Bạn đang xem bài viết 9 nguyên nhân từ người dùng khiến camera quan sát bị hack, theo dõi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Camera an ninh bị hack là một trong các vấn đề đáng lo ngại của nhiều gia đình. Lý do sự việc này xảy ra không chỉ đến từ lỗ hổng bảo mật của camera mà còn đến từ phía người sử dụng. Để phòng tránh điều đó, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 9 nguyên nhân đến từ người dùng khiến camera quan sát bị tấn công.
Những nguy hiểm có thể xảy ra khi camera của bạn bị hack
Camera an ninh, đúng như cái tên của nó – được sử dụng chủ yếu để kiểm soát an ninh, ghi lại hình ảnh ở những nơi khó có thể để mắt tới. Tuy nhiên, vì sự chủ quan, thiếu kiến thức sử dụng của người dùng nên dễ dàng bị kẻ xấu can thiệp vào hệ thống smart camera như camera Xiaomi mà bản thân không hề hay biết.
Từ đó, hacker có thể xâm phạm cuộc sống riêng tư của bạn và thậm chí sử dụng những thông tin này với mục đích xấu. Trong một số trường hợp hacker sẽ lưu giữ lại những hình ảnh, video nhạy cảm trong chính ngôi nhà của bạn rồi phát tán rộng rãi trên mạng Internet hoặc tống tiền nạn nhân.
Ngoài ra, khi camera của bạn bị hack sẽ tạo điều kiện cho kẻ gian lợi dụng để đột nhập vào nhà dễ dàng hơn. Hệ quả từ những điều trên thật sự vô cùng khó lường.
Những nguyên nhân chủ quan từ người dùng khiến camera bị hack
1. Không thay đổi mật khẩu mặc định
Đây là sai lầm “chết người” mà nhiều gia đình mắc phải. Trong trường hợp sử dụng camera an ninh có thể truy cập từ xa, khi để nguyên mật khẩu mặc định đồng nghĩa với việc bạn đã trao quyền riêng tư vào tay kẻ xấu.
Chính vì vậy, việc đầu tiên cần làm sau khi lắp đặt camera an ninh là hãy đổi ngay một mật khẩu thật khó đoán. Bạn nên thêm các kí tự đặc biệt, viết chữ hoa và thường lẫn lộn. Ngoài ra, bạn nên đổi mật khẩu định kỳ từ 1 – 3 tháng một lần. Trên thực tế, với kiểu mật khẩu đơn giản như 123456 thì hacker chỉ mất khoảng 0,23 giây để dò ra.
2. Không giám sát thợ lắp camera
Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu, đến từ nhân viên lắp đặt camera hoặc thợ bảo trì sửa chữa. Khi họ lắp đặt hay bảo trì camera cho bạn, thì điều hiển nhiên rằng họ sẽ nắm mọi thông tin cũng như mật khẩu toàn bộ hệ thống camera an ninh của bạn.
Bạn không nên chủ quan trong việc này, ví dụ như họ có thể tráo thẻ nhớ lưu trữ dữ liệu camera hoặc sửa đổi mật khẩu chẳng hạn. Tốt nhất bạn nên kiểm tra camera kỹ lại trước và sau khi lắp đặt sửa chữa.
3. Chọn mua camera có độ bảo mật thấp
Điều này thường xuyên xảy ra đối với các camera giá rẻ, hàng trôi nổi trên thị trường, không có xuất xứ rõ ràng,… Khi bạn eo hẹp về tài chính nhưng vẫn muốn sử dụng camera an ninh, vô tình điều đó có thể sẽ để lộ các thông tin của bạn. Hãy là người tiêu dùng thông minh, đừng ham rẻ rồi nhận kết quả cay đắng nhé!
Một camera có độ bảo mật cao luôn đảm bảo tiêu chí dữ liệu truyền tải được mã hóa đầu vào và đầu cuối, có nhiều tính năng bảo mật (cấp quyền, phần quyền truy cập camera; bảo mật 2 lớp;…).
4. Không bật chế độ bảo mật 2 lớp, bảo mật OTP,… cho camera
Những chiếc camera có chế độ bảo mật 2 lớp hoặc bảo mật OTP luôn là các camera có chất lượng cao. Và tất nhiên nhà sản xuất khuyến khích bạn sử dụng chế độ đó. Khi sử dụng, số điện thoại hoặc email của bạn sẽ được đồng bộ với tài khoản camera.
Vì thế trong trường hợp khi có bất kỳ ai truy cập vào camera nhà bạn thì bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo đến số điện thoại cũng như hộp thư email mà bạn đã liên kết. từ đó người dùng có thể thay đổi mật khẩu kịp thời tránh bị lộ lọt dữ liệu.
5. Đăng nhập tài khoản camera trên thiết bị của người khác mà quên đăng xuất
Các thiết bị dùng để truy cập nên là điện thoại, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn cá nhân. Không sử dụng máy tính công cộng hay điện thoại của người khác để truy cập vào hệ thống an ninh của gia đình bạn.
6. Chia sẻ quyền xem camera cho quá nhiều người
Các chuyên gia bảo mật khuyên rằng người dùng nên hạn chế số lượng thiết bị có thể truy cập hệ thống camera an ninh chỉ từ một đến hai thiết bị. Vì nếu chia sẻ quá nhiều sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được hết các thiết bị, từ đó phát sinh vấn đề bị đánh cắp dữ liệu cá nhân mà bạn cũng không hề biết.
7. Không cập nhật firmware cho camera
Bạn cần cập nhật firmware và bản vá bảo mật cho thiết bị thường xuyên. Sự đa dạng về phương thức tấn công ngày càng lớn, do vậy chỉ cần bạn không cập nhật firmware hay các bản vá bảo mật một vài tháng cũng có thể tạo ra một lỗ hổng trong hệ thống an ninh của gia đình.
8. Lắp đặt camera ở những vị trí nhạy cảm
Camera an ninh là con dao 2 lưỡi nếu bị lắp sai chỗ. Trên thế giới, trừ trường hợp để camera an ninh trong phòng ngủ để trông coi trẻ sơ sinh, các công ty bảo mật không bao giờ khuyến khích người dùng lắp chúng ở vị trí nhạy cảm như trong phòng riêng, WC…
Có chăng cũng chỉ lắp ở hành lang, cửa nhà, các góc khuất khó quan sát. Chính vì vậy, vị trí lắp đặt camera an ninh là lưu ý số một mà bạn phải ghi nhớ.
9. Lắp đặt camera ở vị trí dễ bị tấn công
Bạn nên lắp camera ở những vị trí trên cao, khiến cho mọi người khó tiếp cận trực tiếp với camera. Nếu lắp đặt ở những vị trí dễ tiếp cận như ngoài trời thì ai cũng có thể truy cập được dữ liệu của bạn thông qua việc tráo đổi thẻ nhớ trên camera an ninh.
Từ đó kẻ tấn công sẽ biết được thói quen sinh hoạt của bạn và có thể tấn công vào nhà khi không có người.
Những dấu hiệu cho thấy camera an ninh bị hack, bị tấn công
Để nhận biết camera qua sát của mình có bị tấn công, bị hack hay chưa, bạn có thể tham khảo bài viết vô cùng hữu ích sau nhé!
- 7 dấu hiệu kiểm tra camera quan sát có bị hack, bị theo dõi?
Như vậy, Thcslytutrongst.edu.vn đã gửi đến bạn 9 nguyên nhân chủ quan từ người dùng khiến camera quan sát bị hack, theo dõi. Ngoài ra, còn mách thêm cho bạn các dấu hiệu để nhận biết camera quan sát của mình có bị tấn công, bị hack hay chưa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 nguyên nhân từ người dùng khiến camera quan sát bị hack, theo dõi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.