Bệnh đậu mùa là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ em. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân và triệu chứng như thế nào, cách điều trị và phòng tránh ra sao? Sau đây, các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Phân biệt bệnh đậu mùa với thủy đậu
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu và cho rằng hai bệnh này là một. Thực tế, đây là hai vấn đề sức khỏe hoàn toàn khác nhau với các nguyên nhân gây bệnh riêng biệt.
Điểm giống nhau giữa 2 loại bệnh:
Điểm khác nhau:

Phân biệt bệnh đậu mùa với thủy đậu

Phân biệt bệnh đậu mùa với thủy đậu
Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa
Biện pháp hiệu quả để phòng bệnh là tiêm vacxin, hiệu quả đã được minh chứng khi nó đã quét sạch bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Vacxin đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa. Vacxin được sản xuất từ một loại virus sống có cấu trúc rất tương tự với virus đậu mùa. Vacxin này không gây ra bệnh đậu mùa nhưng nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng một số người (đặc biệt là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu).
Đối với phần lớn mọi người, sự cần thiết phải tiêm chủng phòng đậu mùa phụ thuộc vào việc có đang xảy ra một đợt bùng phát bệnh hay không. Trong phần lớn trường hợp, vacxin gây ra các tác dụng phụ nhẹ như đau quanh vùng tiêm, sốt hay nhức mỏi người. Một số ít người được tiêm chủng có các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể tử vong. Do đó, vaccine chỉ cần thiết khi có đợt bùng phát dịch đậu mùa, hoặc cần thiết cho một nhóm người bị phơi nhiễm với virus.
Các nhóm người sau đây có nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng cao nhất và chỉ nên được tiêm chủng khi thực sự phơi nhiễm với virus:
Bên cạnh đó, cần thực hiện những điều sau để phòng tránh bệnh hiệu quả:

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa
Cách điều trị bệnh đậu mùa
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Do đó, các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc làm thuyên giảm các dấu hiệu bệnh đậu mùa, đồng thời hạn chế rủi ro mất nước.
Cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng, miệng. Không để mụn đậu vỡ hoặc dập nát.
Nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển nghiêm trọng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị.
Để bệnh được thuyên giảm và an toàn khi điều trị, người bệnh cần lưu ý:

Cách điều trị bệnh đậu mùa
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đậu mùa
Ngoài việc dùng thuốc uống và thuốc bôi khi mắc bệnh đậu mùa ra thì người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc hồi phục bệnh.
Người bị đậu mùa nên ăn các loại thực phẩm sau:
Người mắc đậu mùa nên kiêng gì ?

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đậu mùa

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không?
Khi nhiễm virus đậu mùa, người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc toàn thân nặng, bệnh sẽ phát ban từ dát sẩn đến phỏng nước, hóa mủ và sau đó sẽ để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh đậu mùa rất dễ gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “bệnh tối nguy hiểm”. Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).
Theo các nghiên cứu, trung bình tỷ lệ người chết do cả 2 loại virus đậu mùa gây ra rơi vào khoảng 15 – 20%. Đối với thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người mắc bệnh đậu mùa khoảng 15 – 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng thường là trong tuần thứ 2.
Đối với thể bệnh nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thường dưới 1%, nhưng các triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng, nhưng những phản ứng toàn thân của thể này thường sẽ xảy ra ít nghiêm trọng hơn. Nhưng thật may mắn là từ năm 1978 đến nay, bệnh đậu mùa đã không còn xuất hiện và tỷ lệ quay trở lại rất thấp.
Vậy khi bị bệnh đậu mùa bị rồi có bị lại không?
Trong một số trường hợp, người đã mắc bệnh đậu mùa trước đây, nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.
Các biến chứng:

Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không?
Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa do một loại siêu vi mang tên Variola virus gây ra (gồm hai biến thể: Variola major và Variola minor). Đậu mùa có tên gọi tiếng Latinh là variola hay variola vera, trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là “có nốt”, hoặc varus, nghĩa là “mụn nhọt”.
Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng rộp những vết sần chứa nước.
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhờ vào sự phát triển y tế toàn cầu, căn bệnh chết người này đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, các kế hoạch luôn được dự trù để đối phó với virus đậu mùa.
VirusVariola major độc hại hơn, gây ra sự phát ban rộng hơn và sốt cao hơn, tỉ lệ tử vong cao tới 30-35%. Loại Variola minor ít gặp, gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân. Thêm vào đó, còn có một dạng gọi lại variola sine eruptione (đậu mùa gây phát ban) thường được bắt gặp ở những người đã được tiêm chủng. Dạng này gây ra sốt sau thời kỳ ủ bệnh và chỉ có thể được xác nhận bằng nghiên cứu kháng thể, hay ít gặp hơn, bằng cách cách ly virus.

Bệnh đậu mùa là gì?
Cách chẩn đoán bệnh đậu mùa
Theo định nghĩa y học, đậu mùa là loại bệnh đi kèm với sốt cấp tính trên 38,3 độ C, cùng với các vết ban có đặc điểm cứng, mụn nước hoặc mụn mủ ăn sâu xuất hiện vào cùng thời kỳ phát triển mà không có nguyên nhân rõ ràng. Nếu có trường hợp bệnh được nhận thấy, bệnh sẽ được xác nhận thông qua các kiểm tra phòng thí nghiệm.
Xét từ quan sát kính hiển vi, virus đậu mùa sản sinh các thể vùi mang tế bào chất điển hình, trong đó quan trọng nhất là thể Guarnieri, và là vị trí để virus sinh sản. Thể Guarnieri trông giống đốm màu hồng, có thể dễ dàng nhận diện qua làm sinh thiết da cùng hermatoxylin và eosin. Thể này được tìm thấy ở tất cả các bệnh nhiễm virus đậu mùa nhưng sự vắng mặt thể Guarnieri không thể được xem là loại trừ bệnh đậu mùa.
Chẩn đoán nhiễm virus orthopoxvirus cũng có thể được thực hiện nhanh chóng bằng xét nghiệm qua kính hiển vi điện tử đối với dịch mủ hoặc vảy. Tất cả orthopoxvirus đều có hình viên gạch đặc trưng khi nhìn qua kính hiển vi điện tử.
Xác định bệnh bằng thí nghiệm đối với virus variola bao gồm việc nuôi cấy virus trong màng chorioallantoic (một phần của phôi gà) và kiểm tra các mụn bọc thương tổn dưới những điều kiện nhiệt độ xác định.
Chủng virus có thể được đặc trưng bởi phân tích phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và hạn chế mảnh chiều dài đa hình (RFLP). Kiểm tra huyết thanh và xét nghiệm miễn dịch liên kết enzym (ELISA), để đo miễn dịch glubulin virus đậu mùa cụ thể và kháng nguyên cũng đã được phát triển để hỗ trợ trong việc chẩn đoán nhiễm bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh đậu mùa

Cách chẩn đoán bệnh đậu mùa
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa
.Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Variola thuộc chi Orthopoxvirus. Hai dạng đậu mùa cơ bản gây bệnh ở người là variola major và variola minor có kích thước tới 300 micromet. Ở môi trường thời tiết khô hanh, virus sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4 – 200 độ C và có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Còn với môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu oxy, chúng sống được một năm.
Chu kỳ sống của các virus thuộc họ Poxviridae khá phức tạp vì có nhiều dạng gây truyền nhiễm, với cơ chế xâm nhập tế bào đa dạng. Virus họ này là duy nhất trong số các virus có DNA vì chúng không tái tạo trong nhân tế bào, mà là ở tế bào chất. Để tái tạo, các virus sản sinh ra nhiều loại protein đặc trưng mà các virus DNA khác không tạo ra được, trong đó protein quan trọng nhất là RNA polymer hóa dựa trên DNA của virus.
Đường lây
Các đối tượng dễ mắc bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát vấn đề này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa
Bệnh sẽ không có rõ ràng ở giai đoạn đầu vì virus sẽ phát triển âm thầm trong cơ thể ở giai đoạn này. Sau đó người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: sốt, khó chịu trong người, đau đầu, người mệt mỏi, đau lưng dữ dội, có thể có tình trạng buồn nôn.
Người mắc bệnh đậu mùa sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:
Thời gian ủ bệnh
Giai đoạn này kéo dài từ 12 đến 13 ngày (ngắn nhất là 5 ngày, lâu nhất là 15 ngày) với các triệu chứng nhẹ.
Thời kỳ khởi phát
Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ lui bệnh
Khi các mụn đậu mọc được 20 ngày nó sẽ bong dần để lại sẹo lõm màu nâu và sau vài tháng sẽ chuyển màu trắng bóng, sâu nhất sẽ ở mặt, mũi, trán và sẹo này sẽ tồn tại suốt đời.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh đậu mùa nguy hiểm trong lịch sử. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn trang bị những biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước căn bệnh này.
Đăng bởi: Dưa Muối