Bạn đang xem bài viết CPA là gì? Phân biệt CPA với các thuật ngữ CPC, CPM tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
CPA là viết tắt của Cost Per Action, một thuật ngữ quảng cáo trực tuyến quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị số. Trên thực tế, CPA là một loại mô hình chi trả quảng cáo, trong đó người quảng cáo chỉ phải trả tiền khi một hành động cụ thể của người xem đã được thực hiện.
Điều này phân biệt CPA với các thuật ngữ khác như CPC (Cost Per Click) và CPM (Cost Per Mille). Trong CPC, người quảng cáo phải trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo của họ, bất kể người xem có thực hiện hành động thực sự hay không. Trong khi đó, CPM yêu cầu người quảng cáo trả tiền cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo của họ, bất kể liệu có có sự tương tác hay không. Ngược lại, CPA chỉ yêu cầu người quảng cáo trả tiền khi một hành động quan trọng như mua hàng, đăng ký dịch vụ hoặc điền vào mẫu đăng ký được thực hiện bởi người xem.
CPA đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo trực tuyến. Với việc chỉ trả tiền khi người xem thực hiện hành động cụ thể, người quảng cáo có thể tập trung vào việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và đảm bảo rằng số tiền tiêu trả quảng cáo đáng đồng tiền bát gạo. Đồng thời, CPA cũng mang lại lợi ích cho người xem, vì họ sẽ chỉ nhận thấy quảng cáo khi có sự tương tác tích cực.
Với sự phân biệt rõ ràng với CPC và CPM, CPA là một thuật ngữ quan trọng mà mọi người làm việc trong lĩnh vực tiếp thị số cần hiểu rõ.
CPA được sử dụng rộng rãi ở hai ngành Marketing và Kế toán. Thuật ngữ CPA có khái niệm hoàn toàn khác nhau trong hai lĩnh vực này. Vậy CPA là gì? Trong ngành Marketing, chúng ta phân biệt CPA, CPC, CPM như thế nào? Còn đối với ngành Kế toán thì CPA là chứng chỉ gì? Chúng Tôi sẽ cùng bạn giải đáp.
CPA là gì
CPA là gì?
Trong từng hoàn cảnh sử dụng, thuật ngữ CPA được hiểu theo những nghĩa khác nhau. Điều này dựa vào từ ngữ được viết đầy đủ của CPA.
CPA được hiểu phổ biến ở hai nghĩa sau:
- CPA (Cost Per Action): thuật ngữ này theo nghĩa tiếng Việt là chi phí tính dựa trên một lần thực hiện hành động. Cost Per Action có nghĩa là bạn sẽ được nhận tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo khi khách hàng thực hiện hành động click vào quảng cáo. Thuật ngữ này sẽ được sử dụng khi bạn chạy chiến dịch quảng cáo, mang quảng cáo này tiếp cận với mọi người ở mọi nơi. Đây là một hình thức Marketing hiệu quả nhất trong chuỗi Marketing Affiliate.
- CPA (Certified Public Accountants): đây là thuật ngữ được sử dụng trong ngành kế toán. Certified Public Accountant chính là những kế toán viên công chứng được cấp phép. Theo anh Lê Hoàng Tuyên Founder của MAN – Master Accountant Network, một công ty dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp, kiểm toán độc lập hàng đầu chia sẻ: Đây được biết đến như một chứng chỉ hành nghề của các kế toán viên, kiểm toán viên. Khi có được chứng chỉ này, tức là họ đã được công nhận là những người kế toán chuyên nghiệp, nâng cao thương hiệu của bản thân.
Trong bài viết này, Chúng Tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cả hai khái niệm CPA là gì trong cả hai lĩnh vực Marketing và Kế toán nhé.
Chỉ số CPA là gì?
Chỉ số CPA chính là chỉ số Cost Per Action. Đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi trong ngành Marketing. Đặc biệt là Affiliate Marketing. CPA là chi phí mà nhà quảng cáo sẽ trả cho bạn dựa trên một lần thực hiện hành động. Hiểu một cách đơn giản hơn, Cost Per Action là số tiền hoa hồng bạn nhận được từ nhà quảng cáo nếu có một khách hàng nào đó sử dụng hoạt động quảng cáo qua mạng của bạn.
Nhiệm vụ của bạn chính là thu hút các khách hàng online click vào các đường link trên các trang mạng. Các hình thức để thu hút khách hàng online có thể được kể đến như tải phần mềm, đăng kí tài khoản, điền form, đánh giá sản phẩm,…
CPA là một hình thức quảng cáo hiệu quả và được ưa chuộng hiện nay. Với CPA, bạn có thể có được một con số cực kì chính xác về số lượng mà bạn bỏ ra và thu lại bao nhiêu. CPA còn tạo hiệu quả cho nhà quảng cáo khi họ chỉ chi trả chi phí khi bạn hoàn thành hành động mà nhà quảng cáo mong muốn.
Chứng chỉ CPA là gì?
Chứng chỉ CPA là một loại chứng chỉ khá quan trọng trong ngành kế toán và kiểm toán. Chứng chỉ CPA là Certified Public Accountant. Đây là chứng chỉ của kế toán viên công chứng được cấp phép. Khi đã đạt được loại chứng chỉ này, bạn sẽ được tự do hành nghề kế toán và kiểm toán. Với chứng chỉ này, bạn đã được công nhận là một kiểm toán viên, có toàn bộ quyền điều hành hoạt động kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.
CPA là chứng chỉ không bắt buộc đối với những kiểm toán viên thông thường. Tuy nhiên, ở một số vị trí công việc, bạn bắt buộc phải sở hữu chứng chỉ CPA. Một số vị trí bắt buộc phải có chứng chỉ CPA như:
- Tổng giám đốc hoặc giám đốc (công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh), chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Thành viên góp vốn cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên và kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Kế toán viên ở các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Các hình thức của CPA là gì?
Trong ngành Marketing trực tuyến. CPA được chia ra thành 3 hình thức tính phí phổ biến như sau:
- CPI (Cost Per Install): đây là số tiền bạn nhận được khi khách hàng đã cài đặt các ứng dụng của nhà quảng cáo. Các ứng dụng hiện nay đã phát triển và phổ biến với đa dạng các loại khác nhau. Bạn được đưa ra nhiệm vụ là làm thế nào để tiếp cận và thu hút khách hàng cài đặt ứng dụng của nhà quảng cáo. Sau khi thành công trong việc khách hàng đã hoàn thành cài đặt ứng dụng, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo.
- CPL (Cost Per Lead): đây là số tiền mà bạn sẽ nhận được khi khách hàng mà bạn thu hút được đã hoàn thành một hoạt động tại các Website của nhà quảng cáo như làm bài khảo sát, điền form,…
- CPS (Cost Per Sale): bạn sẽ nhận được số tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo nếu khách hàng của bạn mua hàng thành công. Số tiền nhận được từ hình thức này khá cao nên đây là hình thức được lựa chọn khá nhiều.
Ý nghĩa của CPA là gì?
Chứng chỉ CPA khá quan trọng đối với những người làm nghề kế toán, kiểm toán trong những công ty kinh doanh và dịch vụ kế toán. Chứng chỉ này minh chứng cho trình độ và khả năng tương xứng của mỗi người.
Khi có chứng chỉ CPA thì những kiểm toán, kế toán viên sẽ được tự do hành nghề. Họ cũng có thể dễ dàng đăng kí kinh doanh, tạo dựng một công ty về dịch vụ và kinh doanh liên quan đến ngành kiểm toán.
Đối với những người đã có chứng chỉ CPA, chứng tỏ họ đã tham gia một khóa đào tạo chuyên nghiệp về ngành kiểm toán. Họ có thể chứng minh được năng lực và trình độ của mình. Điều này chính là mối quan tâm của các doanh nghiệp muốn thuê kế toán, kiểm toán viên làm việc với họ. Với những năng lực chuyên môn, kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc chính là những gì mà doanh nghiệp cần từ một người kế toán, kiểm toán cho những vấn đề tài chính trong doanh nghiệp của họ.
Phân biệt CPA với các thuật ngữ CPM và CPC
CPM là gì?
CPM là cụm từ viết tắt của Cost Per Mille. Đây là loại hình quảng cáo được trả phí cho mỗi nghìn lượt hiển thị dựa trên số lượng quảng cáo qua các hình thức như bài viết, hình ảnh, video. CPM là hình thức trả phí tiếp thị khi bạn mang quảng cáo đến tiếp cận 1000 người làm cho họ thấy mẫu quảng cáo của bạn. Lúc đó bạn đã có được 1000 lượt hiển thị.
Quảng cáo với hình thức CPM sẽ mang lại nhiều tiền hoa hồng hơn khi bạn chạy quảng cáo trên những trang web có lượng truy cập lớn. Hoặc bạn có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo của Facebook Ads, Google Ads,…
CPC là gì?
CPC là cụm từ viết tắt của Cost Per Click. Đây là hình thức nhận chi phí quảng cáo cho một lượt click chuột của khách hàng. Xâu chuỗi với CPM, khi bạn đã chạy quảng cáo để khách hàng có thể thấy được quảng cáo của bạn, bạn sẽ nhận được chi phí cho những lượt hiển thị. Tuy nhiên, khi các khách hàng quan tâm về những sản phẩm và dịch vụ mà bạn quảng cáo, thì họ sẽ click vào quảng cáo đó. Lúc đó, bạn sẽ nhận thêm được chi phí cho một lượt click của khách hàng.
Phân biệt CPA với các thuật ngữ CPM và CPC
CPA, CPM và CPC đều là 3 thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong quảng cáo trực tiếp. Đây đều là những chi phí, tiền hoa hồng mà nhà quảng cáo phải trả tiền cho bạn khi sử dụng chiến dịch quảng cáo của mình trên các trang mạng, website,… để giúp nhà quảng cáo có thêm khách hàng. Dựa vào 3 thuật ngữ này, bạn có thể biết được chiến dịch quảng cáo trực tuyến của bạn có hiệu quả hay không và biết được số tiền bạn nhận được từ nhà quảng cáo là thấp hay cao.
CPA, CPM, CPC có sự khác nhau như sau:
- CPA: là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho bạn khách hàng bạn tiếp cận đã thực hiện một hành động như hoàn thành form, đánh giá sản phẩm, tải ứng dụng,… thông qua một banner đã được đặt tại trang liên kết. Số tiền quảng cáo chi trả của CPA sẽ hiệu quả và chính xác hơn so với CPC và CPM. CPA sẽ thực sự mang lại hiệu quả khi khách hàng của bạn có khả năng chuyển đổi và sử dụng cao. Có nghĩa là khách hàng của bạn phải tiềm năng và mục tiêu của bạn là phải đặt được đơn hàng.
- CPM: là chi phí mà nhà quảng cáo sẽ trả cho bạn theo số lượt mà sản phẩm hay dịch vụ được hiển thị theo hình thức hình ảnh, video hay bài viết thông qua quảng cáo trên website của bạn. Nếu trang web của bạn càng có nhiều lượt truy cập thì số tiền bạn nhận được càng cao. Đối với hình thức này thì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. CPM sẽ mang lại hiệu quả khi mục đích hướng đến là quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
- CPC: là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho bạn khi có một cái click chuột của khách hàng vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng bá theo đường liên kết của bạn. Đây là một hình thức khá phổ biến và có khả năng đo đếm hiệu quả các chiến dịch kiếm đơn hàng.
Điều kiện thi chứng chỉ CPA là gì?
Những cá nhân cần dự thi chứng chỉ CPA cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật và trung thực.
- Tốt nghiệp đại học hoặc có bằng sau đại học với các ngành liên quan đến các ngành như Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân Hàng. Tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành không liên quan nhưng có học các môn học như Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Phân tích hoạt động tài chính và các môn học này phải chiếm tổng 7% số tiết của toàn khóa học.
- Làm việc trong ngành tài chính, kế toán, kiểm toán ít nhất là 5 năm. Hoặc cá nhân đã có thời gian làm trợ lí kiểm toán viên từ 4 năm trở lên tính từ tháng tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm đăng kí dự thi.
Hồ sơ thi CPA gồm những gì?
Theo quy định ở thông tư 91/2017/TT-BTC tại điều 5, cá nhân đăng kí dự thi chứng chỉ CPA cần nộp các hồ sơ sau:
Đối với người dự thi lần đầu
- Phiếu đăng kí dự thi bao gồm: 1 ảnh màu cỡ 3×4 có đóng dấu giáp lai. Phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác hoặc của UBND địa phương nơi đang cư trú.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân có chứng thực hoặc thẻ căn cước hay hộ chiếu.
- Bản sơ yếu lí lịch bản thân có sự xác nhận cơ quan, đơn vị công tác hoặc của UBND địa phương.
- Bản sao bằng tốt nghiệp được quy định tại điều kiện dự thi. Hoặc bằng tốt nghiệp khác chuyên ngành nhưng phải kèm theo bảng điểm đã chứng thực và ghi rõ số tiết đã học các môn có liên quan. Nếu cá nhân dự thi nộp bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì phải nộp cùng bảng điểm và ghi rõ ngành học có chứng thực.
- 3 ảnh màu 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng, 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người đăng kí dự thi chứng chỉ.
Đối với người thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn chưa đạt yêu cầu
- Phiếu đăng kí dự thi: 01 ảnh màu 3×4 có đóng dấu giáp lai. Có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác hoặc tại UBND địa phương đang cư trú.
- Bản sao giấy chứng nhận điểm thi của kì thi trước do Hội đồng thi thông báo.
- 3 ảnh màu 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng, 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người đăng kí dự thi chứng chỉ.
Đối với những người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán đăng kí thi để lấy chứng chỉ CPA
- Phiếu đăng kí dự thi: 01 ảnh màu 3×4 có đóng dấu giáp lai. Có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác hoặc tại UBND địa phương đang cư trú.
- Bản sao giấy chứng minh nhân nhân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu có chứng thực.
- Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi đang cư trú.
- Bản sao chứng chỉ hành nghề kế toán có chứng thực.
- 3 ảnh màu 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng, 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người đăng kí dự thi chứng chỉ.
Tất cả những cá nhân đăng kí dự thi chứng chỉ CPA phải gửi hồ sơ đến Hội đồng thi trước ngày thi ít nhất 30 ngày.
Học CPA ở đâu?
Chứng chỉ CPA là chứng chỉ mà hầu hết các kế toán, kiểm toán đều muốn có. Tuy nhiên, CPA học ở đâu vẫn còn là sự băn khoăn đối với họ. Sau đây là một số lựa chọn về việc học CPA ở đâu:
- Bạn có thể học chứng chỉ CPA tại Học Viện Tài Chính. Học Viện có liên kết với CPA của Australia. Đây là một địa điểm đáng tin cậy và cũng được nhiều bạn theo học nhất.
- Bạn cũng có thể tìm đến các trung tâm chuyên đào tạo và ôn thi CPA có uy tín để học.
- Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cho việc lên lớp. Bạn cũng có thể tìm hiểu và tham gia các khóa học đào tạo CPA online. Đây cũng là một cách học CPA mang lại hiệu quả đào tạo rất tốt.
Một số lưu ý khi học CPA
Để hoàn thành xuất sắc chứng chỉ CPA thì điều đầu tiên đó là bạn phải nắm vững toàn bộ kiến thức về chuyên ngành kế toán. Hãy tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới mẻ. Bạn phải cố gắng phát huy tính tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc. Đây tính là tố chất quan trọng nhất của một người kiểm toán viên.
Các bạn cần lựa chọn một địa chỉ uy tín để học CPA. Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về những địa chỉ học CPA uy tín và chất lượng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kiến thức CPA mà Chúng Tôi cùng với MAN – Master Accountant Network đã chia sẻ, hy vọng đã đã hiểu rõ hơn về chỉ số CPA là gì? Chứng chỉ CPA là gì? Và toàn bộ những điều cần biết về thuật ngữ này.
Công ty TNHH Quản lý Tư vấn Thuế MAN là chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tài chính, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,…Dưới sự dẫn dắt của Sáng lập viên Lê Hoàng Tuyên, trải qua hơn 25 năm kinh nghiệm và đồng hành cùng nhiều đối tác lớn nhỏ trong và ngoài nước, MAN mang đến những giải pháp tối ưu, dịch vụ hoàn toàn khác biệt và toàn diện.
Công Ty TNHH Quản Lý Tư Vấn Thuế MAN
- Địa chỉ: Số 19A, đường 43, phường Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0903 963 163 – 0903 428 622
- Email: [email protected]
- Website: https://man.net.vn/
Hãy theo dõi chúng tôi hằng ngày để cập nhập những thông tin bổ ích nhé.
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành quảng cáo trực tuyến, kiến thức về các thuật ngữ và phương pháp quảng cáo được coi là hết sức quan trọng. Trong số đó, CPA (Cost per Action) là một thuật ngữ quan trọng mà nhà quảng cáo cần hiểu rõ. Bài viết này đã trình bày định nghĩa của CPA cũng như đã so sánh đặc điểm khác biệt giữa CPA, CPC (Cost per Click) và CPM (Cost per Mille).
CPA là một hình thức thanh toán cho các chiến dịch quảng cáo trực tuyến dựa trên số lượt hoàn tất hành động cụ thể từ người xem. Điều này có nghĩa là nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi một tác vụ hoàn thành, chẳng hạn như việc mua hàng, đăng ký, hoặc tải xuống tài liệu.
So sánh với CPC, CPA đòi hỏi sự tương tác chủ đích từ người xem hơn là chỉ một lần nhấp chuột. Trong CPC, việc trả phí được xác định dựa trên số lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Trong khi đó, CPA tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của quảng cáo thông qua hành động mục tiêu, rất phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo tương tác cao.
Ngoài ra, CPA cũng có sự khác biệt so với CPM, hình thức thanh toán dựa trên số ngàn lượt hiển thị quảng cáo. Trong khi CPM có thể đảm bảo đạt được một lượng lớn hiển thị, CPA tập trung vào việc thúc đẩy các tác vụ chủ đích từ người xem. CPA cung cấp một mô hình thanh toán có hiệu suất cao hơn, với sự tự tin rằng chi phí được chuyển đổi thành công việc mong muốn từ người dùng.
Tóm lại, CPA là hình thức thanh toán quảng cáo trực tuyến dựa trên số lượng hoàn tất hành động mục tiêu từ người xem. Đây là một phương pháp đánh giá và tối ưu hiệu suất quảng cáo rất hiệu quả, trong đó tác vụ hoàn thành từ người dùng giữ vai trò trung tâm. So với CPC và CPM, CPA tập trung vào sự tương tác chi tiết và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc chuyển đổi người xem thành khách hàng tiềm năng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết CPA là gì? Phân biệt CPA với các thuật ngữ CPC, CPM tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. CPA (Cost Per Action)
2. CPA marketing
3. CPA network
4. CPA affiliate marketing
5. CPA advertising
6. CPA offer
7. CPA campaign
8. CPA lead generation
9. CPA conversion rates
10. CPA traffic
11. CPC (Cost Per Click)
12. CPC advertising
13. CPC bidding
14. CPM (Cost Per Mille)
15. CPM advertising