáng Kiều, vốn có tiền duyên với chàng nên xuống trần cùng nhau kết nghĩa. Từ đó, Giáng kiều ở lại sống với Tú Uyên, hai vợ chồng sống rất hạnh phúc.
Chùa An Quốc
Được ít lâu, Tú Uyên sinh ra lười nhác chỉ rượu chè, bài bạc bỏ cả học hành. Giáng Kiều khuyên can không được, lại bị gắt gỏng, nên tức giận bỏ về trời. Tú Uyên sống một mình hiu quạnh, buồn bã toan tự tử thì Giáng Kiều lại xuất hiện khuyên can chồng chú tâm học nghề thuốc cứu người. Tú Uyên nghe lời vợ học hành thành đạt, ông đã cứu chữa cho người dân quanh vùng. Một lần nước Nam bị giặc ngoại xâm, đất nước đứng trước cảnh binh đao máu chảy. May nhờ có tài, trị khỏi bệnh cho tướng giặc Trà Toàn nên giặc đã rút quân, đất nước bình yên. Nhờ công lao này , vua Lê Thánh Tôn về sau đã phong tặng “An quốc chân nhân” cho cụ Tú Uyên. Về sau vợ chồng Tú Uyên – Giáng Kiều sinh hạ được một người con trai là Trân nhân. Vào một ngày trời đẹp, hai vợ chồng từ bỏ cõi trần, cùng nhau cưỡi hạc bay về tiên giới để lại Trân nhân tiếp nối công đức ở trần gian.
Tam quan Bích Câu đạo quán nhìn từ phố Bích Câu
Để tưởng nhớ mối duyên tiên và công lao của cụ Tú Uyên, 7 dòng họ làng An Trạch huyện Vĩnh Thuận tại phía Tây Nam ngoại thành cổ Hà Nội (nay thuộc phường Quốc Tử Giám) đã xây dựng cụm di tích Bích câu đạo quán để thờ tự. Hàng năm, nhân dân ở đây mở hội tế vào ngày 4/2, ngày thành đạo của tiên ông, ngày 3/6 kỷ niệm ngày ngày chân nhân bay về trời, và 12/8 là ngày sinh của tiên ông. Đàn ông đến dự lễ tế đều phải mặc áo thụng xanh, đội mũ thư sinh, đi hia xanh. Thiện nam tín nữ trong vùng rất thành tâm và trân trọng lễ hội.
Mặt tiền Bích Câu Đạo quán cũng từng bị lấn chiếm
Đăng bởi: Hồng Như