Bạn đang xem bài viết 6 công dụng của quả kiwi đối với sức khỏe và một số món ăn từ kiwi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quả kiwi không được mấy ấn tượng với lớp lông xù xì và màu nâu xám bên ngoài nhưng đây được xem là loại trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Hãy cùng chuyên mục Vào bếp của Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu 6 công dụng nổi bật từ kiwi và một số món ăn làm từ quả này ra sao nhé!
Nguồn gốc, thành phần và phân loại quả kiwi
Nguồn gốc và đặc điểm
Theo thông tin được ghi chép, kiwi có nguồn gốc từ miền Trung và miền Đông của Trung Quốc vào triều đại nhà Tống từ thế kỉ 12.
Và mãi đến thế kỉ 20, loại trái cây này mới xuất hiện lần đầu tiên tại New Zealand. Lúc này kiwi được dùng phổ biến bởi các quân nhân Anh và Mỹ đang đóng quân ở New Zealand vào Thế chiến II. Dần dần sau đó, kiwi mới được xuất khẩu sang các nước khác, đầu tiên là đến Vương quốc Anh rồi mới đến California (Hoa Kỳ) vào những năm 1960.
Quả kiwi là loại quả mọc tự nhiên ở những vùng có độ cao từ 600 – 2000 mét, có kích thước to bằng hoặc hơn quả trứng vịt, dài từ 5 – 8cm và đường kính dao động từ 4,5 – 5,5cm. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt và nhiều lông tơ, sần sùi và có thể ăn được cả vỏ.
Phần thịt bên trong có màu xanh nhạthoặc màu vàng (tùy loại kiwi) với nhiều hạt nhỏ màu đen. Dường như, loại quả này có kết cấu mềm với hương vị chua ngọt, rất độc đáo mà bạn nên nếm thử ngay nhé!
Thành phần dinh dưỡng
Quả kiwi thanh mát, chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và vitamin K, folate và potassium. Ngoài ra, còn có nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ.
Trung bình cứ 100g quả kiwi cung cấp một số dưỡng chất sau:
- Calo: 61 calo.
- Nước: 83g.
- Carbohydrate: 15g.
- Vitamin C: 93mg (cung cấp 112% DV (Daily Value) – giá trị dinh dưỡng mỗi ngày).
- Vitamin K: cung cấp 38% DV (Daily Value) – giá trị dinh dưỡng mỗi ngày.
- Vitamin E: cung cấp 10% DV (Daily Value) – giá trị dinh dưỡng mỗi ngày.
- Protein và chất béo: không đáng kể, vì chứa lượng rất nhỏ.
* Nguồn tham khảo từ: USDA FoodData Central.
Phân loại quả kiwi
Kiwi còn được gọi là dương đào, thuộc quả mọng trong chi Actinidia (Dương đào) và có nhiều loài sau:
- Loại kiwi Actinidia deliciosa: phổ biến nhất trên thị trường mà bạn thường thấy tại siêu thị.
- Loại kiwi Actinidia chinensis, tên gọi khác kiwi vàng.
- Loại kiwi Actinidia arguta, trái nhỏ và cứng.
- Loại Actinidia kolomikta, trái cứng hơn Actinidia arguta và dường như ít có giá trị thương mại.
Sáu công dụng của quả kiwi đối với sức khỏe
Kiwi là một trong những loại trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng với những công dụng nổi bật như:
Tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh ung thư ruột kết
Kiwi chứa rất nhiều vitamin C được xem là dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống stress, giúp vết thương mau lành, hấp thụ tốt chất sắt, cũng như làm giảm xuất hiện các triệu chứng của một số bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.
Cứ 2 trái kiwi có kích thước trung bình, thì có thể cung cấp khoảng 230% lượng vitamin C được khuyến nghị dùng cho một ngày (dường như gấp đôi so với cam). Hoặc mỗi ngày, bạn chỉ việc uống 1 ly nước ép kiwi là đã cung cấp vitamin C cần cho một ngày rồi đó.
Ngoài ra, kiwi còn chứa thêm một loại vitamin hiếm, có khả năng tan trong dầu là vitamin E. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, đã và đang được nghiên cứu với tác dụng chống lại bệnh ung thư. Khi cơ thể bị mất cân bằng oxy hóa, có thể làm ảnh hưởng đến DNA và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Vì thế, khi dùng kiwi thường xuyên, bạn sẽ tránh được những tổn thương DNA gây ra.
Điều trị bệnh suyễn và giảm ho
Có một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2000 cho thấy việc dùng kiwi thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể khắc phục được bệnh suyễn do hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa chứa nhiều trong loại trái cây này.
Bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu khác chứng minh rằng: trong chế độ ăn của trẻ em có từ 5 – 7 khẩu phần kiwi (hoặc các loại trái cây họ cam quýt khác) trong một tuần, thì sẽ ít bị khò khè (do đờm) hơn so với những đứa trẻ không ăn các loại trái cây này. Điều này còn có nghĩa là kiwi sẽ giúp cơ thể giảm ho.
Hỗ trợ giấc ngủ và tăng sự tập trung
Trong quả kiwi còn chứa hàm lượng serotonin rất cao, vốn là một loại hormone có chức năng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn.
Chất serotonin có tác dụng giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, điều hòa cảm xúc và kiểm soát sự thèm ăn vô cùng tốt. Thậm chí, serotonin còn có tác dụng mang lại giấc ngủ ngon và giúp tinh thần cảm thấy tỉnh táo hơn vào buổi sáng.
Tốt cho hệ tiêu hóa và đường huyết
Trái kiwi chứa nhiều chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, kiwi còn chứa thêm một loại enzyme proteolytic có tên là actinidin, hỗ trợ tốt cho việc phân giải chất đạm (protein) nên lại càng có lợi cho hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, kiwi thuộc loại trái cây không chứa chất béo nên giúp kiểm soát tốt đường huyết khi chỉ số GI của kiwi chỉ đạt 52.
Vì thế, trái cây tươi này sẽ hỗ trợ cơ thể kiểm soát tốt lượng cholesterol, duy trì sức khỏe tim mạch và điều hòa quá trình tiêu hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy cứ 2 trái kiwi thường chứa 30mg Magie, mà Magie lại rất cần thiết cho hệ thần kinh, chức năng của các cơ bắp, kiểm soát tốt huyết áp và chống lại nguy cơ bị loãng xương, đột quỵ, sỏi thận.
Tốt cho mắt
Bệnh thoái hóa điểm vàng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thị lực yếu. Và kiwi được xem là loại trái cây có thể giúp bảo vệ đôi mắt của bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: cứ ăn 3 phần kiwi mỗi ngày có thể làm giảm đi 36% nguy cơ bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, vì kiwi chứa hàm lượng của zeolipin và lutein cao.
Theo một số nghiên cứu khác, lutein (một loại carotenoid) có thể giúp đôi mắt ngăn chặn tình trạng mù lòa có liên quan đến lão hóa. Đồng thời, chất này còn bảo vệ mắt tránh khỏi sự phá hủy của nhiều loại gốc tự do (nguyên nhân gây ra ung thư) khác nhau.
Giảm đông máu
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Oslo thì khi ăn 2 – 3 trái kiwi mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể tình trạng nguy cơ đông máu và cũng làm giảm đi lượng chất béo trong máu, giống như bạn dùng thuốc aspirin để cải thiện sức khỏe tim mạch vậy.
Một số món ăn từ kiwi
Tùy theo sở thích mà bạn có thể làm ra nhiều món ngon từ trái kiwi này, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ gợi ý ngay cho bạn một số món sau đây:
Mứt kiwi
Kiwi được dùng để làm mứt, là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ và cũng là món dễ chiêu đãi khách đến chơi nhà.
Sinh tố kiwi
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể làm ngay ly sinh tố kiwi nguyên chất, hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác như sữa chua để trở thành đồ uống bổ dưỡng hằng ngày.
Nước ép kiwi
Nếu không thích uống sinh tố thì bạn có thể dùng máy ép trái cây để làm ra nước ép kiwi, dễ uống cho những ai yêu thích vị chua chua ngọt ngọt nhưng không đặc sệt giống như sinh tố.
Soda kiwi
Soda kiwi sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn sau khi ăn no và cũng là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe với những ai có triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.
Kem kiwi
Kiwi cũng là một nguyên liệu trái cây tươi, thơm ngon dùng để làm kem. Nếu bạn thích kem và yêu vị chua ngọt, thì hãy thử loại kem kiwi ra sao nhé!
Một số món ăn khác từ kiwi
Ngoài việc ăn trực tiếp và làm đồ uống giải khát, thì bạn có thể sử dụng kiwi cho một số món ăn khai vị như, salad trái cây kiwi, dùng kiwi và dâu để làm bánh,…
Hy vọng, Thcslytutrongst.edu.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 6 công dụng nổi bật của trái kiwi đối với sức khỏe người dùng ra sao rồi đấy!
*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ: Sức khỏe & Đời sống và Hellobacsi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 công dụng của quả kiwi đối với sức khỏe và một số món ăn từ kiwi tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.