Bạn đang xem bài viết 20 chân lý cuộc sống không phải ai cũng hiểu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong cuộc sống luôn tồn tại những chân lý mà không phải ai cũng hiểu hết được. Khi tìm thấy những chân lý cuộc sống này, bạn sẽ có thể sống hợp an nhàn và yên vui hơn. Chân lý cuộc sống có thể bắt nguồn từ những thứ nhỏ bé hằng ngày. Mà đôi lúc đến ta cũng chẳng để ý bận tâm. Mọi thức thật ra vốn rất đơn giản, nhưng con người lại thường thích làm phức tạp hóa mọi chuyện. Chân lý cũng đơn giản lắm, cái cốt yếu là bạn có thể nhìn rõ được bản chất bên trong của nó hay không. Hãy cũng Wikicachlam tham khảo 20 chân lý cuộc sống này nhé!
20 chân lý cuộc sống không phải ai cũng hiểu
Chân lý cuộc sống thứ nhất: Người giàu không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
Không phải cứ người giàu về vật chất thì sẽ là người cho đi nhiều hơn. Không phải người cứ nghèo về vật chất là người cho đi ít hơn. Vì việc cho đi, là nằm ở tấm lòng. Giàu mà không có lòng, tự nhiên cho đi không nhiều. Hơn nữa, việc họ cho bạn nhiều bao nhiêu, có những gì. Vẫn không quan trọng bằng việc, họ cho đi bao nhiều phần của họ. Hãy trân trọng những ai có thể cho bạn tất cả những gì của họ. Vì những người này, chính là người đã yêu bạn bằng cả tấm lòng.
Chân lý cuộc sống thứ 2: Thành công không phải là chưa từng thất bại mà là biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
Có thể nói, chẳng có ai thành công mà chưa bao giờ nhận lãnh thất bại. Tuy nhiên, người thành công, có bản lãnh mà người thất bại không có. Đó là, họ nhìn nhận được thất bại của mình. Họ biết bản thân mình đã học được những gì sau thất bại. Họ biết lý do tại sao họ lại thất bại. Để rồi, sau khi vấp ngã, họ sẽ tiếp tục đứng lên. Và lúc này, họ sẽ đi nhanh hơn so với trước khi vấp ngã. Quả thật, câu nói “Thất bại là mẹ thành công” vốn chẳng bao giờ sai. Nhưng người thất bại có thể thành công không, lại do chính bản thân họ quyết định.
Chân lý cuộc sống thứ 3: Dũng cảm không phải là không sợ, mà là sợ nhưng vẫn làm.
Không sợ mà làm, đó là một việc rất bình thường. Vì với việc không sợ, bạn chẳng có lí do gì phải đắn đo, e ngại khi làm một vấn đề gì đó. Tuy nhiên, sợ mà vẫn làm, đó được gọi là dũng cảm. Tại sao ư? Vì bạn có sợ, tức là bạn đã nhận ra được nguy hiểm, khó khăn trong đó. Thấy gian khổ, trở ngại mà vẫn chấp nhận đương đầu, việc này mới được coi là dũng cảm đấy.
Chân lý cuộc sống thứ 4: Hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có.
Có những người, họ có tất cả những gì họ muốn. Để rồi, đến khi nhìn lại, họ lại chẳng thấy gì hạnh phúc. Có những người, gạt bỏ tất cả để thực hiện điều mình muốn, để rồi họ mất tất cả người yêu thương. Đó là những trường hợp mà dù có tất cả những điều muốn có, nhưng hạnh phúc vẫn không có. Đối với con người, những thứ gì đáng trân trọng thì phải nắm giữ được. Và quan trọng là, họ phải nhận biết rõ ràng, điều gì là quan trọng hơn, cái gì là đáng trân trọng hơn. Khi nhận ra được, người đó hẳn sẽ hạnh phúc.
Chân lý cuộc sống thứ 5: Tình yêu lớn không phải là yêu nhiều người mà là yêu một người đến hết cuộc đời.
Tình yêu là một gia vị tuyệt vời của cuộc sống. Trong tình yêu, không quan trọng là bạn đã yêu được bao nhiều người. Việc quan trọng là tình yêu của bạn được mấy phần đậm sâu, được mấy phần chân thành. Hạnh phúc lớn nhất của ta, đó chính là, tìm được một người mà mình có thể yêu đến cuối cuộc đời.
Chân lý cuộc sống thứ 6: Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến.
Con người, tuổi thọ chính là đã được vạch ra sẵn. Không sớm thì muộn, sẽ có một ngày, chúng ta phải trời xa cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, trong từng ấy thời gian, cuộc sống của ta ý nghĩa hay không, không quan trong ở chỗ ta sống được lâu bao nhiêu, ta đã lớn được mấy tuổi. Cái quan trọng là, trong từng ấy thời gian, ta đã sống như thế nào, đã công hiến cho đời ra sao?
Chân lý cuộc sống thứ 7: Trưởng thành không phải là khi ta nói về những điều lớn lao mà là khi ta hiểu được những điều nhỏ bé.
Khi ta bé, ta mơ được lớn thật nhanh, được trở thành như những người lớn khác xung quanh ta. Khi ta bé, ta muốn được rời khỏi ghế nhà trường, được đi làm thật nhanh. Nhưng, thật nghịch lý. Khi ta đã lớn, ta lại mơ một lần trở về lại tuổi thơ, được sống một cách vô lo vô nghĩ với những điều bé nhỏ trong cuộc sống. Khi ta đã lớn, ta muốn một lần quay lại ghế nhà trường, làm những việc điên khùng cũng lũ quỷ học trò. Khi bé, ta mơ thật vĩ đại. Khi lớn, ta lại muốn bé lại. Thế đấy!
Chân lý cuộc sống thứ 8: Cô đơn không phải là khi ta ở một mình mà là khi ta ở giữa đám đông nhưng vẫn cảm thấy cô độc.
Có những người, cả một đời họ, xung quanh họ có rất nhiều người, những cuộc đời ấy vẫn cô độc. Đó chính là một nỗi buồn, nỗi cô đơn lớn nhất trong cuộc sống. Họ vốn chẳng ở một mình, nhưng họ lại lạc lõng giữa dòng người xung quanh họ. Chẳng ai hiểu được họ đang muốn gì, đang cần gì. Họ không tìm được tiếng nói chung, không tìm được quan điểm chung với người xung quanh. Để rồi, dù ở đâu, làm gì, họ vẫn cảm thấy bản thân như đang ở giữa không trung, một mình và quạnh hiu.
Chân lý cuộc sống thứ 9: Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất.
Khi ở một vị trí, một môi trường thuận lợi, ta sẽ không nhìn thấy được khả năng thật sự của một ai đó. Nhưng, khi rơi vào khó khăn, nguy hiểm, những người tài năng sẽ xuất hiện. Những giá trị mà trước giờ ta chưa từng thấy sẽ được mở ra.
Chân lý cuộc sống thứ 10: Ngu ngốc nhất không phải là thất bại, mà là không dám thử.
Cuộc đời con người lắm mơ ước, hoài bão. Thế nhưng, kẻ ngu ngốc không phải là kẻ thực hiện mơ ước để rồi thất bại. Vì họ là những người dám nghĩ dám làm, dám vì mơ ước của mình mà phấn đấu. Những người đó, không bao giờ là kẻ ngốc. Có chăng, kẻ ngu ngốc chính là những người không một lần muốn thử thách bản thân.
Tổng hợp 10 chân lý cuộc đời bạn nên tự suy ngẫm:
1. Nơi lạnh lẽo nhất thế giới không phải là Bắc Cực hay Nam Cực, cũng không phải kho đông lạnh. Mà chính là nơi không có tình cảm con người.
2. Dù lo lắng nhiều như thế nào, mọi thứ cũng không có khả năng thay đổi, chúng chỉ làm cho những điều khác trở nên tối tệ hơn.
3. Lời xin lỗi quan trọng ở điểm, bạn đã tôn trọng mối quan hệ với người đó hơn cái tôi của bản thân.
4. Cười không đồng nghĩa với việc hạnh phúc. Mà cười có nghĩa là họ biết cách tìm kiếm hạnh phúc.
5. Tha thứ không phải vì người khác, mà để bản thân được thanh thản.
6. Hành động là múc đích cao trọng nhất của đời người.
7. Thời gian là viên thuốc chữa lành mọi vết thương.
8. Đừng oán trách mình khổ hơn ai, vì ở đời, ai cũng sẽ có nỗi khổ riêng.
9. “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân.” – Lão Tử
10. Yêu thương đi kèm với điều kiện. Người duy nhất yêu thương ta vô điều kiện là cha mẹ.
Hi vọng với 20 chân lý cuộc sống trên đây sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn và cảm thấy có ích. Hãy like và chia sẻ với bạn bè của mình nếu cảm thấy hay nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 20 chân lý cuộc sống không phải ai cũng hiểu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.