Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Không chỉ là chốn tĩnh lặng, giúp con người cân bằng tâm hồn giữa chốn phồn hoa đô hội, chùa chiền còn là nơi lưu giữ những dấu tích đặc sắc về kiến trúc, văn hóa, lịch sử…
Chùa Vạn Đức
Chùa Vạn Đức tọa lạc số 502 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM. Chùa do hòa thượng Thích Trí Tịnh đời thứ 41 dòng thiền Lâm Tế Gia Phố, hiện là Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, khai sơn năm 1954.Chùa Vạn Đức là ngôi chùa có tòa chánh điện cao nhất hiện nay, 43,5 m, nhìn từ xa trông giống như một ngọn tháp chín tầng và hai tháp nhỏ năm tầng, bên trong có hai tầng chính. Tầng trên của chùa là nội điện thờ tượng Phật Thích Ca và Tam Thế Phật, xung quanh có 4 lớp lan can giống như những tầng mây trắng và mỗi vì sao là những ô cửa gió có hình chữ “Phật”.Ngoài ra, chùa còn có bức phù điêu cội bồ đề được đắp bằng xi – măng trên vách, xung quanh có tạc hình các vị thần Hộ pháp… Chùa Vạn Đức là một trong những công trình kiến trúc tâm linh có quy mô lớn. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại.
Chùa Vạn Đức
Chùa Xá Lợi
Chùa tọa lạc tại 89 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP. HCM.Chùa do Hội Phật học Việt Nam (thành lập 1950) đứng ra xây cất với sự đóng góp của Chi hội và Tỉnh hội 21 tỉnh miền Nam. Chùa có kiến trúc theo lối mới, xây lầu, trên là bái đường, dưới là giảng đường, cảnh quan đẹp và tháp chuông cao nhất Việt Nam. Tháp gồm 7 tầng, cao 32 m, được khánh thành năm 1961 và đặc biệt tầng cao nhất có treo một địa hồng chuông nặng 2 tấn.Ngoài ra, chùa cũng khá nổi tiếng với những dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo.
Đặc biệt, ở trên cao, ngay trước tượng Phật là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Phật, đặt trong một bảo tháp nhỏ bằng bạc để trong một ô khám làm theo hình lá bồ đề. Viên ngọc này do ngài Narada Mahathera, chủ tọa chùa Vajirarama ở Srilanka dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam.
Chùa Xá Lợi
Chùa Nam thiên đệ nhất trụ
Chùa Nam thiên đệ nhất trụ – còn được gọi là chùa Một Cột ở miền Nam, do hòa thượng Thích Trí Dũng xây dựng vào năm 1958 và hoàn tất vào năm 1977. Nằm ở 100 Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP. HCM.Nam Thiên Nhất trụ được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc. Cách bố trí, thờ phụng cho đến những đường nét hoa văn tinh xảo của chùa đều mang kiến trúc và kiểu dáng chùa Diên Hựu đời nhà Lý thế kỉ XI nhưng thấp và nhỏ hơn.Nhìn từ cổng tam quan, Nam Thiên Nhất Trụ được dựng giữa lòng hồ Long Nhãn, với hoa sen dập dìu trên sóng nước, vừa tạo nét gần gũi tinh khiết, vừa tạo không gian thanh tịnh. Dưới lòng hồ vừa có cá chép vừa có rùa sinh sống, tô điểm thêm cho mặt hồ là những nụ hoa sen hồng với diện tích mặt hồ khoảng hơn 600 m2.
Chùa được xây dựng với mục đích vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng, đồng thời, cũng là nơi thỏa lòng thương nhớ của những người con xứ Bắc xa quê. Hơn nữa, đến đây bạn còn có thể chiêm ngưỡng tượng Đức Địa Tạng nặng 61 kg được đúc bằng kim loại quý.
Chùa Nam thiên đệ nhất trụ
Chùa Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc Tự ở 244 đường 3/2, phường 12, quận 10, TP. HCM, tọa lạc trong 1 khuôn viên thanh tịnh với những tán cây đại thụ tỏa bóng mát quanh năm. Chùa là 1 trong những công trình kiến trúc đẹp và nhiều ý nghĩa lịch sử. Được xây dựng 1964, chùa có ngôi tháp 7 tầng, mỗi tầng có 1 pho tượng Phật khác nhau và 3.712 m2 khuôn viên.Bên ngoài là cổng Tam quan, cạnh cổng là 2 bức tượng Phật Thích Ca với hai tư thế khác nhau. Tiếp theo là tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn và tượng Quan Âm Bồ Tát đứng trên tòa sen, chính điện thờ Phật thích Ca và Phật Di Lặc, chùa còn có đại hồng chung nặng 800 kg…
Hằng năm, Việt Nam Quốc Tự thu hút khá đông tăng ni phật tử và du khách gần đến viếng thăm, nhất là vào những ngày lễ.
Chùa Việt Nam Quốc Tự
Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm nằm ở 118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. HCM. Chùa còn được gọi là chùa Cẩm Sơn, chùa Sơn Can hay Cẩm Đệm. Đây là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở TP. HCM, từ năm 1744 và tồn tại cho đến ngày nay. Kiến trúc chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam, gồm 98 cột chống đỡ, bên trong bài trí 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau.Chùa cũng chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo như hoành phi, câu đối, bàn thờ, đồ thờ cổ… Nét đặc biệt của chùa là đã sử dụng gần 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc theo 2 mặt tường của Tây đường, điện Phật, tháp Tổ, nóc mái…Và được trung tâm sách kỉ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam.
Chùa Giác Lâm
Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long nằm trên 1 ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9. Tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan.Chùa được thành lập năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của hòa thượng Thích Viên Minh, trụ trì. Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn – tạo cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo.Đặc biệt, chùa Bửu Long có Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 m2, cao 70 m. Đây là 1 kiến trúc vừa hoành tráng, hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvarnabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này.
Chùa Bửu Long
Chùa Vĩnh Ngiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP. HCM.Chùa được khởi công vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu.Ngôi chùa có 1 tầng lầu và 1 tầng trệt. Tầng trệt có 2 phần: phần ngoài, dưới sân thượng, cao 3,2 m; phần trong, dưới Phật điện cao 4,2 m.Tầng trệt được chia là nhà thờ tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp học, phòng học, phòng tăng… Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TP. HCM. Chùa có tháp đá cao và công phu nhất Việt Nam với 7 tầng, cao 14 m được khánh thành năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá, hoa văn công phu, họa tiết điêu khắc phủ kín… theo phong cách văn hóa của đời Lý – Trần.
Bên cạnh đó, con đường phí trước chùa cũng từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.
Chùa Vĩnh Ngiêm
Phật giáo là một tư tưởng triết học lớn, đến với Phật là đến với những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả, tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Chính vì vậy, chúng ta phải siêng năng đến Chùa nghe các bài giảng giải, thuyết pháp, thì dù có việc khó khăn thì cũng sẽ vượt qua được vì tâm mình được bình an thì mình sẽ vượt qua. Ở trên là chúng mình những ngôi chùa đẹp cũng là những ngôi chùa lớn, chúng ta nên tìm hiểu và đến đó ít nhất 1 lần nhé!
Đăng bởi: Hà Dược