Bạn đang xem bài viết Cách trồng khoai lang văn phòng trong chậu nước tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo thông tin của viện dinh dưỡng Nhật Bản, khoai lang đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm giàu dưỡng chất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Vậy bạn đã biết cách trồng khoai lang như thế nào để có thể cho ra những củ khoai bổ dưỡng như thế chưa? Hãy dành ra ít phút để theo dõi bài viết sau đây của Wiki Cách Làm, chắc chắn bạn sẽ biết ngay câu trả lời đấy!
Công tác chuẩn bị trước khi trồng khoai lang
1. Thời điểm trồng khoai lang
Nếu là trồng canh tác để cho ra sản lượng lớn, người trồng rất quan tâm đến vấn đề này.
Thời vụ lý tưởng nhất để trồng khoai lang chính là vụ Đông Xuân, từ 15-9 đến khoảng 25-9. Trong khoảng thời gian này hãy tranh thủ trồng càng sớm để cho ra năng suất càng cao.
2. Chuẩn bị khoai giống
Để nhân giống khoai hay nói cách khác là để có giống trồng khoai, người nuôi thường sẽ chọn củ và chọn dây.
2.1 Dùng dây khoai làm giống
Dây khoai được chọn khoảng 45-75 ngày tuổi, thân dây to mập, đốt ngắn, lá khỏe. Sau đó cắt dây khoai thành từng đoạn ngắn, mỗi đoạn dài chừng 25-30 cm là được.
Cắt dây xong thì trải chúng nằm ra nơi thoáng mát, rộng rãi và để qua đêm. Để dây không bị héo, lý tưởng nhất bạn hãy tiến hành cắt dây khoai vào buổi chiều mát nhé!
2.2 Dùng củ khoai làm giống
Củ khoai phải to khỏe, được mọc từ cây chắc khỏe, không bị sâu bệnh.
Thường thì sau khi thu hoạch, củ khoai lang sẽ được bảo quản ở nơi thoáng mát và nhiệt độ tự nhiên. Đến khi trên củ mọc mầm thì bạn mới có thể đem chúng ra trồng.
Hướng dẫn cách trồng khoai lang văn phòng
1. Chuẩn bị đất trồng
Chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, không quá ẩm ướt, có thể trộn thêm phân hữu cơ như phân chuồng, phân heo mục, tro trấu để tăng dinh dưỡng cho đất.
Nếu trồng canh tác, bạn nên làm đất thành luống cao 35-40 cm, rộng chừng 1-1,2 m trước khi trồng để chống ngập úng cho cây sau này.
2. Chuẩn bị dụng cụ
– Củ khoai lang được chọn lựa kĩ: khoai mập mạp, chắc khỏe, không bị lủng, không bị bọ hà, bị đen hay sâu bệnh.
– Đất trồng đã được xử lý ở trên.
– Vài que tăm và một ly thủy tinh có đường kính bằng hoặc lớn hơn củ khoai.
3. Tiến hành trồng khoai
Cách trồng khoai lang ở trong nước khá đơn giản, cụ thể như sau:
Bước 1: Trước tiên là công đoạn tạo cây con. Bạn dùng dao cắt đôi khoai theo chiều ngang. Sau đó lấy 3 que tăm xiên vuông góc với thân khoai cho đều nhau.
Bước 2: Đặt khoai vào cốc nước sao cho phần tăm thành giá đỡ để phần mặt cắt của khoai ngập một phần trong nước. Đặt cốc ở nơi có ánh sáng, mỗi ngày tưới nước 1 lần giúp củ có đủ độ ẩm.
Bước 3: Bạn chờ cho tới khi những rễ khoai nhú ra 10 cm từ mặt cắt thì dùng tay xoắn ra những cây con đã mọc ở phía trên rồi đặt chúng vào một bát nước nông, chờ mọc rễ.
Bước 4: Cho tới khi cây con mọc rễ chừng 3,5 cm là bạn có thể đem chúng trồng vào đất và chăm tưới thường xuyên.
Bước 5: Sau một thời gian, lúc này thân cây đã khá dài và muốn leo, bạn có thể làm một dàn leo bằng tre hay nhựa để cây leo cao, vừa cho bóng mát vừa giúp cây phát triển tốt hơn.
Bước 6: Sử dụng ít đất trộn phân bón tơi xốp và nhẹ nhàng đặt phần rễ ở trong đất, lấp đất lại, thường xuyên tưới nước để có được chậu cây khoai lang thật đẹp xinh để trang trí.
Bước 7: Nếu bạn thích dùng cây để trang trí bàn làm việc thì củ khoai được đặt trong cốc nước thì cứ để y như vậy, tưới nước và phơi nắng mỗi ngày, cây sẽ lớn và cao dần.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc
1. Xới đất, làm cỏ
Nếu trồng canh tác, sau chừng 7 ngày, bạn hãy ra vườn kiểm tra và dặm lại những dây bị chết hoặc những củ không lên mầm. Sau khi trồng được 20-25 ngày thì xới đất, làm cỏ và bón thúc lần 1. Chừng 20 ngày tiếp theo thì vun xới đất, làm cỏ và bón thúc lần 2.
Nếu bạn trồng trong nước hay trong văn phòng thì nên thay nước thường xuyên 1-2 ngày 1 lần.
2. Bấm ngọn
Bấm ngon là một kỹ thuật trồng cây quan trọng khi bạn trồng canh tác. Hãy theo dõi và quan sát dây khoai , nếu chúng dài hơn được 40-45 cm hãy tiến hành bấm bớt ngọn, chỉ chừa lại thân chính có 4-5 mắt.
Ngoài ra, bạn còn phải thực hiện thêm một động tác đơn giản khác, đó là nhấc dây khoai lên cao một chút rồi thả xuống. Cũng không cần quá thường xuyên, 1 tháng nhấc 1 lần là được.
3. Phơi nắng
Phơi nắng là kỹ thuật chăm sóc quan trọng đối với những ai trồng khoai lang trong nước và ở văn phòng. Việc này cũng khá đơn giản, không có gì phức tạp.
Mỗi ngày đem cây ra phơi nắng khoảng 1-2 tiếng, thúc đẩy quá trình quang hợp giúp cây mau lớn.
Nếu không có điều kiện phơi nắng thì đặt cây những nơi có ánh sáng nhiều nhất.
4. Bón phân
4.1 Bón phân khi trồng canh tác trên luống
Trồng canh tác nếu muốn thu về sản lượng khoai lớn và chất lượng thì bón phân là công tác định kì không thể bỏ qua.
Cứ trên 360 m2, hãy sử dụng 300-400 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vô sinh, 6 kg phân đạm, 10 kg phân lân và 8 gr phân kali.
Bón lót với 300-400 phân chuồng, phân lân, 1/3 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali.
Bón thúc lần thứ nhất tiến hành sau khi trồng cây được 20-30 ngày, dùng 2/3 lượng phân đạm còn lại và 1/3 lượng phân kali.
Bón thúc lần thứ 2 tiến hành cách lần bón thúc thứ nhất 20 ngày, lúc này bạn sẽ bón hết lượng phân còn lại.
4.2 Bón phân khi trồng khoai trong nước
Khoai lang không đòi hỏi bạn bón phân cầu kì. Thỉnh thoảng bạn có thể hòa một chút phân vô cơ với nước để tưới cho cây là ổn.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Những ai trồng khoai lang theo kiểu canh tác nhất định phải chú ý và coi trong khâu chăm sóc này. Bởi vì phòng trừ sâu bệnh càng tốt, càng hiệu quả thì chất lượng cũng như năng suất thu được cũng sẽ được tăng cao theo.
Đối với khoai lang, chúng thường bị bệnh ghẻ hoặc bọ hà tấn công. Để phòng trừ những loại bệnh này, bạn hãy đắp đất vun cao và kín gốc để ngăn bọ hà đẻ trứng, làm ổ.
Thu hoạch khoai lang
Thu hoạch khoai lang là mục đích cuối cùng của cả quá trình gieo trồng và chăm sóc loại nông sản này. Nếu trồng khoai lang trong nước ở văn phòng chủ yếu để làm cảnh thì việc gieo trồng khoai lang ở trên luống đất to chủ yếu để thu hoạch lấy củ.
Hãy chú ý theo dõi, nếu khoai lang ngừng sinh trưởng thì đó là lúc bạn có thể thu hoạch củ khoai lang.
Ngoài ra, còn một cách khác có thể giúp bạn xác định rằng có thể thu hoạch khoai lang được chưa đó là nhìn vào phần gốc, nếu gốc chuyển sang màu vàng, kèm theo vỏ khoai nhẵn, ít nhờn thì nên bắt tay vào thu hoạch.
Bảo quản khoai lang
Thu hoạch xong, hãy vận chuyển khoai một cách nhẹ nhàng để chúng không bị tổn thương. Vì khi tổn thương rất dễ bị mầm bệnh tấn công.
Sau đó đem khoai lang chất vào kho lạnh để chúng không mọc mầm. Nếu không, có thể dựng đứng củ khoai lên, xếp chúng thành 1-2 lớp, đặt tại nơi thoáng khí, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Thường xuyên kiểm kho bảo quản để kịp thời phát hiện và loại bỏ những củ bị dập, thối hay mốc.
>>> Xem thêm: Cách trồng gừng trong chậu cực dễ, cho củ to tại nhà
Trên đây là tất tần tật những hướng dẫn chi tiết về cách trồng khoai lang trong nước và trên luống đất tại vườn. Áp dụng đầy đủ những kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc này, chắc chắn bạn sẽ thu về những củ khoai lang to khỏe, mập mạp và béo ngọt. Chúc bạn thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng khoai lang văn phòng trong chậu nước tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.