Bạn đang xem bài viết Trẻ bị bỏng dạ (thủy đậu) – những điều mẹ cần biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi trẻ bị bỏng dạ (thủy đậu) mẹ phải làm sao? Để biết rõ hơn về bệnh này cũng như cách điều trị, phòng tránh cho trẻ, bạn hãy dành vài phút tìm hiểu những thông tin mà wikicachlam chia sẻ dưới đây nhé.
I. Bỏng dạ là gì?
Bỏng dạ hay con gọi là thủy đậu do Virus Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra. Bệnh này thường khá giống với những bệnh ngoài da khác như Zona – thần kinh, đậu mùa hoặc bệnh tay – chân – miệng… Vì điểm chung của những loại bệnh này là đều xuất hiện nốt mủ.
Bệnh bỏng dạ khá lành tính tuy nhiên không nên vì điều này mà bạn chủ quan tới sức khỏe của trẻ.
II. Nguyên nhân dẫn đến bỏng dạ ở trẻ
Do tấn công của virus Varicella Zoster nên bệnh này phát triển khá nhanh. Bệnh có thể lây qua các giọt nước bọt khi hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc da thịt.
Những nhóm trẻ em dễ nhiễm virus này là:
- Trẻ em có sức đề kháng kém
- Trẻ chưa được tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu
- Trẻ chưa từng bị thủy đậu.
III. Biểu hiện khi trẻ bị bỏng dạ
Bệnh thường phát triển từ 7-20 ngày, trước khi xuất hiện tình trạng phát ban, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: Sốt nhẹ, ăn không ngon và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Khi tình trạng phát ban xuất hiện, nó sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Xuất hiện các nốt hồng, ửng đỏ
- Xuất hiện mụn nước và chúng càng ngày càng căng phồng ra, chứa dịch lỏng bên trong.
- Mụn nước vỡ ra, đóng vảy cứng.
Nếu bệnh nhẹ, những mụn nước này sẽ xuất hiện ít hoặc lẻ tẻ. Trường hợp nặng, bệnh lây lan ra toàn bộ cơ thể. Thông thường, sau khoảng 10 ngày bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
IV. Cách chữa bỏng dạ cho trẻ
Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc bệnh bỏng dạ cho trẻ em là:
- Cách ly trẻ để phòng tránh lây lan
- Xử lý tốt các nốt phỏng để đề phòng bội nhiễm.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị bỏng dạ:
- Cho trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng thông thoáng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Sử dụng dung dịch Xanh Methylen hoặc thuốc tím để bôi cho trẻ.
- Bổ sung dưỡng chất, cho trẻ ăn uống đầy đủ. Nếu trẻ bị ốm, có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt.
Trong trường hợp trẻ bị nôn, cứng cổ hoặc sốt, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt hơn hết là nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
V. Phòng ngừa bệnh phỏng dạ ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh phỏng dạ, bạn nên đưa trẻ đi tiêm Vacxin, khoảng 90-98% trẻ được tiêm vacxin sẽ được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh.
Những nhóm đối tượng không nên tiêm vacxin phòng chống thủy đậu:
- Những trẻ bị dị ứng thuốc neomycine
- Trẻ đang sử dụng thuốc corticoid
- Những trẻ bị hệ miễn dịch suy giảm do thuốc
- Trẻ đang bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính
Hi vọng với những thông tin về bệnh bỏng dạ hôm nay đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh bỏng dạ ở trẻ và có cách điều trị, phòng tránh bệnh kịp thời nhất. Chúc bạn thành công và đừng quên dõi theo những bài viết mới nhất tại wikicachlam bạn nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ bị bỏng dạ (thủy đậu) – những điều mẹ cần biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.