Bạn đang xem bài viết Thực đơn tốt cho hệ tiêu hóa của bé! tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên bạn cần hết sức cẩn thận, tránh để trẻ ăn/uống những thực phẩm khó tiêu hóa và có khả năng gây dị ứng. Khi cho ăn bất kỳ món gì mới, cũng nên bắt đầu từ lượng thật ít, sau đó mới tăng dần
Không nên cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày vì nếu tình trạng dị ứng xảy ra, bạn sẽ không xác định được bé “có vấn đề” với loại thực phẩm nào. Cho bé ăn quá sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… sẽ không giúp bé cứng cáp mà ngược lại làm hệ tiêu hóa bị “quá tải” và dẫn đến rối loạn.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là hiện trạng mà ngày nay nhiều trẻ mắc phải. Một phần vì bé không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn, một phần khẩu phần ăn không phừ hợp, cân đối với thể trạng của bé dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Để khắc phục tình trạng này mẹ nên xây dựng thực đơn riêng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ biếng ăn, sụt cân và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Dưới đây là thực đơn cho bé khi bị rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Để bé yêu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như: rau xanh, trái cây, ngũ côc,… vào thức ăn hàng nagyf cho bé.
Cơ thể rất cần chất xơ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một khi bị thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, bé rất dễ bị táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giúp hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… cân bằng nguồn dinh dưỡng cho bé.
Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài. Vì thế, ngoài sữa, cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn dặm, bữa ăn chính của con một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: táo, đu đủ, bí ngô, chất xơ từ ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, đậu Hà Lan,…
Chuối điển hình là một loại trái cây giàu chất xơ. Mỗi ngày, cha mẹ cho bé ăn một quả chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Do đó, từ tháng thứ 6 bạn nên bắt đầu tập cho trẻ ăn hoa quả tươi bằng cách ép lấy nước cho trẻ ăn từng giọt, có thể tăng lên 1 – 3 thìa cà phê/ ngày khi bé quen, hoặc tập cho trẻ ăn chuối nạo, đu đủ được nghiền nát. Có thể cho bé ăn “kèm” trái cây vào món ăn để tăng thêm dưỡng chất.
Sữa chua, những chế phẩm từ sữa
Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men sữa động vật, sữa chua có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ đặc biệt là hệ tiêu hóa của bé. Sữa chua giúp bé tiêu hóa tốt hơn là nhờ lượng lợi khuẩn probiotics có trong sữa.
Chất này có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, các bà mẹ nên duy trì thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên bổ sung sữa, đậu nành và các chế phẩm của chúng cho bé. Đây cũng là cách giúp mẹ bổ sung các protein thực vật dễ tiêu hóa, vứa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giúp tăng cường hoạt động hệ thần kinh của trẻ.
Nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng của bé. Các mẹ nên nhắc nhở và tạo thói quen uống nước đều đặn hàng ngày và thường xuyên cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa.
Gừng
Gừng hỗ trợ cho tiêu hóa cho bé bằng cách giúp di chuyển thức ăn nhanh từ dạ dày xuống ruột non. Gừng đôi khi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích. Khi con bị đầy hơi, tiêu chảy, nhiều bà mẹ cũng lựa chọn thêm nếm một chút loại gia vị này để giúp bé nhanh hết triệu chứng khó chịu.
Món cháo cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
1. Cháo bí đỏ + thịt heo
Nguyên liệu: 4 muỗng canh cháo hơi loãng; 1 muỗng canh bí đỏ băm nhuyễn; 1 muỗng canh thịt nạc heo băm nhuyễn; 1 muỗng canh dầu ăn.
Cách chế biến: Cho thịt heo vào nấu với cháo. Tiếp đó cho bí đỏ vào nấu chín. Nhắc xuống, để nguội vừa trộn thêm dầu ăn, khuấy đều cho bé ăn.
2. Cháo cải thìa + thịt heo
Nguyên liệu: 4 muỗng canh cháo hơi loãng; 1 muỗng canh cải thìa băm nhuyễn; 1 muỗng canh thịt nạc heo băm nhuyễn; 1 muỗng canh dầu ăn
3. Cháo đậu hũ, cà rốt
Nguyên liệu: 4 muỗng canh cháo hơi loãng; 1 muỗng canh cà rốt băm nhuyễn; 1 muỗng canh đậu hũ non tán nhuyễn; 1 muỗng canh dầu ăn
Cách chế biến: Cho cà rốt vào nấu chung với cháo. Tiếp đó cho đậu hũ non đã tán nhuyễn vào khuấy đều, dun sôi. Nhắc xuống để nguội vừa trộn thêm dầu ăn, khuấy đều cho bé ăn.
Nếu nấu cháo, nên xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Ngoài dầu ăn tinh luyện thông thường, có thể sử dụng dầu mè, dầu gấc, dầu Omega 3 giúp tăng trí nhớ, tốt cho thị lực trẻ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực đơn tốt cho hệ tiêu hóa của bé! tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.