Đau thần kinh tọa biểu hiện với những cơn đau kéo dài từ vùng thắt lưng qua mông, tới cẳng chân, thậm chí là bàn chân ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng nhất về bệnh này.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường do 3 tác nhân chính: phong tà, thấp tà và hàn tà gây ra. Đó là khi cơ thể gặp vấn đề, khí huyết ngưng trệ, mạch máu bị tắt nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây ra các cơn đau nhức vùng lưng và thắt lưng.
Theo y học hiện đại, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng, chèn ép lên dây thần kinh tọa.
Cụ thể, 6 tác nhân sau có thể gây ra đau thần kinh tọa như sau:
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, thông thường các cơn đau thần kinh tọa đa phần sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.
Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.
Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.
Đau thần kinh tọa nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn: Cơn đau tăng dần, khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi. Tình trạng tiến triển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm như làm tê bì, mất cảm hoạt động của chân. Bên cạch đó, các cơ dọc đường đi của dây thần kinh tọa có khả năng bị teo, vẹo cột sống, thậm chí là tàn phế. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ tròn gây ra đại tiểu tiện mất tự chủ.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Biện pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa
Để chẩn đoán chính xác tình trạng đau dây thần kinh tọa, bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán đau thần kinh tọa lâm sàng
Bác sĩ hỏi chi tiết những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, kết hợp với một số nghiệm pháp như:
Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa cận lâm sàng
Dựa trên một số xét nghiệm dưới đây:
Biện pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân, nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.
Đau thần kinh tọa là khái niệm dùng để chỉ tình trạng đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Cơn đau thường bắt đầu từ cột sống thắt lưng sau đó lan tới đùi phần mặt ngoài và phần cẳng chân có thể lan tới mắt cá chân bên ngoài hoặc các ngón chân tùy theo vị trí tổn thương.
Bệnh lý này rất phổ biến và độ tuổi thường gặp phải tình trạng đau thần kinh tọa là từ 30 – 50 tuổi và nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này chủ yếu do bệnh lý ở đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh (khoảng 80%) gây viêm đau. Ngoài ra 1 số nguyên nhân ít gặp hơn như chấn thương, người bệnh bị viêm đĩa vị cột sống, tổn thương vùng thân cột sống… cũng có thể gây đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Đau thần kinh tọa có những triệu chứng nào?
Triệu chứng đau thần kinh tọa bao gồm:
Đau thần kinh tọa có những triệu chứng nào?
Cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Những điều sau đây có thể đóng một vai trò quan trọng góp phần giảm khả năng mắc đau thần kinh tọa:
Cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa
Điều trị đau thần kinh tọa
Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa:
Điều trị nội khoa
Điều trị thuốc
Điều trị vật lý trị liệu
Điều trị ngoại khoa
Điều trị hỗ trợ
Điều trị khác
Điều trị đau thần kinh tọa
Ai dễ bị đau thần kinh tọa?
Người mắc bệnh đau thần kinh tọa phần lớn là người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và người béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa:
Ai dễ bị đau thần kinh tọa?
Trên đây là những điều cần biết về đau thần kinh tọa. Mặc dù là bệnh rất phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống. Thay vào đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của đau dây thần kinh tọa, bạn nên thăm khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để tăng tỉ lệ hồi phục sức khỏe.
Đăng bởi: Trần Lê Thiên Hương