Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Chiều tối (39 Mẫu) Mở bài Chiều tối của Hồ Chí Minh tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mở bài Chiều tối của Hồ Chí Minh sẽ hướng dẫn các em học sinh lớp 11 những cách viết mở bài hay từ lí luận văn học, trực tiếp đến gián tiếp. Qua đó giúp cho bài phân tích Chiều tối, cảm nhận Chiều tối, phân tích 2 câu đầu Chiều tối ngày một hay hơn.
Chiều tối là một trong những bài thơ xuất sắc nhất được trích từ tập Nhật kí trong tù. Bài thơ không chỉ thành công trong việc tái hiện chân dung người chiến sĩ cách mạng với tinh thần lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào cách mạng mà còn thể hiện được tài năng nghệ thuật xuất chúng của Hồ Chí Minh. Vậy sau đây là 39 mở bài Chiều tối hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11.
Mở bài Chiều tối của Hồ Chí Minh
- Mở bài Chiều tối học sinh giỏi
- Mở bài phân tích bài thơ Chiều tối
- Mở bài cảm nhận bài thơ Chiều tối
- Mở bài phân tích 2 câu đầu bài thơ Chiều tối
- Mở bài phân tích 2 câu cuối bài thơ Chiều tối
- Mở bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
- Mở bài chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối
- Mở bài vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong Chiều tối
Mở bài Chiều tối học sinh giỏi
Mở bài mẫu 1
“Nhật ký trong tù” chưa bao giờ ngơi đi sức cuốn hút đối với độc giả, nó không chỉ nằm ở nội dung nhiều tầng nghĩa sâu rộng mà còn ở chất thơ trữ tình và lãng mạn được kết hợp rất hòa quyện, thông minh vừa hay vừa gần mà vừa lạ. Trong đó bài thơ “Chiều tối” chính là một điểm nhấn toát lên vẻ đẹp trong phong cách riêng của Bác mà Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định: “từ tư tưởng đến hình tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai”. Có thể cái tên là chiều tối, nhân vật trữ tình là một người tù được khắc họa thông qua bức tranh thiên nhiên nhưng sâu trong đó là rực rỡ ngọn lửa của lẽ sống đẹp, “thân thể trong lao, tinh thần ngoài lao” luôn đạp lên nỗi sợ hãi, sự khắc nghiệt của hoàn cảnh mà sống, một tinh thần thép, cái đầu lạnh hiện lên trong Bác – người chiến sĩ Cách Mạng vĩ đại.
Mở bài mẫu 2
Xuyên qua khoảng không của những trang sử hùng hồn máu lửa, lướt qua những mảng màu sắc hỗn độn bộn bề của cõi hư thực, ta càng yêu thêm biết mấy chất thép trong thơ Bác Hồ. Chất thép của lí tưởng cộng sản, lí tưởng cách mạng,chất thép của một người anh hùng bừng sáng lên với nghị lực phi thường, với một tinh thần lạc quan sáng ngời trong từng câu chữ. Chất thép ấy bay bổng trong những hồn thơ đôn hậu bừng sáng lên giữa màn đêm tăm tối của chốn ngục tù thuở ấy.”Chiều tối “ ra đời mang theo cả tâm hồn Người đến với đồng bào,nhân dân thắp sáng ngọn lửa hồng ấm nóng tình.
Mở bài mẫu 3
Trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, giữa tâm hồn của người chiến sĩ và thi sĩ luôn luôn được thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc và thấm thía qua nhiều thi phẩm. Nhưng tiêu biểu và độc đáo nhất có lẽ vẫn là ở tứ thơ Chiều tối, đây là bài thơ có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù, là một phần quan trọng trong bức tranh chân dung tự họa của Hồ Chí Minh, thể được cái tinh thần lạc quan, luôn hướng về sự sống dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào khắc nghiệt đi chăng nữa.
Mở bài mẫu 4
Không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Hồ Chí Minh còn là một trong những nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong đó tập thơ “Nhật ký trong tù”, nó được đánh giá như một viên ngọc quý của nền văn thơ Việt Nam. Đặc biệt nhất là bài thơ “Chiều tối”được Bác sáng tác trên đường đi đày từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo.
Mở bài mẫu 5
Dòng chảy thời gian chảy xiết qua mọi nẻo đường thơ ca, cuốn lấy đi biết bao những tinh túy đã dần hao mòn, chỉ còn để lại những quên lãng sẽ đi vào dĩ vãng. Thế nhưng, “ Chiều tối “ mang tên Bác sẽ sống mãi trong từng trang sử với nét đẹp cổ điển của bức tranh buổi chiều hôm, ẩn sâu bên trong là cả tấm lòng thương yêu của Người, vẫn được thắp sáng và bừng lên ánh lửa của sự sống, của tự do muôn đời.
Mở bài mẫu 6
Như một tách trà ấm nóng phảng phất hương thơm của những bông cúc nhỏ,bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà điểm tô những nét đẹp trữ tình mà cổ điển,khắc họa nỗi gian nao khổ cực thời kì kháng chiến, thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng đồng thời làm bừng sáng lên ngọn đuốc hồng của cách mạng, của niềm tin và hi vọng chiến đấu và chiến thắng.
Mở bài mẫu 7
Nói về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhận xét: “Quy luật thống nhất giữa cách mạng và thơ ca chân chính đã khiến cho Bác Hồ trong khi đào luyện mình thành một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã cùng lúc, ngoài ý muốn của Người, tự chuẩn bị cho mình những điều kiện để trở thành một nhà thơ lớn”. Đây là một tập thơ ra đời khi bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tập thơ được viết bằng chữ Hán và tiêu biểu trong đó là bài thơ Chiều tối.
Mở bài mẫu 8
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh là bài thơ thể hiện bức tranh hoàng hôn và bức tranh miêu tả người thiếu nữ lao động vô cùng tươi đẹp. Bài thơ được tác giả Hồ Chí Minh viết trong những ngày tháng bị bắt giam tại nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch khi bị áp giải chuyển từ nhà giam này tới nhà giam khác.
Mở bài mẫu 9
“Chiều tối” là bài thơ được viết trong thời điểm gần kết thúc của một chuyến chuyển lao. Bài thơ là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng – cảnh đẹp bởi nó ánh lên sự sống ấm áp của con người. Qua đó, bộc lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tấm lòng nhân hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Hay nói đúng hơn đây là một thực thể của sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Mở bài phân tích bài thơ Chiều tối
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 1
Có những con người,mang hết thảy tình yêu thương hiến dâng cho Tổ quốc,nao nao một nỗi cô đơn thăm thẳm về một chốn rừng sâu,ấy vậy mà vẫn cứ lạc quan tin về một niềm vui chiến thắng phía trước.Có một người chiến sĩ,cổ đeo gông,tay vướng xiềng lê bước trên nẻo đường hoang vu buổi chiều muộn,ánh mắt ung dung đón lấy ánh sáng hi vọng của sự sống của niềm lạc quan và của tương lai. Và người chiến sĩ ấy chính là Bác Hồ song hành với Người là bài thơ “Chiều tối” thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng và phong thái ung dung làm chủ hoàn cảnh của Người.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 2
Thầm lặng sánh bước cùng Người nơi xế chiều yên ả,đâu đó nhẹ vương những dải mây hồng, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đã đi vào thơ của Bác một cách sâu lắng nhất,ngọt ngào nhất ngay cả trong hoàn cảnh đầy nghiệt ngã trên chốn đường tù ngục.Khung cảnh thiên nhiên ấy đã đi vào “Chiều tối”, được khắc họa qua những đường nét đượm buồn mà bản lĩnh của người tù,người thi sĩ, chiến sĩ cách mạng khao khát tự do cháy bỏng và niềm tin, niềm lạc quan chiến thắng xuyên suốt cả bài thơ.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 3
“Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật” (Bêlinxki). Chủ đề của văn chương không giới hạn trong một khuôn khổ nào, các thi nhân, thi sĩ sẽ tự tìm cảm hứng cho đứa con tinh thần của mình, có thể là họ cùng cày bừa trên một mảnh đất nhưng mỗi người luôn làm người cảm nhận thơ ngạc nhiên, tò mò ở tác phẩm vì những cách rẽ hướng rất khác nhau của các thi sĩ khi cùng trên một mảnh đất khai thác, phong cách nhà văn sẽ hình thành từ đó. Văn học luôn là lăng kính phản chiếu của đời sống con người, nó là những gì nhân văn, có tính thẩm mỹ, giáo dục, có thể là ca ngợi cái đẹp nhưng cũng sẵn sàng lên án cái xấu xa, kê gọi, thức tỉnh hay xoa dịu, đồng điệu tâm hồn… Nói đến đây thì Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, một thi nhân vẹn toàn, thơ của Bác luôn có sự phản ánh rõ nét, cụ thể về tâm hồn, tư cách chủ thể của con người rất cao đẹp, giàu sức gợi lại pha giữa cổ điển và hiện đại làm nên chất thơ của riêng Người. Trong đó “Chiều tối”, một bức tranh thiên nhiên hiện lên như một lớp vỏ bao bọc để ẩn sâu bên trong là tâm hồn khao khát sống, suy tư, triết lí về cuộc đời của Bác.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 4
Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô bờ bến. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 5
“Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được viết từ 2/8/1942 đến 10/9/1943 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đày đọa khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số 133 bài thơ “Nhật ký trong tù” có một số bài ghi lại những thời khắc đáng nhớ trong ngày: Buổi sớm, Buổi trưa, Quá trưa, Chiều hôm, Chiều tối, Hoàng hôn, Nửa đêm… Mỗi bài là một nỗi niềm trong những tháng ngày “ác mộng”.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 6
Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ngoài văn chính luận, người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ Nhật ký trong tù. Tập thơ này như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 7
Bác Hồ khi xưa đã từng nói rằng: “Làm thơ ta vốn không ham/ Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây/ Ngày dài ngâm ngợi cho khuây/ Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”. Trong lời giãi bày bác vốn không ham làm thơ, nhưng khoảng thời gian trong ngục làm thơ ngâm ngợi để vơi đi nỗi buồn, đồng thời làm thơ cũng là để thể hiện ý chí sắt đá của người chiến sĩ cách mạng. Trong tập Nhật kí trong tù ta không thể không nhớ đến bài thơ Chiều tối, tác phẩm được sáng tác khi bác chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bài thơ đã làm bật lên tinh thần kiên cường của người tù cách mạng.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một người chiến sĩ quốc tế luôn mang trong mình tình yêu quê hương đất nước và khát khao giải phóng dân tộc. Cả cuộc đời Bác dành cho sự nghiệp cách mạng không chỉ vậy Bác còn là một nhà văn hóa lớn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn chương. Cảm hứng thi sĩ đến bất cứ lúc nào với người chiến sĩ cộng sản dù cho khi bị giam bắt, tù đày nhưng không thể giam cầm được tâm hồn của Người. Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm được sáng tác khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ nhưng vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người và tinh thần lạc quan, có niềm tin vào tương lai tươi sáng của Hồ Chí Minh.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 9
Theo Nhật ký trong tù, trên đường chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà ngục Thiên Bảo, Bác làm năm bài thơ mà Chiều tối là bài thứ ba trong chùm thơ đó. Như tên gọi, bài thơ là bức tranh vẽ cảnh hoàng hôn.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 10
“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh là tập thơ ghi lại cảm xúc trong chuỗi ngày bị giam hãm ở nhà lao Trung Quốc. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, người đọc nhận ra những dòng cảm xúc rất bình dị, đời thường. “Mộ” là một bài thơ như vậy, tái diễn lại một khoảnh khắc khi sắp kết thúc một ngày, là chiều tối.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 11
Chiều tối” là bài thơ ra đời trong khoảng thời gian đầu khi bác ở trong tù. Cũng trong thời gian đầu ấy, đã có nhiều bài thơ Bác ghi lại ảnh “trên đường”chuyển lao (“Năm mươi ba cây số một ngày/Áo mũ dầm mưa rách hết ngày”). Mới đến nhà lao Thiên Bảo) và bài này cũng nằm trong mạch các bài thơ “Đi đường”ấy. Bài thơ thể hiện một phong cách nghệ thuật nhất quán là sự thống nhất trong đa dạng của tập “Nhật kí trong tù”.Đó chính là sự vận động của hình tượng thơ, trong thơ Bác bao giờ cũng từ bóng tối hướng ra ánh sáng, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui. Điều này cũng được thể hiện rõ trong bài thơ “Chiều tối “.
Mở bài phân tích Chiều tối – Mẫu 12
Nguyễn Ái Quốc không chỉ là một nhà văn hóa, một anh hùng dân tộc lỗi lạc mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách và sâu sắc về tư tưởng. Trong đó bài thơ “Mộ” là một ví dụ. Bài thơ “Mộ” (“Chiều tối”) của Nguyễn Ái Quốc thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.
Mở bài cảm nhận bài thơ Chiều tối
Mở bài cảm nhận Chiều tối – Mẫu 1
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch – hình ảnh của dân tộc có nói đại ý: Hồ Chủ tịch là Người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người đi làm cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.
Mở bài cảm nhận Chiều tối – Mẫu 2
Chiều tối là một trong những bài thơ tức cảnh sinh tình tính giản nhất mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong Nhật ký trong tù. Thơ của Bác thường là vậy, thoạt nhìn xem tưởng không có gì sáng tạo, vẫn chỉ là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong lối đường thi.
Mở bài cảm nhận Chiều tối – Mẫu 3
Một tác phẩm hay là tác phẩm hàm chứa giá trị tư tưởng sâu sắc. Ở đó, ta không chỉ thấy được tài năng của người viết mà còn chứa đựng cả một tâm hồn, một cốt cách của thi nhân. Bài thơ Chiều tối là một bài thơ như thế, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, một nhà thơ của dân tộc mang một tình cảm lớn lao với Tổ Quốc đã viết nên những vần thơ chạm vào đáy hồn nhân thế. Mà có lẽ, bài thơ còn giá trị cho đến tận mãi về sau.
Mở bài phân tích 2 câu đầu bài thơ Chiều tối
Mở bài phân tích 2 câu đầu Chiều tối – Mẫu 1
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, là nhà chính trị tài ba, là nhà văn hóa của nhân loại. Bác để lại rất nhiều tác phẩm đặc sắc, nổi bật trong số đó là bài thơ “chiều tối” trang tập thơ “Ngục trung nhật ký”. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên cuộc sống con người và qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống ánh sáng. Thật vậy, hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và tâm hồn, ý chí nghị lực của Người.
Mở bài phân tích 2 câu đầu Chiều tối – Mẫu 2
Mùa thu năm 1942, Nguyễn Ái Quốc bị bắt khi vừa đặt chân lên đất Trung Quốc bắt đầu những ngày tháng đày ải lao khổ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không hề bị xét xử, không hề luận tội, Bác bị chuyển đi hết nhà lao này đến nhà lao khác chỉ với mục đích đày đọa.
Mở bài phân tích 2 câu cuối bài thơ Chiều tối
Mở bài phân tích 2 câu cuối Chiều tối – Mẫu 1
Nguyễn Ái Quốc không chỉ là một nhà văn hóa, một anh hùng dân tộc lỗi lạc mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách và sâu sắc về tư tưởng. Trong đó bài thơ “Mộ” là một ví dụ. Bài thơ “Mộ” (“Chiều tối”) của Nguyễn Ái Quốc thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc. Đặc biệt thể hiện qua 2 câu thơ cuối.
Mở bài phân tích 2 câu cuối Chiều tối – Mẫu 2
Nhật kí trong tù tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn tha thiết yêu con người, đất nước bao nhiêu thì cũng thiết tha yêu thiên nhiên cuộc sống bấy nhiêu. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc lòng nhà thơ – người tù bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là cảnh hoàng hôn, hai câu sau là cảnh sinh hoạt.
Mở bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
Mở bài mẫu 1
Chiều tối bài thơ thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. Chính sự kết hợp tài hoa ấy đã đem lại sự thành công cho tác phẩm. Vẻ đẹp cổ điển là vẻ đẹp có sự tiếp nối tinh hoa của văn học trung đại về cấu tứ, thi pháp, thi liệu. Vẻ đẹp hiện đại là những sáng tạo độc đáo mà chỉ văn học hiện đại mới có. Sự kết hợp này không hề khó, nhưng để tạo nên tính hay, cái đặc sắc thì lại không hề đơn giản. Vậy nhưng bằng ngòi bút tinh tế, bằng tâm hồn rất đỗi thi sĩ, tài hoa Hồ Chí Minh đã có sự phối hợp một cách tài tình chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ này.
Mở bài mẫu 2
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài “Chiều tối” với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.
Mở bài mẫu 3
Thế nào là cổ điển? Chữ “cổ điển” ở đây được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là từ chỉ những tác phẩm văn học đã được thử thách qua thời gian, được công nhận như mẫu mực, cổ điển là những yếu tố/ tác phẩm nghệ thuật đã đạt tới sự hoàn thiện cao về mặt thẩm mỹ. Thứ hai, cổ điển là một tính từ chỉ lối viết, cách thể hiện đã trở thành một truyền thống văn học. Như vậy, phạm trù cổ điển thuyết minh cho tính ổn định, bền vững, tính gần gũi quen thuộc, giúp ta hiểu thêm sự gặp gỡ, đồng điệu giữa những tâm hồn và sự uyên bác của một nhân cách văn hoá.
Mở bài mẫu 4
“Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh có đóng góp rất lớn vào thành tựu của văn học Việt Nam. Những vần thơ được Bác viết chan chứa tình thần dân tộc, lòng yêu đất nước hoà quyện với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động. Như Tố Hữu cũng đã từng viết:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Chiều tối là một trong những bài thơ xuất sắc nhất được trích từ tập Nhật kí trong tù. Bài thơ không chỉ thành công trong việc tái hiện chân dung người chiến sĩ cách mạng với tinh thần lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào cách mạng mà còn thể hiện được tài năng nghệ thuật xuất chúng của Hồ Chí Minh khi kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại trong cùng một bài thơ, mang đến một “hơi thở” mới cho thơ ca Việt Nam.
Mở bài mẫu 5
Tuy văn chương không phải là sự nghiệp chính của cuộc đời nhưng với di sản thơ ca phong phú để lại cho đương thời và hậu thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa lớn không chỉ của Việt Nam mà của toàn nhân loại. Rất nhiều bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn Đường luật, trong đó sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ Người. Điều đó thể hiện rõ nét qua nhiều bài thơ, tiêu biểu là bài “Mộ” – “Chiều tối” rút từ tập “Nhật ký trong tù”, tập thơ sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị giam cầm tại nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu 1943.
Mở bài mẫu 6
Tập Nhật kí trong tù được sáng tác trong quãng thời gian đặc biệt nhạy cảm đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đó là thời điểm người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Vì vậy, trong tập nhật ký, có nhiều bài nói về chuyện đi đường, cảnh chuyển lao, khi sáng sớm, lúc chiều tối, khi đi thuyền, khi đi bộ… trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bài thơ giải tù cũng làm ngời lên vẻ đẹp thơ Bác và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Bài thơ Chiều tối thuộc trong số những bài thơ nói trên nhưng có một vẻ đẹp riêng. Đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, lạc quan và nhân hậu. Bài thơ cũng thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh mà nổi bật là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
Mở bài chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối
Mở bài chất thép và chất tình trong Chiều tối – Mẫu 1
Đọc tập “Ngục trung nhật ký”, Hoàng Trung Thông viết:
“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Thật vậy, “Ngục trung nhật ký” (NTNK) đã làm toát lên bức chân dung của một người tù tự do, một người tù mà không một nhà tù nào, một gông xiềng nào giam hãm được. Vì vậy, đọc thơ Bác, người yêu thơ vẫn nhận thấy bất cứ bài thơ nào, câu thơ nào cũng thấm đậm chất thép. Thép trong thơ Bác uyển chuyển, tinh vi, linh hoạt. Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất chất thép trong thơ Người đó là bài “Chiều tối (Mộ)”.
Mở bài chất thép và chất tình trong Chiều tối – Mẫu 2
Đúng là trong bài “Đọc thơ Bác”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã từng cảm nhận:
“Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình”.
Vậy thì theo Hoàng Trung Thông, thơ Hồ Chí Minh có thể được cô đọng lại trong hai chữ: “thép” và “tình”. Trong Chiều tối, cái chất tình và chất thép ấy thể hiện như thế nào?
Mở bài chất thép và chất tình trong Chiều tối – Mẫu 3
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Đất nước Việt Nam rất tự hào về Bác Hồ bởi Người chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn mang đậm chất tình và chất thép giống như Hoàng Trung Thông đã từng viết:
“Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình”.
(Đọc thơ Bác)
Mở bài vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong Chiều tối
Mở bài mẫu 1
Trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Chiều tối” đã thể hiện được nổi bật và sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của tác giả. Đây là bài thơ số 31 trên tổng số 134 bài của “Nhật kí trong tù”, là một trong năm bài thơ được Người sáng tác trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo. Qua bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ đã được khắc họa rõ nét qua cách cảm nhận về thiên nhiên, cũng như ý nghĩa của toàn bộ bài thơ.
Mở bài mẫu 2
Nhắc đến thơ Hồ Chí Minh có lẽ ta sẽ nghĩ ngay đến những vần thơ đầy trăng của Bác nhưng đọc “Chiều tối” mới thấy, Bác không chỉ viết hay về những buổi đêm ngập tràn ánh trăng mà, dưới tư cách là một nhà thơ, Bác còn mang một phong cách “thơ chiều” vô cùng riêng biệt. “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù”, bài thơ ghi lại cảm xúc thiên nhiên và cuộc sống lúc ngày tàn của Hồ Chí Minh trên đường chuyển lao vào khoảng cuối thu năm 1942, hình ảnh người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang xiềng xích” đã để cảm xúc trải ra cùng không gian bao la, làm nên những vần thơ tuyệt tác vừa cổ kính, vừa trữ tình. Qua bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp của Hồ Chí Minh với một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người cùng với ý chí kiên cường và tinh thần thép của người Cộng sản.
Mở bài mẫu 3
Xưa nay viết về chiều muộn vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn chương nghệ thuật. Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều, những áng thơ chiều mà các nghệ sĩ, tạo nhân đã để lại cho đời sống con người. Về mặt này, Hồ Chí Minh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là ngoại lệ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Chiều tối (39 Mẫu) Mở bài Chiều tối của Hồ Chí Minh tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.