Bạn đang xem bài viết Giáo án Công nghệ 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Công nghệ 11 Cánh diều được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 4: Phương thức chăn nuôi theo chương trình sách giáo khoa Công nghệ chăn nuôi.
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 11 giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Công nghệ lớp 11 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Giáo án Công nghệ 11 Cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
Năng lực riêng:
- Nêu được các phương pháp chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
- Lựa chọn được phương pháp chăn nuôi phù hợp với mục đích sử dụng.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực trong việc chăn nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, kể được tên và đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh về một số phương thức chăn nuôi; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi về tên và đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên và đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về một số phương thức chăn nuôi:
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên và nêu đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát hình ảnh GV trình chiếu, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Hình 1: Phương thức chăn thả tự do.
+ Hình 2: Phương thức chăn nuôi công nghiệp.
+ Hình 3: Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
(HS nêu hiểu biết về các phương thức chăn nuôi này, GV chưa đánh giá đúng – sai).
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Phương thức chăn nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Chăn thả tự do
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nêu được khái niệm phương thức chăn thả tự do.
– Nêu được đặc điểm của phương thức chăn thả tự do.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 4.1 SHS tr.21 và trả lời câu hỏi :
– Phương thức chăn thả tự do là gì? Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn thả tự do.
– Vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta?
c, Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn thả tự do và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 4.1 SHS tr.21 để tìm hiểu về phương thức chăn thả tự do. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau: + Khái niệmphương thức chăn thả tự do. Đặc điểm của phương thức chăn thả tự do. – Lí giải vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về phương thức chăn thả tự do. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Chăn thả tự do – Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi truyền thống mà vật nuôi được đi lại tự do, tự kiếm thức ăn. – Đặc điểm: + Mức đầu tư thấp. + Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp. + Tận dụng được nguồn lao động sẵn có. + Năng suất chăn nuôi thấp. Hiệu quả kinh tế thấp. + Khó kiểm soát dịch bệnh. + Ít gây ô nhiễm môi trường. – Phương thức chăn thả tự do còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta bởi: + Phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm địa lí ở địa phương của hộ nông dân. + Phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao, cho sản phẩm thịt, trứng có vị thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng. |
Hoạt động 2. Chăn nuôi công nghiệp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nêu được khái niệm phương thức chăn nuôi công nghiệp.
– Nêu được đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Nội b. dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2, kết hợp quan sát Hình 4.2 SHS tr.21, 22 và trả lời câu hỏi: Phương thức chăn nuôi công nghiệp là gì? Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát Hình 4.2 SHS tr.21, 22 và trả lời câu hỏi: + Phương thức chăn nuôi công nghiệp là gì? + Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp. – GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình về phương thức chăn nuôi công nghiệp: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 4.2 SHS tr.21, 22 để tìm hiểu về phương thức chăn nuôi công nghiệp. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau: + Khái niệmphương thức chăn nuôi công nghiệp. + Đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về phương thức chăn nuôi công nghiệp. – GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Chăn nuôi công nghiệp – Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín. – Đặc điểm: + Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, được nuôi theo hướng chuyên dụng. + Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp. + Mức đầu tư cao. + Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại. + Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao. + Kiểm soát tốt dịch bệnh. + Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi. |
Hoạt động 3. Chăn nuôi bán công nghiệp
a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nêu được khái niệm phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
– Nêu được đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 3, kết hợp quan sát Hình 4.3 SHS tr. 22, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp là gì? Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
+ Hãy so sánh đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 SHS tr.22 và trả lời câu hỏi: + Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp là gì? + Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp. – GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình về phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: – GV chia HS thanh các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành theo bảng mẫu sau: Hãy so sánh đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát đọc thông tin mục 3 SHS tr.22 để tìm hiểu về phương thức chăn nuôi bán công nghiệp. – HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau: + Khái niệmphương thức chăn nuôi bán công nghiệp. + Đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp. – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày theo bảng mẫu về đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về phương thức chăn nuôi bán công nghiệp. – GV chốt lại nội dung bài học: Có 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta là chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp. |
3. Chăn nuôi bán công nghiệp – Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do. – Đặc điểm: + Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn… + Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có. + Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cái thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp. + Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp. – So sánh đặc đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp: Đính kèm bảng phía dưới hoạt động. |
BẢNG SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA 3 PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA
Phương thức chăn nuôi |
Đặc điểm |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Chăn thả tự do |
– Mức đầu tư thấp. – Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp. – Tận dụng được nguồn lao động sẵn có. |
– Ít gây ô nhiễm môi trường. – Phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm địa lí ở địa phương của hộ nông dân. – Phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao, cho sản phẩm thịt, trứng có vị thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng. |
– Năng suất chăn nuôi thấp. hiệu quả kinh tế thấp. – Khó kiểm soát dịch bệnh. |
Chăn nuôi công nghiệp |
– Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, được nuôi theo hướng chuyên dụng. – Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp. |
– Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại. – Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao. – Kiểm soát tốt dịch bệnh. |
– Mức đầu tư cao. – Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. – Khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi. |
Chăn nuôi bán công nghiệp |
– Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn… – Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có. |
– Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cái thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp. – Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp. |
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn về phương thức chăn nuôi để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm vào Phiếu bài tập.
Sản phẩm: HS chọn được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS trả lời trong vòng 5 phút.
Trường THPT:………… Lớp:………………………… PHIẾU BÀI TẬP BÀI 4: PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI Thời gian: 5 phút Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi có đặc điểm: A. Tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam với mức đầu tư thấp. B. Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp. C. Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với sân vườn để vận nuôi vận động, kiếm thức ăn. D. Năng suất chăn nuôi thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Câu 2. Chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta vì: A. Phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm địa lí ở địa phương của hộ nông dân. B. Phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao. C. Hợp thị hiếu người tiêu dùng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Phương thức chăn nuôi khó kiểm soát dịch bệnh là: A. Chăn nuôi bán công nghiệp. B. Chăn nuôi công nghiệp. C. Chăn thả tự do. D. Chăn nuôi bán công nghiệp và chăn thả tự do. Câu 4. Hình ảnh dưới đây nói đến phương thức chăn nuôi nào? A. Chăn thả tự do. B. Chăn nuôi công nghiệp. C. Chăn nuôi bán công nghiệp. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của phương pháp chăn nuôi công nghiệp? A. Sử dụng thức ăn do con người cung cấp B. Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại. C. Mức đầu tư thấp. D. Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao. Câu 6. Phương thức chăn nuôi với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín là: A. Chăn thả tự do. B. Chăn nuôi bán công nghiệp. C. Chăn nuôi công nghiệp. D. Chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Câu 7. Phương thức chăn nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là: A. Chăn nuôi công nghiệp. B. Chăn nuôi bán công nghiệp. C. Chăn thả tự do. D. Cả A, B, C đều đúng. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thức tế về phương thức chăn nuôi để hoàn thành nhanh Phiếu bài tập.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV thu Phiếu bài tập và mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
C |
D |
C |
B |
C |
C |
A |
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
– GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em.
Nội dung: GV hướng dẫn HS đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em.
Sản phẩm: HS trình bày phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân: Hãy đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em.
– GV hướng dẫn HS: Trình bày phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em theo gợi sau:
+ Tên vật nuôi, tên phương thức chăn nuôi.
+ Đặc điểm phương thức chăn nuôi đối với vật nuôi đó.
+ Ưu điểm, nhược điểm của phương thức chăn nuôi đối với vật nuôi đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế về phương thức chăn nuôi để thực hiện nhiệm vụ.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học: Các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
– Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.
– Làm bài tập Bài 4 – Sách bài tập Công nghệ chăn nuôi 11.
– Đọc và tìm hiểu trước bài Ôn tập Chủ đề 1 – Giới thiệu chung về chăn nuôi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Công nghệ 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.