Bạn đang xem bài viết Cách phân biệt ổ cứng SSD và HDD đơn giản mà bạn nên biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ổ cứng là bộ phận quan trọng trong laptop hay máy tính bàn giúp lưu trữ dữ liệu, có 2 loại ổ cứng thông dụng nhất hiện nay là SSD và HDD. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn phân biệt ổ cứng SSD và HDD qua bài viết dưới đây để chọn lựa thích hợp nhất nhé!
Khái quát về ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD là gì?
Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là ổ cứng điện tử lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ flash trạng thái rắn bằng cách sử dụng bộ nhớ bán dẫn như: SRAM, DRAM. Đồng thời, ổ cứng còn được cấu tạo bởi bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND.
Ổ cứng SSD có 3 loại ổ phổ biến hiện nay là M.2, NVMe và SATA. Trong đó, ổ M.2 và NVMe chỉ mới xuất hiện phổ biến trong các mẫu máy gần đây, còn ổ SATA đã được trang bị nhiều trên laptop và máy tính bàn.
Ưu điểm
- Thời gian truy xuất dữ liệu cực nhanh.
- Giảm thiểu thời gian khởi động hệ điều hành, mở máy,… nâng cao năng suất làm việc của máy tính.
- Nạp chạy các phần mềm nhanh chóng.
- Bảo vệ dữ liệu cực tốt, khả năng chống sốc cao, hoạt động ổn định, giảm tỷ lệ hư hỏng và an toàn cho dữ liệu.
- Hoạt động không tiếng ồn, tản nhiệt hiệu quả, mát và tiết kiệm năng lượng.
- Băng thông truyền tải dữ liệu lớn, giúp tăng khả năng làm việc của máy tính.
- Chống sốc, va đập cực tốt.
Nhược điểm
Vì sở hữu hiệu năng làm việc vượt trội và nhiều ưu điểm nổi bật, nên ổ cứng SSD có giá thành cao khoảng 4 – 6 triệu đồng (cập nhật 09/2022). Trong cùng một dung lượng, ổ cứng SSD thường có giá thành cao gấp đôi HDD nên khiến nhiều người dùng đắn đo chọn lựa.
Khái quát về ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD là gì?
Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống có tuổi thọ lâu đời phát minh từ 1954, được cấu tạo bởi một đĩa tròn làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm và được phủ vật liệu từ tính. Đây là bộ nhớ không thay đổi nghĩa là không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện.
Giữa ổ đĩa là động cơ quay lưu trữ dữ liệu kết hợp với bo mạch điện tử để điều khiển đầu đọc, ghi đúng vào vị trí đĩa khi đang quay giúp giải mã thông tin. Máy tính bàn sử dụng ổ đĩa HDD 3.5 inch, còn ở laptop chủ yếu sử dụng ổ 2.5 inch.
Ưu điểm
- Dung lượng rất lớn, đi kèm là một mức giá rẻ phù hợp nhiều đối tượng người dùng.
- Thiết kế với kiểu dáng đơn giản.
- Hỗ trợ bạn lưu trữ nhiều dữ liệu.
- Cả hai loại HDD 3.5 inch và 2.5 inch đều thương thích với máy tính bộ và laptop.
Nhược điểm
- Tốc độ đọc ghi còn thấp.
- Tiêu tốn nhiều điện năng.
- Hoạt động phát ra tiếng ồn lớn, nhanh bị nóng.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi từ tính.
- Dễ hư hỏng, ảnh hưởng đến dữ liệu thậm chí là mất dữ liệu nếu bị va chạm trong quá trình sử dụng.
Phân biệt ổ cứng SSD và HDD
Kích thước
Ổ cứng SSD có kích thước chuẩn khoảng 2.5 inch độ dày 7mm, với những ổ cứng SSD nhỏ gọn chỉ có kích thước bằng một thanh RAM hay card wifi trên laptop. Còn ổ cứng HDD có kích thước khoảng 1.8 inch – 3.5 inch và dày khoảng 9.5mm.
Vì ổ cứng SSD được ra đời sau nên các nhà sản xuất đã có nhiều cải tiến về kích thước so với ổ HDD. Kích thước của ổ SSD nhỏ gọn và nhẹ hơn nhiều so với ổ HDD.
Độ bền
HDD lưu trữ dữ liệu bằng cách quay mặt đĩa và có cấu tạo cơ học. Thế nên, trong quá trình sử dụng bạn vô tình làm rơi laptop hay máy tính khiến cho bộ phận nào đó của ổ cứng HDD bị ảnh hưởng, có thể làm mất hết các dữ liệu và hư hỏng ổ cứng.
Trong khi đó, ổ SSD trang bị bộ nhớ toàn bộ bằng thiết bị điện tử giúp dữ liệu điện truyền trực tiếp vào ổ cứng, hạn chế hư hại. Nhờ đó, máy tính hay laptop trang bị ổ cứng SSD sẽ có độ bền cao hơn so với HDD.
Độ ồn
Nếu ổ cứng HDD hoạt động liên tục trong suốt thời gian dài thì sẽ khá rung và có tiếng ồn lớn khi lưu, xuất dữ liệu. Thay vào đó, ổ cứng SSD không phát ra tiếng ồn khó chịu, hoạt động cực kỳ mượt và yên lặng. Vì thế, ổ cứng HDD phát ra độ ồn cao hơn ổ cứng SSD.
Tốc độ đọc/ghi
Tốc độ đọc, ghi của ổ cứng HDD chỉ đạt mức 100MB/s trong khi đó ổ cứng SSD có thể lên đến 3500MB/s. Qua hai thông số này, bạn dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa hai ổ cứng là SSD có tốc độ đọc, ghi dữ liệu nhanh hơn so với HDD.
Khi khởi động máy tính hay laptop, thiết bị sử dụng ổ cứng SSD chỉ mất khoảng vài giây, nhưng với HDD sẽ tốn khoảng 1 phút hoặc hơn mới có thể mở máy. Đồng thời, tốc độ thao tác hay xử lý các dữ liệu, đồ họa hay chơi game cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Điện năng tiêu thụ
Ổ cứng HDD có khả năng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với ổ cứng SSD vì cần điện năng để quay mặt đĩa. Đồng thời, ổ cứng HDD còn tiêu tốn điện năng nhiều hơn gấp 4 lần so với SSD.
Độ phân mảnh
Ổ cứng SSD không gây ảnh hưởng đến hiệu năng vì cấu trúc các chip thiết kế rời và dữ liệu được phân vùng trên đó. Còn với ổ cứng HDD sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động, dễ bị phân mảnh và mất nhiều thời gian cho mặt đĩa hình tròn quay.
Mức độ phổ biến
Ổ cứng SSD không phổ biến bằng HDD do HDD có số lượng mẫu mã nhiều và phong phú hơn. Bạn dễ dàng tìm thấy trên thị trường ổ cứng HDD đến từ đa dạng các thương hiệu như: Toshiba, Western Digital, Seagate, và Hitachi,…
Giá thành
Ổ cứng HDD có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với ổ cứng SSD trong cùng một dung lượng. Với dung lượng 1TB trên ổ cứng HDD bạn chỉ cần chi tiêu khoảng 1 – 2 triệu đồng. Tuy nhiên, với ổ cứng SSD bạn phải bỏ ra số tiền số tiền cao gấp đôi hoặc gấp 3 khoảng 4 – 6 triệu đồng.
Nên chọn mua ổ cứng SSD hay HDD để sử dụng?
Khi lựa chọn mua ổ cứng SSD hay HDD, bạn nên dựa vào nhu cầu sử dụng, sở thích và điều kiện tài chính hiện tại để lựa chọn ổ cứng di động phù hợp nhất.
Nên chọn ổ cứng SSD khi:
- Bạn sẵn sàng trả nhiều tiền cho hiệu suất nhanh hơn, tính bảo mật, an toàn và tuổi thọ dữ liệu cao hơn.
- Chơi game, làm đồ họa hay các tác vụ nặng nhanh hơn.
- Bạn yêu cầu máy hoạt động không gây ồn, tản nhiệt tốt, mỏng, nhẹ và tiết kiệm điện.
- Bạn không cần lưu trữ quá nhiều.
- Bạn thường xuyên phải di chuyển trong khi làm việc và sử dụng laptop.
- Nhu cần sử dụng cần tốc độ xử lý dữ liệu cao như: đồ họa, kỹ sư, kỹ thuật, chơi game,…
- Người thích nghe nhạc trên laptop, máy tính vì ổ cứng SSD không tạo ra tạp âm gây nhiễu âm thanh.
Nên mua ổ cứng HDD khi:
- Bạn cần rất nhiều dung lượng lưu trữ lên đến 4TB để lưu trữ nhiều dữ liệu như: tài liệu, video, phim ảnh,…
- Không muốn chi quá nhiều tiền, chênh lệch giá bán của 2 loại ổ cứng ở cùng một mức dung lượng vẫn rất lớn.
- Không quan tâm quá nhiều về việc khởi động máy tính hoặc mở các chương trình nhanh chóng.
- Người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.
- Nhu cầu công việc thường phải lưu trữ dữ liệu với khối lượng khổng lồ.
- Người dùng phổ thông, không yêu cầu quá nhiều về tốc độ, không thường xuyên di chuyển máy.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phân biệt ổ cứng SSD và HDD chi tiết cũng như lựa chọn được loại ổ cứng phù hợp nhu cầu. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách phân biệt ổ cứng SSD và HDD đơn giản mà bạn nên biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.