Bạn đang xem bài viết Trẻ sơ sinh bị khô môi: Nguyên nhân, cách điều trị khô môi cho bé tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi tuy không mấy nguy hiểm cho sức khỏe nhưng dài lâu khiến bé khó chịu và quấy khóc. Hiện tượng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi bé mà khả năng phục hồi da khác nhau. Vậy hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi do nguyên nhân nào? Cách điều trị khô môi ở trẻ ra sao? Hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu nội dung sau đây.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi khá phổ biến khi thời tiết giao mùa. Do làn da môi ở trẻ sơ sinh khá mỏng manh và nhạy cảm. Vì thế, các mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ đúng cách và hợp lý.
Thông thường, khi môi của trẻ sơ sinh bị khô sẽ kèm theo hiện tượng bị nứt và đỏ. Nếu mẹ bỉm sữa không biết cách điều trị kịp thời dễ làm bé khó chịu và quấy khóc. Hiện tượng này sẽ hết hẳn theo thời gian nếu trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cần thiết cho bé phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.
Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá chủ quan với hiện tượng khô môi này. Bởi nó có thể là dấu hiệu thông báo con yêu của bạn đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Để giúp trẻ sơ sinh có làn da môi hồng hào và ấm mịn, các mẹ cần theo dõi thường xuyên và cung cấp đầy đủ lượng sữa cho bé trong giai đoạn đầu đời.
Tham khảo thêm >>> Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô môi
– Bong da sau sinh: thường trẻ sau khi sinh vài ngày xảy ra hiện tượng bong da nhằm thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung người mẹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến môi của trẻ sơ sinh bị khô và nứt nẻ.
– Do trẻ tự mút/ liếm môi: hiện tượng này đa số trẻ điều mắc phải. Khả năng mút/ liếm ở trẻ khá mạnh và mãnh liệt. Bởi vì nước bột trên môi sẽ bị bốc hơi dẫn đến tình trạng mất nước và khô môi ở trẻ.
– Do làn da môi của trẻ nhạy cảm: Khi mẹ sử dụng những vật dụng có chất hóa học khiến làn da môi của trẻ bị di ứng. Một số vật dụng thường gây nhạy cảm cho trẻ như khăn ướt, kem dưỡng da,…
– Do thiếu dinh dưỡng: Nguồn sữa mẹ là thức ăn chính của trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất dễ gây nên bệnh lý và khô môi ở trẻ.
– Tác dụng phụ của thuốc. Nếu trẻ đang mắc phải bệnh lý như ho, sổ mũi,… sau thời gian sử dụng thuốc, trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện khô môi và nứt nẻ do tác dụng phụ của thuốc.
– Do bệnh lý gây nên khô môi ở trẻ sơ sinh. Điển hình như bệnh Kawasaki. Bệnh này khiến làn môi của trẻ khô kéo dài hàng tuần hoặc có thể lâu hơn. Tuy áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh lý này không được cải thiện. Thường bệnh này xuất hiện ở trẻ từ 0 – 5 tuổi.
– Do cơ thể trẻ sơ sinh bị thiếu nước: Mất nước ở trẻ xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do nguồn sữa mẹ không được cung cấp đầy đủ hay những ngày nóng nực bé tiết mồi hôi nhiều.
Tham khảo thêm >>> Mẹo hay trị da bé bị khô vào mùa đông
Cách điều trị trẻ sơ sinh bị khô môi
– Thường xuyên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Đối với những trẻ sơ sinh, mẹ không cần bổ sung thêm nước bởi trong sữa mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Đủ cung cấp cho cơ thể trẻ được hình thành và phát triển toàn diện về mọi mặt.
– Dùng kem dưỡng môi: Hiện tại trên thị trường có nhiều loại kem son môi dưỡng ẩm cho bé nhằm tránh hiện tượng khô môi, nứt nẻ. Bên cạnh đó, mẹ cần lựa chọn sản phẩm uy tín và chất lượng. Tránh xảy ra những hệ lụy không hay đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
– Luôn giữ ẩm tốt cho làn da môi của trẻ: Để giữ ẩm tốt cho làn da môi, mẹ có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm ở mức vừa phải để ngăn ngừa tình trạng khô môi. Bên cạnh đó, mẹ có thể thường xuyên dùng nước ấm bôi lên vùng da khô của trẻ để được giữ ẩm.
– Ngoài ra, mẹ có thể dùng dầu dừa bôi lên làn da môi nhạy cảm của trẻ. Nhằm cải thiện tình trạng khô môi, nứt nẻ khiến bé phải khó chịu, quấy khóc. Mẹ dùng ít dầu dừa thoa lên môi và massage nhẹ nhàng vùng môi. Việc làm này lặp đi lặp lại vài lần trong ngày khiến làn da môi của trẻ sơ sinh được cải thiện.
Cách phòng ngừa khô môi cho trẻ
– Thường xuyên cho trẻ sơ sinh uống sữa mẹ. Bởi sữa mẹ sẽ cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bé. Tránh tình trạng khô môi và đau rát ở trẻ sơ sinh.
– Mẹ cần tăng độ ẩm cho con giúp làn da môi của con yêu luôn hồng hào và ấm mịn. Dùng máy phun sương làm mát hay tăng độ ẩm không khí trong phòng để tránh bé mất nước.
– Ngoài ra, mẹ có thể dùng kem dưỡng môi cho bé. Hiện tại trên thị trường có bán nhiều loại kem dưỡng ẩm da môi cho bé với hương vị khác nhau. Mẹ nên chọn nơi bán uy tín và chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bé.
– Đặc biệt, những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Không vì khô môi mà mẹ tự tiện cho bé uống nước quá sớm. Cần tìm hiểu và làm theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm >>> Làm gì khi da bé bị dị ứng với thời tiết
Cùng tìm hiểu nguyên nhân & cách điều trị trẻ sơ sinh bị khô môi. Đây là thắc mắc đang được nhiều người quan tâm và theo dõi hiện nay. Hi vọng thông qua những thông tin bên trên sẽ giúp các mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn về hiện tượng khô môi ở trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng để tạo ra nguồn sữa mẹ dồi dào và đảm bảo chất lượng. Bởi đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chính và dược phẩm chất lượng cho trẻ sơ sinh phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ sơ sinh bị khô môi: Nguyên nhân, cách điều trị khô môi cho bé tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.