Bạn đang xem bài viết Phân tích nhân vật Mị – Vợ chồng A Phủ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới áp bức, bốc lột của bọn phong kiến chúa đất và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. Nhân vật chính kết tinh được phẩm chất cao đẹp và thể hiện rõ giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của tác phẩm chính là nhân vật Mị.
Phân tích nhân vật Mị trong truyện:
Trước khi về làm dâu gạt nợ, Mị là một cô gái hầu như tập trung được những vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ miền núi: Mị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, tha thiết cuộc sống, yêu đời và rất mực tài hoa. Nhưng khi về làm con dâu cho nhà Thống lí Bá Tra, Mị đã phản kháng bằng nước mắt và sự im lặng ” Có đến hằng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Cao hơn việc uất ức bàng những giọt nươc mắt đó chính là Mị định hủy diệt luôn chính cuộc đời của mình bằng việc ăn lá ngón. Nhưng lòng hiếu thảo đã không cho phép mị làm điều đó. Khi xưa cha mị vay tiền nhà thống lí để cưới mẹ của Mị, hằng tháng phải trả lãi một nương ngô, mẹ Mị mất sớm, số nợ vẫn còn đó đến khi Mị lớn lên và phải ngậm ngùi về làm dâu nhà thống lí để trả nợ thay cho bố. Vì thương bố nên Mị đã chấp nhận một cuộc đời như thế và trở về kiếp trâu ngựa không suy nghĩ đến cái chết nữa. Dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền, những hủ tục phong kiến nơi miền núi, Mị gần như tê liệt hết sức sống, Mị thờ ơ về sự trôi chảy của thời gian, sắc màu cuộc sống của Mị trở nên mờ nhạt. Nó được biểu hiện bằng “Một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay “, ” lúc nào cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Mị trở thành người cam phận cuộc sống ” thân phận con rùa”, ” Mỗi ngày Mị càng ít nói, lùi lũi như con rùa nơi xó chợ”
Mùa xuân về trên rỏe cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng khèn, tiếng sáo của trai làng gọi bạn tình có ý nghĩa như ” một hoành cảnh điển hình” làm cho sức sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu: ” Mị…cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say”. Với những tác động của ngoại cảnh và men rượu, Mị đã thoát khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý nghĩ và khát vọng đẹp đẽ. Chú ý phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân” Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, lòng mị đang phơi phới sống về những ngày xa xưa ” Mị còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi,ý thức về cuộc sống của bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất mãnh liệt và thấm thía nỗi đau, tủi nhục của mình. Mị tìm đến cái chết lần 2 ” nếu có nắm lá ngón lúc này trong tay Mị sẽ ăn cho chết đi chứ không buồn nhớ lại nữa” nhưng khi đó tiếng kèn sáo lất át tâm trí Mị, hành động này nối tiếp hành động khác, không thể kiềm chế được nữa. Nó là sự thôi thúc của trái tim như muốn phá vỡ những xiềng xích tàn bạo trong nhà thống lí Bá Tra, thách thức mọi ràng buộc của thống lí Bá Tra, người chồng tàn ác ” Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa” chuẩn bị đi chơi tết. Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh liệt nh sóng trào thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử, chồng Mị thản nhiên ” trói đứng Mị vào cột nhà” ” nhưng không biết mình đang sợ bị trói…. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi” quên mọi đau đớn về thể xác, ” Mị đã vùng dậy bước đi”. Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm tàng trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào.
Sức sống trỗi dậy trong con người Mị còn thể hiện rõ nét ở hành động cởi trói cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài, tìm đến khu du kích Phiềng Sa.
Bên cạnh bếp lửa, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng một cách thảm khốc, mấy đêm đầu Mị vẫn thản nhiên vì một chuyện đánh người, trói người ở nhà thống lí Bá Tra xảy ra như cơm bữa. Phải chăng, Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực. Nhưng đêm nay, dưới ảnh lửa ” bập bùng” trông thấy hai hàng nước mắt ” lấp lánh” bò xuống hai hõm má đã ” xám đen lại của A Phủ”, Mị càng thương mình, càng thương người. Tình thương, niềm đồng cảm giữa những con người cùng cảnh ngộ ấy đã lấn át nỗi sợ và lớn hơn cái chết, nó đã dẫn đến hành động táo bạo: Cắt dây cởi trói để giải thoát cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài. Đây là một hành động tự phát nhưng là kết quả của một quá trình, nó minh chứng sức sống tiềm tàng, âm ỉ không ngừng trong con người của Mị. Nó là một bước ngoặt trong tính cách và cuộc đời Mị. Ý thức được nỗi khổ của kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã vượt qua nhà ngục thống lí Bá Tra với biết bao thế lực hà khắc của cường quyền, hũ tục, lễ giáo phong kiến
Qua cuộc đời và số phận của Mị, Tô Hoài đã bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống của con người lao động, đặc biệt là người phụ nữ miền úi. Đồng thời, tác giả cũng đã cất lên bài ca ngợi phẩm chất cao đẹp trong con người họ. Mị là một nhân vật rất thành công của văn xuôi hiện đại. Có được điều này là nhờ cái nhìn trân trọng thương yêu đối với nhân vật của tác giả, đặc biệt là phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế của Tô Hoài.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích nhân vật Mị – Vợ chồng A Phủ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.