Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là không gian chung chở che và tái hiện biết bao nhiêu giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên khắp nước ta. Chính vì điều đó mà Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam dần dần trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không ngừng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế tìm đến. Với mong muốn hỗ trợ du khách có sự chuẩn bị chu đáo hơn trong chuyến du lịch về làng này, Wiki Cách Làm xin được chia sẻ những kinh nghiệm đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam một cách chi tiết để các bạn có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn cả về tinh thần lẫn kế hoạch trước khi xuất phát nhé!
Kinh nghiệm đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019
1.1 Giới thiệu về Làng văn hóa và thông tin về địa chỉ, giờ mở cửa, liên hệ
Địa chỉ: Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Giờ mở cửa:
Từ thứ Hai đến Chủ Nhật hàng tuần (Cả ngày Lễ, Tết trong năm)
- Buổi sáng: Từ 8 giờ đến 11giờ 30 phút
- Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút
Khu đón tiếp, thông tin, bán vé tại cổng 54 Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Liên hệ: (+84) 243.974.5288.
1.2 Thời điểm lý tưởng để đi đến Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm tại Hà Nội, vì thế nơi đây chịu ảnh hưởng rõ rệt của khí hậu đặc trưng miền Bắc với mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa. Đặc biệt, Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Như vậy, thời điểm du lịch lý tưởng cho chuyến du lịch của các bạn đó là đầu hạ và đầu thu, tức từ tháng 3 đến đầu tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 11, thời tiết lúc này ấm áp, dễ chịu, nắng không quá gắt và trời không nhiều mưa. Bên cạnh đó, mùa thu với đặc trưng của gió mùa Đông Bắc cũng là thời điểm lãng mạn để bạn đi du lịch nghỉ dưỡng và tham quan.
1.3 Bảng giá vé tham quan, vui chơi ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019
Kinh nghiệm đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam xin chia sẻ giá vé cụ thể áp dụng cho từng đối tượng khách hàng như sau:
- Người lớn: 30.000đ/lượt
- Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề: 10.000đ/lượt
- Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông : 5.000đ/lượt
- Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi Giờ mở cửa của làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
1.4 Hướng dẫn đường đi tới Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 40 km về hướng Tây, phương tiện di chuyển cũng như đường xá giao thông đều vô cùng thuận lợi cho du khách tìm đến làng du lịch này.
Di chuyển bằng xe máy và ô tô: Có 2 hướng xuất phát chính dành cho du khách
- Xuất phát từ trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 60 phút bằng xe ô tô, đi hết đại lộ Thăng Long, đi thêm 8 km và rẽ phải sẽ đến Làng.
- Xuất phát từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 70 phút bằng xe ô tô từ nút giao vành đai 3 rẽ phải, đi hết đại lộ Thăng Long, đi thêm 8 km và rẽ phải sẽ đến Làng.
Di chuyển bằng xe buýt công cộng:
Bạn sẽ đi xe buýt mã tuyến 107 (9.000đ/người/lượt) từ bến xe Kim Mã tới điểm dừng chân cuối là Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
1.5 Khách sạn và phòng nghỉ của Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Thông thường, du khách tìm đến làng du lịch văn hóa các dân tộc thường sẽ vui chơi và tham quan trong ngày rồi về. Nhưng nếu bạn muốn được ở lại qua đêm tại đây để trải nghiệm nhịp sống về đêm của ngôi làng này thì cũng có luôn những địa điểm lưu trú lý tưởng dành cho khách du lịch.
Lều trại
Hình thức lưu trú quen thuộc đâu tiên phải nói đến đó là lều trại, vừa đơn giản vừa tiện dụng. Công việc của bạn sẽ là tìm một không gian yên tĩnh, yêu thích để đặt lều cho gia đình hay nhóm bạn mình cùng nghỉ ngơi.
Homestay nhà sàn dân tộc
Những ngôi nhà sàn làm từ gỗ ấm áp sẽ chở che cho bạn qua đêm đông se se lạnh bên cạnh những bếp lửa hồng rực đang bập bùng. Trong không gian văng vẳng tiếng dế, tiếng ếch kêu vô cùng mộc mạc, thân thiện đó, bạn và những người đồng hành thân thiết của mình có thể cùng trò chuyện hay giao lưu múa hát với những cô gái Mường, Thái hay Ê Đê thướt tha, duyên dáng.
Nhà dịch vụ làng III
Đây là ngôi nhà có sức chứa hàng trăm người vô cùng rộng lớn bao gồm phòng đơn, phòng tập thể, vệ sinh khép kín, đầy đủ bình nóng lạnh, điều hòa và bồn tắm. Nơi đây hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấm cúng và thoải mái vô cùng để du khách an tâm nghỉ ngơi.
1.6 Địa điểm tham quan và hoạt động vui chơi ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
1.6.1 Địa điểm tham quan, vãn cảnh
Khu vực làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tọa lạc trên tổng diện tích 205 ha được chia thành 04 cụm làng theo những nhóm và hệ ngôn ngữ khác nhau, mỗi cụm có mỗi đặc trưng riêng mà bạn không thể bỏ lỡ, nhất là những ai yêu thích khám phá văn hóa dân tộc.
Cụm làng 1
Nơi đây là không gian văn hóa của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, hiện có các dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú đang sinh sống hàng ngày. Ngoài không gian văn hóa chợ vùng cao đậm sắc núi rừng, cụm làng này còn biểu diễn những làn điệu Then sâu lắng, các điệu múa duyên dáng từ cô gái Thái xinh đẹp hay tiếng khèn gọi bạn tình của chàng trai dân tộc Mông. Những điều đó hứa hẹn mang đến những cung bậc cảm xúc tuyệt vời không ngừng cho khách du lịch.
Cụm làng 2
Đây là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên từ những mái nhà Rông cao vút cho những ngôi nhà dài dặc trưng của chế độ mẫu hệ. Hiện tại nơi đây đang có các dân tộc Tà ôi, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê sinh sống và hoạt động mỗi ngày. Không gian trong làng được bao trùm bởi nhịp cồng tiếng chiêng làm nên bầu không khí rộn ràng nhưng không kém phần uy nghiêm nơi đại ngàn trường tồn.
Cụm làng 3
Đến cụm làng 3, du khách được nhìn ngắm 2 công trình kiến trúc đặc sắc là quần thể chùa Khmer và tháp Chăm. Ngoài hai dân tộc này, cụm làng còn có thêm dân tộc Chu Ru và Chơ Ro cũng đang hoạt động chào đón du khách mỗi ngày. Mỗi dân tộc trong đấy sẽ mang đến mỗi màu sắc khác nhau nhưng đều có thể hòa quyện lại làm nên tổng thể văn hóa Việt Nam.
Cụm làng 4
Cụm làng 4 là không gian văn hóa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Ngái và Sán Dìu hiện đang trong quá trình hoàn thiện và sắp sửa đưa vào hoạt động chính thức để phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Khu vực hàng đồ lưu niệm
Khu vực trưng bày những đồ hàng lưu niệm này đồng thời cũng là nơi cho du khách tạm nghỉ và nhâm nhi vài món nước giải khát. Những mặt hàng ở đây đa phần là hàng thủ công mỹ nghệ vô cùng xin xắn, đáng yêu như: Bút tre, móc khóa, thổ cẩm, vật dụng từ gỗ, nứa, mô hình nhà Rông,… Bạn có thể ngắm nghía chúng thỏa thích và tuyệt vời hơn là mua mang về làm quà cho người thân, bạn bè của mình ở nhà.
1.6.2 Hoạt động vui chơi giải trí
Các trò chơi dân tộc
Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc từ những trò chơi dân gian trải dài từ Bắc tới Nam như: Ném còn, đi cà kheo, tó má lẹ, chơi parahet, đi cầu khỉ,… Đấy là những hoạt động vui chơi gắn liền với đời sống sinh hoạt của các cộng đồng dân tộc nhằm thư giãn, giải trí sau những giờ lao động hăng say hoặc khi có thời gian rãnh rỗi.
Chụp ảnh, giao lưu với cộng đồng các dân tộc
Khách du lịch sẽ có dịp giao lưu đàn hát bên cạnh những cô gái Thái xinh đẹp hay chụp ảnh lưu niệm cùng những thiếu nữ đồng bào Ê Đê, Mường duyên dáng, yểu điệu đang e ấp trong bộ đồ đặc trưng của dân tộc mình. Đây chắc chắn là một trong những trải nghiệm mà bạn nhất định phải có khi đến đây.
Các loại hình dân ca truyền thống và lễ hội các dân tộc
Bên cạnh việc nhìn ngắm những bàn tay nghệ nhân khéo léo đang thoăn thoắt đôi tay để dệt, đan lát, chế tác nhạc cụ, tượng điêu khắc, du khách còn được thưởng thức những làn điệu mượt mà truyền thống của các đồng bào anh em thông qua những điệu hát then, hát dân ca, múa khèn, chơi đàn Chapi, múa chu chai,… Hơn nữa, những lễ hội độc đáo gắn liền với đời sống sản xuất của người dân cũng được tái hiện ở đây cho quý vị thưởng lãm như: Lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam); Lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum); Lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang) Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ);…
1.7 Kinh nghiệm ăn uống ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Theo kinh nghiệm đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, nơi đây không những có hệ thống nhà hàng ven hồ với sức chứa hàng trăm người một lúc mà còn có một không gian ẩm thực vô cùng đặc trưng tại các nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày, Dao, Mường, Mông, Thái,… thưởng thức một bữa cơm đậm đà trong không gian nhà sàn mộc mạc chắc chắn sẽ là kỉ niệm khó quên trong lòng bất cứ ai khi đã từng được trải nghiệm qua.
Ngoài ra, du khách cũng có thể mua một vài đặc sản nổi tiếng mang về làm quà từ đây như: Rau rừng, thịt gác bếp, rượu ngô, cà phê, đường thốt nốt;…
1.8 Một số lưu ý khi đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Có một vài lưu ý mà du khách cần cân nhắc trước khi có một chuyến du lịch tuyệt vời tại làng du lịch văn hóa độc đáo này.
- Du khách nên ưu tiên lựa chọn trang phục có chất liệu mềm, dễ thấm mồ hôi để vận động thoải mái
- Du khách nhớ mang theo ô,mũ và áo dài tay khi di chuyển tham quan.
- Du khách nên chọn những đôi giầy, dép vải mềm hoặc giầy thể thao để thuận tiện trong việc đi lại.
Trên đây là tất tần những kinh nghiệm đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hị vọng với những thông tin trên sẽ hỗ trợ thiết thực cho các bạn trong việc chuẩn bị được chu đáo và trọn vẹn hơn trước chuyến đi. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh nghiệm đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.