Trong các môn thể thao đối kháng, đòi hỏi người chơi vận động với cường độ và tốc độ cao thì chấn thương là điều rất khó tránh khỏi. Bóng đá là bộ môn tiêu biểu trong số đó. Bản chất của bóng đá là một bộ môn yêu cầu thể lực tốt, kỹ năng cao, cạnh tranh và va chạm trực tiếp, cộng với cường độ vận động cao. Do đó mỗi người chơi bóng đá cần có hiểu biết cơ bản về những chấn thương thường gặp trong bóng đá. Điều này giúp bạn có cách phòng tránh, hoặc xử lý đúng phương pháp khi gặp phải chấn thương. Sau đây, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về các chấn thương thường gặp trong bóng đá và cách phòng tránh.
Viêm gân gót chân Achilles
Gân Achilles là gân lớn nhất trong cơ thể, kéo dài từ bắp chân đến gót chân.
Viêm gân Achilles (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm gân Achilles có thể dẫn đến tăng nguy cơ đứt gân Achilles.
Khi bị tổn thương gân Achilles, chúng ta sẽ cảm thấy đau phần dưới của bắp chân vào mỗi sáng.Đặc biệt khi thực hiện động tác đứng bằng mũi chân, chúng ta sẽ càng thấy đau hơn vì lúc này gân gót bị kéo căng nhất.
Trường hợp gân bị đứt, bạn sẽ cảm thấy rất đau, thậm chí nghe cả tiếng rắc. Sau đó là hiện tượng phù nề và tấy đỏ ở vùng gót chân.
Nguyên nhân gây ra viêm gót Achilles:
Gân gót chân là nơi chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể và chịu nhiều tác động trong các hoạt động hàng ngày cho tới vận động thể thao, vì thế cũng dễ bị tổn thương hơn các gân khác trên cơ thể.
Nguyên tắc điều trị:
Theo đó, tùy theo mức độ bệnh và đối tượng mắc bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị viêm gân gót chân là chăm sóc tại nhà, biện pháp bảo toàn, vật lý trị liệu, dùng thuốc hay phẫu thuật.
Chăm sóc tại nhà
Thuốc
Thông thường, thuốc điều trị chỉ hỗ trợ giảm đau, tăng tốc độ hồi phục viêm gân gót chân. Điều quan trọng vẫn là tạo điều kiện nghỉ ngơi, chăm sóc tốt nhất để gân viêm bị tổn thương có thể tự phục hồi.
Vật lý trị liệu
Phẫu thuật
Đa số các trường hợp viêm gân gót chân đều không quá nghiêm trọng và có thể tự phục hồi bằng các phương pháp điều trị trên. Tuy nhiên ở vận động viên thể thao hoặc những người bị tổn thương nghiêm trọng, để lấy lại chức năng vận động như ban đầu, phẫu thuật can thiệp sẽ được xem xét.
Phẫu thuật sẽ thực hiện căn chỉnh vị trí gân tổn thương, nối liền nếu gân bị rách, đứt. Tuy nhiên cần thời gian dài hơn sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần nằm viện theo dõi, nghỉ ngơi lâu hơn.
Cách phòng tránh
Để tránh được tổn thương gót Achilles, các bạn cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về vận động:
Viêm gân gót chân Achilles
Chấn thương gân kheo
Chấn thương gân kheo là khái niệm biểu thị tình trạng 1 hoặc nhiều cơ vùng đùi sau căng cơ quá mức hay thậm chí là bị rách. Đây là loại chấn thương khá phổ biến trong nhiều hoạt động có liên quan đến chạy nhảy hoặc cũng có thể xảy ra nếu bạn căng cơ quá mức do hoạt động nào đó.
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này được chia làm 3 cấp độ:
Chấn thương gân kheo có những biểu hiện rất rõ ràng, bao gồm:
Nguyên nhân gây chấn thương cơ gân kheo:
Những cơ này giúp bạn có thể duỗi thẳng chân ra sau cơ thể và uốn cong đầu gối. Khi bất kỳ cơ nào trong số này căng ra quá giới hạn trong quá trình hoạt động thể chất, có thể dẫn đến chấn thương.
Các yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương gân kheo:
Cách xử lí chấn thương viêm gân kheo và phòng tránh
Hầu hết các chấn thương gân kheo ở mức độ nhẹ đến bình thường đều có thể tự khỏi nếu như bạn chăm sóc đúng cách.
Cách giảm nguy cơ chấn thương:
Chấn thương gân kheo
Bong gân
Bong gân Bong gân là do sự giãn dây chằng quá mức và một số sợi dây có thể đã bị gãy, không còn giữ vai trò liên kết với các khớp xương lại với nhau. Bong gân khiến cho người chúng ta có cảm giác đau và quan sát bằng mắt thường có thể thấy chân bị sưng vù lên, mức độ sưng tùy vào vùng bị tác động mạnh. Bong gân thường xảy ra ở khác khớp cổ chân, khớp cổ tay, khớp ngón tay và khớp gối.
Các dấu hiệu khi bị bong gân:
Nguyên nhân gây ra bong gân thường là do vận động mạnh, va chạm mạnh, hoặc vận động sai khớp.
Hiện tượng này xảy ra khi các cầu thủ thực hiện các pha rượt đuổi đổi hướng đột ngột hoặc các pha xoay người. Lúc này, các bắp chân, dây chằng co giãn và chùng lại một cách đột ngột. Và tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng các dây chằng bị đứt hoặc rách, gây đau nhức các khớp.
Cách xử lí chấn thương bong gân:
Quy tắc khi sơ cứu bong gân được xử lý theo phương pháp R.I.C.E. Trong đó:
Cách phòng tránh:
Bong gân
Căng cơ
Căng cơ là hiện tượng cơ bắp bị kéo giãn gây mỏi cơ, thậm chí gây nên rách từng sợi hoặc rách hoàn toàn bó cơ. Căng cơ sẽ kéo cơ bắp ra khỏi vị trí cố định.
Những vùng thường xảy ra căng cơ đó là: lưng dưới, cổ, vai, đùi, bắp chân.
Nguyên nhân căng cơ chủ yếu là do vận động quá sức, không có thời gian nghỉ, ép cơ bắp làm việc quá chức năng của nó. Căng cơ còn xảy ra khi chúng ta làm việc, vận động sai tư thế và thường xuyên lặp đi lặp lại hành động đó.
Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng, yếu, khó hoặc không thể sử dụng cơ.
Cách xử lý chấn thương căng cơ:
Căn cơ xuất phát từ nguyên nhân cơ bị ép làm việc quá sức. Do đó để phòng tránh căng cơ cũng khá đơn giản.
Căng cơ
Gãy xương
Chấn thương ảm ánh nhất với một cuộc đời cầu thủ là gãy xương (fracture). Bởi vì loại chấn thương này khiến họ có thể phải từ giã sân cỏ nếu không được điều trị đúng cách. Theo số liệu sống kê, tình trạng gãy xương chiếm khoảng 25% chấn thương nghiêm trọng của bóng đá.
Các vùng dễ chấn thương nhất gồm: ngón tay, chân, cổ tay… Gãy xương chia làm hai loại là gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn.
Đối với những người chơi bóng đá, gãy xương thường xảy ra sau những pha va chạm mạnh, hoặc sau những tình huống tiếp đất sai kỹ thuật.
Sau khi bị gãy xương, người bệnh có cảm giác đau, tê buốt vùng chấn thương và khu vực chấn thương bị biến dạng. Khu vực chấn thương xuất hiện vết bầm tím, phù nề và đau. Đặc biệt khi cố gắng vận động hoặc bị tác động, vết thương sẽ càng đau. Xương mất đi chức năng vốn có.Trong trường hợp gãy xương hở, xương đâm xuyên qua cơ và nhô ra bên ngoài da, gây chảy máu bên trong.
Cách xử lý khi bị gãy xương:
Để lành xương gãy cần có thời gian và phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ tuổi bệnh nhân, sức khỏe tổng thể, dinh dưỡng, lưu lượng máu đến xương và điều trị. Bên cạnh kế hoạch điều trị của bác sĩ, bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây:
Gãy xương là một chấn thương tương đối nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như là thẩm mỹ của người bị chấn thương.
Gãy xương
Lật mắt cá chân
Lật mắt cá chân (hay bong gân cổ chân) là một trong những chấn thương thể thao phổ biến và thường gặp trong môn bóng đá. Nếu chỉ bị nhẹ thì sẽ gây đau đớn và đi lại khó khăn trong khoảng 2 đến 3 tuần, nhưng nếu bị nặng hơn sẽ để lại cho bạn di chứng rất nặng về sau và có thể gây thương tật.
Khi bàn chân bị cong sang hai bên, các dây chằng sẽ làm tổn thương mắt cá ngoài do quá căng. Đau thường được cảm thấy xung quanh khớp cổ chân, cụ thể hơn là ở các dây chằng ở mắt cá chân bị thương.
Các triệu chứng bong gân mắt cá chân phổ biến bao gồm:
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ chân:
Xử lý bong gân cổ chân:
Khi bị bong gân bạn cần áp dụng một số biện pháp chữa bong gân cổ chân nói riêng, bong gân chân tay nói chung để kịp thời để giảm thiểu cơn đau.
Những điều không nên làm:
Lật mắt cá chân
Chấn thương đầu gối
Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, là một trong bốn dây chằng kết nối xương chầy với xương đùi, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương cẳng chân.
Chấn thương này xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối.
Đối với chấn thương dây chằng, bệnh nhân có thể nghe thấy một tiếng “rắc” tại vị trí chấn thương. Sau đó đầu gối sẽ sưng, bầm và gây cảm giác đau.Khớp vận động khó khăn, hoặc không thể vận động. Cảm giác khớp trở nên lỏng lẻo, chân trở nên yếu hơn khi di chuyển.
Cách chữa trị:
Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP):
So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn nên khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau.
Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.
Chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL): Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, kết nối xương cẳng chân trên (xương đùi) với xương chày.
Dây chằng chéo giữa bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên khi thực hiện một động tác sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối.
Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.
Chấn thương xương bánh chè (Hội chứng Patellofemoral):
Xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè.
Liên tục chạy trên sân bóng có thể dẫn đến chấn thương gân bánh chè. Trường hợp nhẹ thì bị giãn, nặng thì vỡ xương bánh chè hoàn toàn khớp gối.
Đây là một chấn thương khó điều trị và cần nhiều thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, phải điều trị và phục hồi chức năng cẩn thận để phục hồi chức năng của xương bánh chè. Nên đeo nẹp đầu gối để tránh loại chấn thương này.
Cách xử lý chấn thương đầu gối:
Thông thường, người bị chấn thương đầu gối khi đá bóng sẽ được đưa vào chuyên khoa cấp cứu trước tiên. Nếu chấn thương đầu gối nghiêm trọng. Bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ thăm khám và điều trị. Trong quá trình điều trị chấn thương khớp gối. Có thể có sự tham gia của các nhà vật lý trị liệu hoặc các chuyên gia phục hồi chức năng khác.
Trường hợp chấn thương nhẹ, bạn có thể chữa trị tại nhà bằng cách:
Một số cách phòng chống chấn thương đầu gối khi chơi đá bóng:
Chấn thương đầu gối khi đá bóng không phải lúc nào cũng phòng ngừa được. Tuy nhiên, áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu nguy cơ các chấn thương có thể xảy ra:
Chấn thương đầu gối
Rách sụn chêm khớp gối
Sụn chêm là một tấm sụn chắc chắn có hình chữ C nằm lót giữa hai khớp xương quyển (xương chày) và xương đùi, (bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài). Lớp sụn này hoạt động như các giảm xóc, hấp thu và truyền lực từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày, giảm sang chấn cho sụn khớp và góp phần tạo nên sự vững chắc cho khớp gối.
Các trường hợp bị rách sụn chêm:
Triệu chứng của rách sụn chêm thường là:
Rách (vỡ) sụn chêm không gây đau gối dữ dội, chỉ thấy đau tức trong gối theo một tư thế nào đó khi gối co duỗi hoặc nghiêng sang trái, phải. Đôi khi sau một chấn thương đột ngột vùng gối, đầu gối sưng và đau đến mức không thể duỗi thẳng chân ra được, đi lại trong tư thế chân lúc nào cũng phải co… Đó là dấu hiệu kẹt khớp.
Có thể nghĩ đến ngay do rách sụn chêm gây kẹt khớp, vì mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối gây nên cấn và kẹt đầu gối. Bệnh nhân đang đi có thể bị khuỵ chân và té. Triệu chứng này xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Cơ tứ đầu đùi bị teo.
Thông thường, rách sụn chêm sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua nội soi. Từ đó, dựa vào tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành những biện pháp điều trị khác nhau.
Điều trị bảo tồn không phẫu thuật:
Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phương pháp R.I.C.E:
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật:
Chăm sóc phục hồi rách sụn chêm sau phẫu thuật
Rách sụn chêm có thể được phục hồi nếu như bệnh nhân được thăm khám, điều trị và tập luyện các bài tập phục hồi chức năng theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Bên cạnh đó, cần phải tái khám định kỳ để đảm bảo biến chứng nguy hiểm không xảy ra.
Rách sụn chêm khớp gối
Trên đây là những chấn thương thường gặp trong bộ môn bóng đá. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có biện pháp phòng tránh cũng như xử lý tốt nhất, để vui chơi một cách an toàn và tránh những rủi ro đáng tiếc.
Đăng bởi: Thị Mỹ Mông